Nhồi máu não ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Nhồi máu não trẻ em là gì? Bệnh nhồi máu não ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách điều trị nhồi máu não trẻ em như thế nào? Xem ngay bài viết sau đây để tìm hiểu về bệnh nhồi máu não ở trẻ em.
Đa số mọi người đều nghĩ rằng đột quỵ nhồi máu não chỉ xảy ra đối với người lớn, mà không hề biết tới nhồi máu não ở trẻ em. Tuy nhồi máu não ở trẻ em rất hiếm gặp nhưng trên thế giới, hằng năm vẫn ghi nhận những trường hợp trẻ còn rất nhỏ tuổi mắc phải căn bệnh này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin về Nhồi máu não ở trẻ em.
Mục
1. Nhồi máu não trẻ em là gì?
Nhồi máu não ở trẻ em là dạng đột quỵ xảy ra do thiếu sự cung cấp đủ lượng máu lên não xảy ra trên đối tượng là trẻ em. Tình trạng này xảy ra khi mạch máu bị chèn ép và gây nên thiếu máu não cục bộ.
Tuy đột quỵ nhồi máu não hiếm gặp ở trẻ em, nhưng hằng năm vẫn ghi nhận những bệnh nhân còn rất nhỏ tuổi mắc phải bệnh này.
Hằng năm, trên thế giới, vẫn ghi nhận các ca bệnh nhồi máu não ở trẻ em.
2. Bệnh nhồi máu não ở trẻ em có nguy hiểm không?
Đối với trẻ em bị đột quỵ nhồi máu não, trong trường hợp nhẹ, có thể để lại những di chứng không rõ ràng vì thời kì này trẻ đang trong quá trình phát triển trí não.
Tuy nhiên đối với những trường hợp nặng, sau khi bị nhồi máu não, trẻ có thể gặp phải những di chứng nặng nề như yếu liệt nửa người, khó vận động các chi, khó khăn trong việc phát âm, nhai nuốt, thay đổi nhận thức, khó điều chỉnh cảm xúc, hành vi, khả năng nhìn, điều tiết của mắt suy giảm thậm chí mù lòa, động kinh, suy giảm trí nhớ,…
Đặc biệt nguy hiểm khi nhồi máu não ở trẻ em không được phát hiện sớm và kịp thời, có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Nhồi máu não có thể để lại những di chứng nặng nề cho trẻ.
3. Nguyên nhân nhồi máu não ở trẻ em
Khác với người trưởng thành, nhồi máu não ở trẻ em thường do bệnh lý về mạch máu, tim mạch, các bất thường về di truyền, rối loạn huyết học hoặc tình trạng nhiễm trùng.
- Bệnh tim bẩm sinh: Đối với những trẻ em mắc tim bẩm sinh, nguy cơ bị nhồi máu não cao hơn những trẻ không mắc phải bệnh này.
- Bệnh Moyamoya: là bệnh lý liên quan đến rối loạn mạch máu não tiến triển, xảy ra do tình trạng chèn ép động mạch cảnh, dẫn đến việc cung cấp lưu lượng máu tới não không đủ. Ở trẻ em, bệnh Moyamoya thường được biểu hiện thông qua đột quỵ nhồi máu não.
- Rối loạn đông máu: có thể là rối loạn đông máu bẩm sinh hoặc mới mắc phải. Đây là tình trạng bệnh lý do máu trở nên đặc hơn hoặc sự đông máu trong cơ thể diễn ra với tốc độ nhanh hơn. Rối loạn đông máu là một trong số các nguyên nhân dẫn đến bệnh nhồi máu não ở trẻ em.
- Một nhóm nguyên nhân cũng thường gặp dẫn đến tình trạng đột quỵ nhồi máu não là bóc tách động mạch.
- Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ khác có thể gây nên bệnh nhồi máu não ở trẻ em là bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh tự miễn ví dụ như lupus ban đỏ, tình trạng não bị chấn thương, u mạch dạng hang trong não, sau phẫu thuật não, các bệnh tim mắc phải như viêm nội tâm mạc, thay tim nhân tạo hay các bệnh cơ tim cũng là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ…
4. Triệu chứng nhồi máu não ở trẻ em
Những triệu chứng nhồi máu não ở trẻ em có biểu hiện giống như ở người lớn: nhức đầu, nôn, yếu chi, phối hợp vận động khó khăn, liệt nửa người, có vấn đề về rối loạn và suy giảm thị lực,… ngoài ra ở trẻ còn có thể còn gặp vấn đề rối loạn về ngôn ngữ.
Khi khởi phát nhồi máu não ở trẻ, ban đầu có thể xuất hiện hiện tượng co giật, tỉ lệ này chiếm khoảng 15- 25% số trẻ em bị đột quỵ nhồi máu não và xuất hiện nhiều nhất ở trẻ em dưới 6 tuổi.
Đối với trẻ em, nhồi máu não thực sự rất nguy hiểm tuy nhiên rất dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý về não khác dẫn đến chậm trễ trong việc điều trị, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Trên đây, là một số triệu chứng hay gặp khi trẻ bị đột quỵ nhồi máu não mà các phụ huynh cần lưu ý.
Bệnh nhồi máu não ở trẻ em có thể gây nên triệu chứng đau đầu ở trẻ.
5. Điều trị nhồi máu não ở trẻ em
Mục đích chính của điều trị đột quỵ nhồi máu não ở trẻ em là hạn chế tình trạng tổn thương não và giảm thiểu tối đa nguy cơ đột quỵ tái phát.
- Trường hợp trẻ bị nhồi máu não tức là xảy ra hiện tượng thiếu máu não cục bộ do không được cung cấp đầy đủ lưu lượng máu lên não, vì vậy các thuốc được bác sĩ kê sẽ là các thuốc chống đông máu như Wafarin, Heparin, Heparin trọng lượng phân tử thấp,…
Xem thêm: Tổng hợp các loại thuốc điều trị nhồi máu não hiện nay
- Ngoài việc điều trị bằng thuốc, các biện pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ nhồi máu não ở trẻ em cũng đóng một vai trò rất quan trọng, đảm bảo cho việc cải thiện tình trạng sức khỏe cho trẻ, cải thiện chức năng của các cơ quan bị ảnh hưởng do tình trạng đột quỵ nhồi máu não gây nên cũng như giúp trẻ quen với những thay đổi về thể chất của chúng.
Căn cứ vào từng độ tuổi của trẻ, từng giai đoạn phát triển của não bộ, từng trẻ, mà các chuyên gia sẽ đưa ra những liệu pháp phục hồi, thời gian của các liệu pháp đó nhằm đạt được hiệu quả điều trị tối ưu.
Các liệu pháp phục hồi chức năng nên khuyến cáo nên được thực hiện ngay sau khi phát hiện đột quỵ nhồi máu não ở trẻ, vì giai đoạn này, não trẻ đang trong giai đoạn phát triển và việc điều trị càng sớm thì càng tăng khả năng trẻ phát triển một cách bình thường.
Để đảm bảo trẻ có quá trình điều trị tốt nhất, cần có sự phối hợp giữa các chuyên gia, các nhân viên y tế cũng như các thành viên trong gia đình.
- Bên cạnh đó, khi tiến hành xong việc điều trị nhồi máu não cấp, việc điều trị các bệnh lý nền cũng được khuyến cáo nhằm loại bỏ nguyên nhân cũng như các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ nhồi máu não ở trẻ em.
- Trong trường hợp trẻ được phát hiện quá thời gian can thiệp hiệu quả và xu hướng bệnh diễn biến nặng thì cần được phẫu thuật sọ não.
6. Các cách phòng chống nhồi máu não trẻ em
Đột quỵ nhồi máu não ở trẻ em là hiếm gặp, tuy nhiên bệnh lý này lại tiềm ẩn nhiều nguyên nhân từ các bệnh bẩm sinh hoặc mắc phải liên quan tới tim và não, do đó rất khó để phòng ngừa.
Dưới đây là những cách phòng chống nhồi máu não ở trẻ theo hướng giúp trẻ có sức khỏe và sức đề kháng tốt hơn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ:
Tăng cường việc bổ sung các hoa quả, rau củ, các loại ngũ cốc, các loại đậu vào trong bữa ăn của trẻ; Đưa những món ăn như cua, tôm, cá vào thực đơn dành cho trẻ ít nhất 2 lần/ tuần; Hạn chế việc cho trẻ ăn những thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh, snack; Hạn chế những món ăn chứa nhiều đường, nước ngọt.
- Rèn luyện cho trẻ thói quen tập thể dục hằng ngày bằng cách gây hứng thú cho trẻ và dành thời gian trong ngày cùng con luyện tập.
Trên đây là những thông tin nhằm chia sẻ cho quý phụ huynh biết và hiểu về nhồi máu não ở trẻ em. Những thông tin, dẫn chứng, con số trên được chúng tôi tổng hợp từ những nguồn có độ tin cậy và chất lượng. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích cho thắc mắc về bệnh nhồi máu não ở trẻ em của các bậc phụ huynh.
Có thể bạn quan tâm:
-
Bệnh nhân đột quỵ do tăng huyết áp đột ngột, phục hồi và ổn định huyết áp sau khi dùng An Cung Trúc Hoàn
-
Bị tai biến hồi phục kỳ lạ, đến các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cũng kinh ngạc
-
Cụ bà 80 tuổi đi khám định kỳ, bác sỹ “đuổi về” vì quá khoẻ do thói quen uống An Cung Trúc Hoàn mỗi ngày
-
Kỳ diệu: Hết méo miệng, hết liệt nửa người với 2 chai An Cung Trúc hoàn
-
Chân yếu, Tay trái không cử động được, sau 1 chai An Cung Trúc Hoàn đã xách được xô 5kg
-
Liệt nửa người, rối loạn nhận thức, hồi phục 80% nhờ 4 chai An Cung Trúc Hoàn