Tai biến, đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới đã được WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) công bố. Theo một cuộc khảo sát, cứ vài giây, thế giới sẽ lại có một ca đột quỵ, và cứ vài phút lại có một người từ bỏ những người thân yêu, hoài bão ở lại mà về thế giới bên kia chỉ vì căn bệnh quái ác này. Đối với những người được may mắn cứu sống kịp thời, thì cũng khó có thể có được sức khoẻ như xưa, thậm chí còn trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

Chính vì điều đó, chúng ta cần có thêm kiến thức để nhận biết và phòng ngừa đột quỵ. Nếu cần thiết, có thể ghi chép vào sổ tay và học thuộc lòng để giúp đỡ những người xung quanh cũng như chính bản thân mình để không bị căn bệnh này “gõ cửa”.

Có thể hiểu một cách đơn giản, đột quỵ là tình trạng não bị tổn thương do gián đoạn quá trình cấp máu hoặc giảm mạnh oxy đột ngột. Cũng vì lí do này mà nhiều người gọi đây là tình trạng tai biến mạch máu não.

Nếu để tình trạng này diễn biến càng lâu, thì đồng nghĩa với việc tế bào não chết càng nhiều, tính mạng sẽ rơi vào trạng thái nguy hiểm. Cũng như đã đề cập ở trên, mặc dù có thể được cứu sống, nhưng bệnh nhân vẫn sẽ gặp phải các di chứng về nhận thức và vận động trầm trọng.

Đột quỵ có 2 loại: 

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ chiếm 80-90%
  • Đột quỵ do xuất huyết chiếm số còn lại.

Nhiều trường hợp được giới chuyên ngành gọi là đột quỵ thoáng qua, thường chúng ta sẽ không nhận thức được nó. Kiểu đột quỵ này có cảm giác như choáng váng, ngất, hoa mắt chóng mặt… 

Các trường hợp đột quỵ nhẹ thoáng qua rất nhanh, đôi khi lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Dường như, đó là sự cảnh báo cho chúng ta rằng sức khoẻ cần được quan tâm nhiều hơn.

Tình trạng phổ biến nhất mà hầu hết mọi người đều gặp đó là đột nhiên cảm thấy mệt mỏi toàn cơ thể, không còn chút sức lực nào. Một số người nặng hơn, sẽ gặp phải tình trạng da mặt tê cứng một nửa, miệng méo, thậm chí nụ cười cũng trở nên méo mó.

Một dạng đột quỵ nặng hơn đó là khó cử động tay chân, có cảm giác như liệt nửa người. Tuy nhiên, nếu gặp tình trạng như vậy, chúng ta hãy thử đưa 2 tay qua đầu. Nếu không thể làm được động tác này thì chính xác thời điểm đó bạn đột quỵ, kể cả tinh thần vẫn minh mẫn và đủ tỉnh táo.

Một tình trạng nặng hơn mà người bệnh có thể gặp phải là khó phát âm, cố gắng nói nhưng không thể nói rõ chữ, hoặc bị ngọng. Nếu đột nhiên thấy người thân hay chính bản thân mình bị như vậy, chúng ta có thể thử yêu cầu người thân nói một vài câu nào đó, nếu ko nói được thì đã bị đột quỵ, cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời ngay.

Phổ biến nhất có lẽ là các trường hợp mà người bệnh dễ gặp nhất như hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng nên bị ngã đột ngột, tay chân không hoạt động một cách trơn tru như bình thường,… Do não bộ lúc này đã tổn thương, nên các bộ phận chỉ huy vận động cũng sẽ không có sự chính xác nữa.

 

Một tình trạng khác mà chúng ta cũng cần phải chú ý, đấy là một người bình thường bỗng dưng đau đầu đột ngột, đến mức gây buồn nôn, nôn khan, hoặc nôn hết mọi thế trong dạ dày ra ngoài, đồng thời mắt mờ, nhòe, không nhìn rõ nữa… thì chắc chắn, người đó đã bị đột quỵ.

Từ xưa đến nay, khi gặp tình trạng như vậy, không ít người trong số chúng ta vẫn nghĩ đó là do tụt huyết áp, thiếu oxy, hoặc đơn giản là thiếu máu não một chút. Thậm chí, kể cả khi xuất hiện tình trạng choáng, ngất, thì không ít người vẫn nghĩ đấy chỉ là cảm nắng, say nắng…

Nếu bạn hay người thân có những dấu hiệu trên, kể cả chỉ là những dấu hiệu thoáng qua trong khoảng vài giây, vài phút, thì vẫn nên cẩn trọng hết mức. Hãy lắng nghe cơ thể mình, bởi đây có thể chính là dấu hiệu cảnh báo một cơn đột quỵ sẽ xuất hiện trong thời gian tới.

Điều trị sớm là điều cần thiết trong lúc này. Càng sớm được phát hiện và cứu chữa kịp thời thì việc cứu người bệnh càng dễ dàng hơn. Không được chậm trễ, mà phải đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra ngay. Các bác sĩ chuyên ngành sẽ có đủ phương tiện, kinh nghiệm để nhận biết nguy cơ đột quỵ sẽ đến với bạn.

Những đối tượng sau đây có nguy cơ đột quỵ cao nhất:

  • Người đã bị đột quỵ, thì có nguy cơ bị tái phát cao nhất, tỷ lệ bị tiếp có thể diễn ra trong vài tháng. Nếu phòng ngừa được trên 5 năm sau khi bị lần thứ nhất thì khả năng an toàn rất lớn. Càng giữ được lâu, thì nguy cơ tái phát đột quỵ càng thấp. Do đó, đối tượng đã bị đột quỵ, dù nặng hay nhẹ, vẫn luôn cần cảnh giác cao.
  • Người bị tiểu đường nặng cũng là tuýp người cần cảnh giác cao độ đối với bệnh đột quỵ. Do vậy, cần kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.
  • Người bị mắc bệnh tim mạch cũng rất dễ mắc đột quỵ và tai biến. Tất nhiên, nếu có bệnh lý tim mạch thì nên điều trị sớm, bởi bệnh biến chứng càng nặng thì càng dễ bị đột quỵ.
  • Huyết áp cao, thấp, hay rối loạn bất thường, huyếp áp cơn,… tất cả đều là nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ. Áp huyết cao dễ gây tổn thương thành mạch, lâu ngày sẽ gây xuất huyết não. Mặt khác, còn tạo ra các cục máu đông, cản trở quá trình bơm máu lên não, dẫn đến đột quỵ.
  • Mỡ máu cao cũng là sát thủ thầm lặng, gây tắc nghẽn mạch máu não.

Ngoài những trường hợp kể trên, các đối tượng như thừa cân béo phì, hút thuốc, uống rượu nhiều, lười vận động, sinh hoạt thiếu điều độ… cũng rất dễ bị đột quỵ, tai biến.

Có thể nói, việc trang bị kiến thức về căn bệnh chết người này là một điều rất cần thiết. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và sự hiểu biết sẽ giúp chúng ta phòng tránh được nó tốt hơn. 

Khi nắm được nguyên nhân gây ra đột quỵ, chúng ta có thể sử dụng nó để bảo vệ bản thân, kiểm soát sức khỏe, sinh hoạt thật tốt để không bị mắc phải căn bệnh đó.

An Cung Trúc Hoàn hy vọng cho người tai biến

Ngoài việc khám bệnh định kỳ để phòng tránh đột quỵ, thì An cung trúc hoàn chính là thứ hỗ trợ tuyệt vời, giúp chúng ta tránh được “tử thần”. Ông cha ta từng có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh.” Không nên chủ quan điều gì hay bất cứ dấu hiệu nào xảy đến với cơ thể, sức khoẻ chúng ta.

Bài viết được thực hiện bởi Phạm Ngọc Dương – Trưởng ban Phóng sự, báo điện tử VTC NEWS (vtc.vn)