Hướng dẫn cách sơ cứu đột quỵ kịp thời, đúng cách, hạn chế di chứng

Cách sơ cứu đột quỵ kịp thời, đúng cách, hạn chế di chứng

Khi bị đột quỵ nên làm gì? Cấp cứu đột quỵ não như thế nào đúng cách? Cách sơ cứu đột quỵ tại nhà sao cho an toàn? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách sơ cứu đột quỵ chính xác, kịp thời giúp cứu sống người bị đột quỵ và hạn chế di chứng sau này.

Việc thiếu kiến thức trong sơ cứu đột quỵ dẫn đến những cách xử lý khi đột quỵ sai lầm có thể gây hậu quả nặng nề cho người bệnh. Vậy khi trong gia đình có người thân bị đột quỵ cần sơ cứu như thế nào để đảm bảo an toàn?

Xem thêm: Đột quỵ là gì? Những điều cần biết về bệnh đột quỵ

1. Vì sao sơ cứu đột quỵ kịp thời lại quan trọng?

Theo số liệu thống kê, có đến hơn 50% trong số các bệnh nhân đột quỵ tử vong vì không được cấp cứu đột quỵ kịp thời, chỉ có 10% trong số đó là có khả năng bình phục hoàn toàn.

Kể cả khi đã được điều trị, bệnh đột quỵ cũng có thể khiến cho phần não bị tổn thương không hoạt động được lại như cũ, thậm chí trở nên tê liệt hoàn toàn, để lại nhiều di chứng nặng nề cho bệnh nhân như méo miệng, méo mặt, bại liệt tay chân và các giác quan, mất nhận thức, sống thực vật,…

Vì vậy, nhận biết và xử lý các triệu chứng bệnh đột quỵ ngay khi nó xảy đến sẽ giúp tăng cơ hội cứu sống bệnh nhân. Đột quỵ là căn bệnh cấp tính xảy ra đột ngột, vì vậy, nắm rõ các dấu hiệu bệnh đột quỵ là điều quan trọng sẽ có khả năng giúp cấp cứu kịp thời cho tính mạng người thân của bạn.

so-cuu-dot-quy

Sơ cứu đột quỵ kịp thời giúp hạn chế nguy cơ biến chứng.

Theo các chuyên gia y tế, tình trạng nhiều người bệnh đột quỵ tử vong hoặc để lại các di chứng tai biến mạch máu não nặng nề phần lớn do cách sơ cứu đột quỵ sai lầm của người nhà. Bởi họ cho rằng khi bị đột quỵ cần cho người bệnh nằm yên tại chỗ nên không đưa tới bệnh viện ngay.

Điều này gây lãng phí “thời gian vàng” trong đột quỵ để điều trị. Vì thế, khi gặp người có dấu hiệu đột quỵ, bạn cần xử trí cấp cứu đột quỵ não đúng cách và liên hệ với các cơ sở y tế để kịp thời điều trị.

Để làm được điều này, trước hết chúng ta cần nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ để có thể áp dụng các cách chữa đột quỵ kịp thời để cứu người bệnh.

2. Sơ cứu đột quỵ cần phát hiện dấu hiệu sớm

Có một quy tắc nhanh chóng và đơn giản để phát hiện các dấu hiệu bệnh đột quỵ ngay lập tức, đó là Quy tắc FAST.

Quy tắc FAST là cụm từ tiếng Anh có nghĩa là “Nhanh”, bao gồm chữ cái đầu của 4 từ: Face (khuôn mặt), Arm (cánh tay), Speech (Lời nói) và Time (Thời gian). Hãy quan sát để nhận ra các dấu hiệu sau và kịp thời sơ cứu bệnh nhân đột quỵ:

  • Face (khuôn mặt) – Thử yêu cầu bệnh nhân cười xem một bên gương mặt có bị xệ xuống trong khi cố gắng mỉm cười không?
Dấu hiệu đột quỵ ở mặt

Các biểu hiện có thể xuất hiện trên gương mặt bệnh nhân là méo mặt, gương mặt mất cân xứng, nhân trung lệch qua một bên, các nếp mắt, mũi, má bị rũ xuống trông thấy rõ.

Bệnh nhân cũng có thể tự nhận biết qua các triệu chứng như mặt có cảm giác tê cứng, mất cảm giác nửa bên mặt hoặc ¼ gương mặt. Rõ nhất, hãy tự soi gương để quan sát rõ hơn sự mất cân đối trên gương mặt mình

  • Arms (cánh tay) – Thử yêu cầu bệnh nhân giơ cả 2 tay lên cao bằng nhau và giữ nguyên tư thế đó trong khoảng 1 phút xem một bên cánh tay có bị thấp hơn dù đã cố gắng hết sức không? Hoặc yêu cầu bệnh nhân cầm nắm một vật bất kỳ xem các ngón tay có lực không.
Tay chân tê liệt

Khi cơn đột quỵ xảy đến, ngay cả các thao tác đơn giản thông thường cũng trở nên khó khăn, vụng về. Ngoài phần tay, chân người bệnh cũng bước đi không vững, vấp té hoặc hướng đi xiêu vẹo, bước chân nặng nề hơn bình thường thậm chí không thể nhấc chân lên.

Biểu hiện bỗng nhiên cảm thấy khó vận động tay chân ở một bên hoặc tê liệt một vùng cơ thể là triệu chứng rõ ràng nhất của cơn đột quỵ mà cả người xung quanh lẫn bản thân bệnh nhân đều nhận thức được.

  • Speech (lời nói) – Thử yêu cầu bệnh nhân nói và nhắc lại một câu đơn giản. Chú ý xem bệnh nhân có đột nhiên nói lắp hoặc nói ngọng, vấp váp khó hiểu hay không?
Đột quỵ không nói được

Người bị đột quỵ thường sẽ thấy miệng tê cứng, khó mở ra, khó phát âm, phải gắng sức mới phát ra tiếng được. Nhiều trường hợp không nói lắp, nói ngọng thì lại nói linh tinh không có ý nghĩa gì. Đây là biểu hiện đôi lúc chính người bệnh không nhận thức được nên cần những người xung quanh kiểm tra và phát hiện kịp thời.

  • Time (thời gian) – Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm cần phải được cấp cứu khẩn cấp trong vòng 3-4 tiếng ngay sau khi xảy ra đột quỵ thì việc dùng thuốc hay phẫu thuật mới phát huy tác dụng và giúp bệnh nhân tránh khỏi nguy cơ tử vong và các di chứng khác hậu tai biến.
Gọi cấp cứu đột quỵ

Do đó, hãy nhớ rằng thời gian sau đột quỵ được tính bằng từng giây từng phút. Ngay khi phát hiện bất cứ dấu hiệu nào, hãy tiến hành sơ cứu bệnh nhân đột quỵ theo các bước đầu đúng cách, sau đó ngay lập tức liên hệ 115 – số cấp cứu hoặc số của dịch vụ y tế gần nhất trong khu vực.

Ngoài ra, cũng có một số dấu hiệu bệnh đột quỵ khác như nhức đầu dai dẳng, đột ngột mất thăng bằng khi đang đứng hoặc di chuyển, ù tai, điếc, cổ họng nghẹn khó nuốt, mắt mờ đi thấy rõ hoặc trở nên ngù ngờ chậm hiểu.

Xem thêm: Cảnh báo 10 triệu chứng, dấu hiệu đột quỵ bạn không nên bỏ qua

3. Hướng dẫn cách sơ cứu người bị đột quỵ, tai biến đúng

Trong mỗi phút trôi qua kể từ khi lên cơn đột quỵ, hàng triệu tế bào thần kinh não của nạn nhân sẽ bị chết. Sơ cứu đột quỵ kịp thời ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh đột quỵ là vô cùng cần thiết với tính mạng của nạn nhân cũng như giúp tránh để lại các di chứng sau này.

3.1. Khi bị đột quỵ nên làm gì?

Khi nghi ngờ có người bị tai biến mạch máu não, dù dấu hiệu nặng hay nhẹ, bạn cần gọi ngay cho xe cấp cứu, nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh.

Trong thời gian chờ hỗ trợ y tế, nếu bệnh nhân mất ý thức hoặc nôn mửa, bạn cần thực hiện sơ cứu người đột quỵ bằng cách đưa bệnh nhân về tư thế nằm nghiêng an toàn.

Theo các chuyên gia y tế, tư thế nằm nghiêng an toàn (hay tư thế hồi sức cấp cứu) là tư thế nằm để bảo vệ đường thở của bệnh nhân, ưu tiên đảm bảo an toàn cho tính mạng của họ.

Với người đã hôn mê, nếu đặt nằm ngửa, trọng lực sẽ làm hàm rơi ra phía sau, lưỡi bị tụt xuống và dễ gây tắc đường thở. Tệ hơn, nếu bệnh nhân nôn mửa trong khi đang nằm ngửa thì các chất dịch này rất dễ tràn vào phổi gây nghẹt thở, thậm chí suy hô hấp đe dọa đến tính mạng.

Chính vì vậy, cần nhanh chóng đặt bệnh nhân về tư thế nằm nghiêng an toàn để dễ hít thở, các chất nôn cũng dễ dàng thoát ra ngoài.

so-cuu-dot-quy

Hình ảnh tư thế nằm nghiêng an toàn giúp bệnh nhân hồi sức.

Nằm nghiêng về bên không bị tê liệt, tay trên gấp lại, tay dưới duỗi thẳng ra trước mặt, chân trên co, chân dưới duỗi thẳng, dùng gối hoặc vật mềm để kê đầu và chặn các bộ phận giúp giữ nguyên tư thế.

Tư thế này áp dụng cho mọi bệnh nhân đã rơi vào trạng thái hôn mê, trừ các bệnh nhân bị chấn thương cột sống hoặc có các dấu hiệu tê liệt cột sống như đại tiểu tiện mất kiểm soát.

Để sơ cứu đột quỵ và cho người bệnh nằm nghiêng an toàn cần thực hiện theo các bước như sau.:

4 bước giúp nạn nhân về tư thế nằm nghiêng an toàn

  1. Quỳ xuống một bên của nạn nhân. Sửa tay nạn nhân ở phía bạn vuông góc.
  2. Kéo tay bên kia của nạn nhân đặt lên má, lòng bàn tay hướng ra ngoài
  3. Kéo chân nạn nhân (chân không sát phía bạn) co lên để lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất. Giữ tư thế đó và kéo nạn nhân quay vào phía của bạn. Kê đầu nạn nhân hơi cao để hạn chế sặc khi nôn ói. 
  4. Hoàn thành tư thế hồi sức để đảm bảo an toàn cho người đột quỵ
Hướng dẫn sơ cứu đột quỵ

4 bước đưa nạn nhân về tư thế nằm nghiêng an toàn.

Xem thêm: Tư thế nằm cho bệnh nhân tai biến

3.2. Cách sơ cứu đột quỵ với bệnh nhân còn ý thức hoặc tỉnh táo

  • Giúp bệnh nhân ngồi dậy hoặc đứng dậy ở tư thế như bình thường để giữ họ tỉnh táo. Nếu họ cảm thấy khó chịu, đặt bệnh nhân nằm ở một tư thế thoải mái nhất
  • Nếu trời lạnh, đắp thêm chăn mỏng cho nạn nhân để đề phòng hạ thân nhiệt
  • Yêu cầu thêm hỗ trợ từ người xung quanh, sau đó nhanh chóng gọi số cấp cứu hoặc dịch vụ y tế gần nhất
  • Trong khi đợi cấp cứu đế, cần liên tục theo dõi và quan sát người bệnh để xem tiến triển có nặng hơn không, có thể trò chuyện một chút để giữ họ tỉnh táo và tránh rơi vào trạng thái mất ý thức
  • Nếu bệnh nhân có dấu hiệu suy giảm ý thức nặng hơn, ngay lập tức đặt họ nằm ở Tư thế nằm nghiêng an toàn.

3.3. Cách sơ cứu đột quỵ với bệnh nhân đã mất ý thức hoặc bất tỉnh

  • Đặt người bệnh nằm nghiêng ở tư thế nằm nghiêng an toàn.
  • Nhanh chóng gọi thêm người xung quanh hỗ trợ rồi liên lạc số điện thoại cấp cứu và hỗ trợ y tế địa phương.
  • Cố gắng làm mọi cách để bệnh nhân được khám và cứu chữa càng sớm càng tốt trong 1-2 giờ đầu sau khi bất tỉnh để tránh máu đông gây tắc nghẽn mạch máu não, dẫn đến chết não, có thể để lại các di chứng nặng nề, thậm chí là sống thực vật.
  • Nếu không chắc chắn về quy trình sơ cứu đột quỵ hoặc mất bình tĩnh, nên nhờ người khác hoặc liên lạc với cấp cứu hoặc bên hỗ trợ y tế để được họ hướng dẫn chi tiết. Tuyệt đối không làm bừa vì bất cứ sai sót nào trong cách sơ cứu người bị đột quỵ cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của họ.
Cấp cứu khi xuất hiện triệu chứng bệnh đột quỵ

Các bước cấp cứu đột quỵ cơ bản khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đột quỵ não.

4. Thực hư cách sơ cứu đột quỵ bằng kim

Trên mạng, có rất nhiều thông tin với việc sơ cứu người bị đột quỵ, tai biến bằng cách lấy kim chích vào 10 đầu ngón tay, khi máu chảy thì chỉ sau vài phút người bị đột quỵ sẽ tỉnh. Bước tiếp theo là châm vào hai bên dái tai mỗi bên 2 mũi, cho đến khi máu nhỏ giọt ra. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại.

Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia thì đây là cách sơ cấp cứu đột quỵ không có cơ sở khoa học.

Với bệnh nhân bị đột quỵ, tai biến mạch máu não, cần phải được đưa đi cấp cứu kịp thời, giảm thiểu di chứng là vô cùng quan trọng. Khi bị tai biến, người bệnh cần có sự can thiệp của học hiện đại, cần đưa bệnh nhân đến chuyên khoa tim mạch, thần kinh cấp cứu.

Việc dùng kim chích vào 10 đầu ngón tay, dái tai để giúp bệnh nhân tỉnh, sau đó mới đưa đi cấp cứu theo Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng đơn vị phẫu thuật tim mạch, Viện Tim mạch Bạch Mai (Hà Nội) đây là một cách làm phản khoa học, làm mất thời gian vàng.

Đồng tình với quan điểm này, Thạc sĩ Ngô Chí Hiếu, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Tim Hà Nội cũng khẳng định hoàn toàn không có cơ sở khoa học để xử trí cấp cứu người bị tai biến như thế.

“Việc cấp cứu tùy thuộc vào tình trạng từng bệnh nhân. Sơ cứu chủ yếu là đảm bảo hô hấp tốt: thông thoáng, không có dị vật, không bị sặc…, kiểm soát huyết áp. Đồng thời nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế, hạn chế di động vùng đầu bệnh nhân, chứ không phải ‘Đừng bao giờ di chuyển nạn nhân”, thạc sĩ Hiếu cho biết.

Các chuyên gia khuyến cáo, chữa tai biến mạch máu não kết quả thấp, hậu quả để lại thường khủng khiếp. Nặng thì tử vong do ổ xuất huyết hoặc nhồi máu quá lớn, di chứng liệt giường, loét do tỳ đè, tai biến mạch máu não tái phát, nhiễm trùng phổi, tiết niệu bội nhiễm,…

Khi đã xảy ra tai biến thì khó mà tránh được di chứng dù đến sớm và được xử lý khi bị đột quỵ tốt mà chỉ có thể giảm thiểu di chứng. Trường hợp may mắn không chết thì cũng để lại di chứng, có ca không chữa được, nặng có thể rơi vào trạng thái thực vật, hôn mê sâu, thậm chí dẫn đến tử vong.

5. Một số lưu ý khi sơ cứu đột quỵ tại nhà

  • Nới lỏng quần áo để người bệnh dễ thở, cho người bệnh ở nơi thoáng đãng, rộng rãi.
  • Nếu người bệnh có đờm nhớt hoặc dị vật trong miệng thì cần móc ra để giúp đường thở thông thoáng.
  • Tránh để người bệnh ngã hoặc va đập đầu
  • Không cho người bệnh ăn, uống, ngậm bất kỳ thứ gì
  • Không cạo gió hoặc cho người bệnh uống bất cứ thuốc gì
  • Ghi chú lại thời điểm cơn đột quỵ xảy ra và những biểu hiện của người bệnh để thông báo cho nhân viên y tế
  • Chú ý đến mạch đập và khả năng hô hấp của người bệnh. Nếu người bệnh có dấu hiệu khó thở nên hô hấp nhân tạo theo quy trình thổi hơi vào miệng nạn nhân, ép tim ngoài lồng ngực. 
  • Không nên chờ đợi xem các triệu chứng có giảm hay không, bởi càng để lâu cơn đột quỵ càng nguy hiểm, ảnh hưởng đến não và rất khó điều trị.
  • Không tự ý điều trị tại nhà nếu bạn không phải là chuyên gia y tế
  • Đưa người bệnh đến bệnh viện ngay sau khi sơ cứu, tránh di chuyển mạnh gây ảnh hưởng đến vùng não của người bệnh.
so-cuu-dot-quy

Sơ cứu đột quỵ đúng cách sẽ giúp bệnh nhân có cơ hội sống sót và hạn chế các di chứng sau này. bà

6. Giảm di chứng sau sơ cứu đột quỵ với thuốc An Cung Trúc Hoàn

Ngay sau khi cơn đột quỵ xảy ra, việc đầu tiên cần làm là đánh tan cục máu đông trong não người bệnh, giúp loại bỏ các nguy cơ biến chứng não, tăng cơ hội phục hồi di chứng sau đột quỵ cho người bệnh.

An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc Đông Y của Lương Y NGuyễn Quý Thanh chuyên trị đánh tan máu tụ trong não, và đảo thải ra ngoài thông qua Đại tiện. Thuốc đã được sở Y tế cấp phép lưu hành và có chứng minh lâm sàng về hiệu quả điều trị cục máu đông, làm tiêu sợi huyết trong màng não. Việc Cấp cứu giờ vàng cho bệnh nhân rất quan trọng và cần thiết. Hãy gọi cho Lương Y Nguyễn Quý THanh theo số điện thoại 0901705566 để được thăm khám và sơ cứu đột quỵ đúng cách, kịp thời.

Việc phát hiện các dấu hiệu và thực hiện cách sơ cứu người bị đột quỵ kịp thời là vô cùng quan trọng và là chìa khóa cứu sống người bệnh. Bài viết trên đây đã hướng dẫn chi tiết các dấu hiệu để nhận biết sớm cũng như các bước sơ cứu đột quỵ để người nhà bệnh nhân có thể xử lý nhanh chóng và chính xác.

Xem thêm: Top các loại thuốc chống đột quỵ, hiệu quả, an toàn nhất hiện nay