Xin chào Lương y Nguyễn Quý Thanh!

Vợ tôi năm nay 48 tuổi vừa bị tai biến xuất huyết não phải mổ sọ lấy máu tụ, đến nay hơn chục ngày mà vẫn hôn mê chưa tỉnh. Tôi thấy lo lắm vì nghe bảo phẫu thuật não để lại nhiều biến chứng mà nguy cơ tái phát đột quỵ vẫn có thể xảy ra. Tôi muốn hỏi điều này có đúng không bác sĩ? Làm thế nào để vợ tôi vượt qua khoảng thời gian khó khăn sau khi mổ? Tôi nghe bạn mình mách về thuốc đông y An Cung Trúc Hoàn dành cho những bệnh nhân tai biến mạch máu não, nhưng với trường hợp phẫu thuật mở sọ giống vợ tôi thì uống có tác dụng gì không ạ?

(Anh. Trần Minh Thì – Hà Nội)

Bác Thì thân mến!

Trước tiên, tôi xin chia sẻ với những lo lắng mà bác đang gặp phải khi vợ mình vừa trải qua phẫu thuật mở sọ lấy máu tụ do bị tai biến xuất huyết não.

Xuất huyết não (hay là chảy máu não) là hiện tượng chảy máu tự phát từ hệ thống động tĩnh mạch não vào các tổ chức não hoặc hệ thống não thất hay khoang dưới nhện. Trong đó, máu chảy vào trong nhu mô não là một thể chính của xuất huyết não, nguyên nhân chảy máu có thể do tăng huyết áp (chiếm đa số) hoặc bị rối loạn đông máu, dị dạng động tĩnh mạch, bệnh mạch máu dạng bột,…

Xuất huyết não là một trong hai dạng chính của tai biến đột quỵ, chiếm khoảng 15 – 20% tổng số bệnh nhân đột quỵ ở nước ta nhưng tỷ lệ biến chứng và tử vong trong vòng 30 ngày đầu dao động ở mức cao từ 30 – 50%. Điều này càng cho thấy mức độ nguy hiểm của đột quỵ xuất huyết não là đáng sợ như thế nào.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nội khoa bảo tồn hoặc phẫu thuật. Trong đó, phương pháp nội khoa bảo tồn sẽ đóng vai trò ưu tiên.

Vậy, khi nào cần phải phẫu thuật mở sọ lấy máu tụ?

Do não được bao bọc trong hộp sọ, khi thể tích não tăng lên (là do máu từ tổn thương kích thích mô não gây hiện tượng phù não) sẽ dẫn đến sự gia tăng áp lực trong sọ, khiến cho vùng tổn thương não lan rộng hơn so với ban đầu. Về lâu dài, khi áp lực nội sọ gia tăng, tuần hoàn máu não càng chậm thì các tế bào trong não sẽ chết đi càng nhanh chóng.

Đối với những trường hợp tai biến mạch máu não gây phù não và chảy máu não ở mức nghiêm trọng như vợ bác thì việc điều trị nội khoa bằng thuốc cũng như các biện pháp hồi sức tích cực có thể không hiệu quả. Khi đó, phẫu thuật mở sọ lấy ổ máu tụ, giải chèn ép là cách tốt nhất để giảm nguy cơ tử vong, giới hạn tối đa di chứng để lại sau tai biến.

Phẫu thuật mở sọ lấy máu tụ được thực hiện như thế nào?

Khi phẫu thuật mở sọ, người bệnh tai biến xuất huyết não sẽ được gây mê toàn thân. Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tạm thời một phần xương hộp sọ và bảo quản đông lạnh ở trung tâm/ngân hàng bảo quản mô.

Sau khi mở hộp sọ, phẫu não bên trong được thoát khỏi sự chèn ép của hộp sọ, bác sĩ tiếp tục tiến hành lấy máu tụ và tìm vị trí chảy máu để cầm máu.

Trong vòng 1 – 3 tháng sau khi bệnh nhân đã phục hồi, một ca phẫu thuật lần 2 sẽ được thực thi để ghép lại mảnh xương sọ lúc ban đầu.

Lưu ý rằng, phương pháp này có những rủi ro nhất định và gây biến chứng hậu phẫu thuật nên rất cần sự cân nhắc của gia đình bệnh nhân trước khi thực hiện.

Những biến chứng thường gặp sau phẫu thuật mở sọ lấy máu tụ trong não là gì?

Bác Thì lo lắng vợ mình có thể gặp các biến chứng sau phẫu thuật mở sọ hút máu tụ là hoàn toàn đúng.

Có thể nói, phẫu thuật mở sọ là một cuộc đại phẫu thuật phải do đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao thực hiện. Đồng thời, người bệnh cần được theo dõi theo một quy trình chặt chẽ và phức tạp sau thời gian mổ để có thể phát hiện, xử lý các biến chứng kịp thời.

Trong đó, những biến chứng mà bệnh nhân sau phẫu thuật mở sọ lấy máu tụ thường gặp phải như:

Đau đầu sau khi mổ: Hầu hết bệnh nhân hậu phẫu mở sọ đều cảm thấy rất đau đớn, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng khi thuốc gây mê hết tác dụng. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau trong một quãng thời gian nhất định cho bệnh nhân uống.

Vết mổ bị nhiễm trùng: Hiện tượng nhiễm trùng như sưng tấy, mưng mủ, đau đớn,… có thể xảy ra nếu thủ thuật ngoại khoa không đảm bảo đúng quy trình.

Chảy máu sau khi mổ: Tình trạng này thường xảy ra với những người bệnh có tiền sử bệnh gan, xơ gan, lượng tiểu cầu thấp hoặc nghiện rượu bia sẽ có nguy cơ cao chảy máu không kiểm soát trong và sau khi mổ.

Nắp sọ quá nhỏ: Nắp sọ quá nhỏ có thể gây chảy máu não, thoát vị não, tĩnh mạch bị rách bởi gờ xương sọ, hoại tử và phù não.

Máu tụ dưới màng cứng: Do máu chảy tràn vào các khoang trong não khiến cho người bệnh mất tri giác, hôn mê sâu. Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút hoặc dẫn lưu dịch máu tụ ra ngoài để khắc phục biến chứng này.

Suy giảm chức năng hệ thần kinh: Đây là dạng biến chứng thường gặp nhất, có thể ảnh hưởng đến hết phần đời còn lại của người bệnh do việc phẫu thuật không tránh khỏi làm tổn thương các mô lành xung quanh. Vì vậy, các chức năng về nhận thức, trí tuệ, giao tiếp hoặc cảm giác của bệnh nhân có thể bị suy giảm ít nhiều.

Biện pháp phòng ngừa xuất huyết não tái phát

Như tôi đã đề cập, tùy vào từng trường hợp người bệnh mà việc điều trị nội khoa hay ngoại khoa sẽ khả thi nhất. Tuy nhiên, dù điều trị theo hình thức nào thì các rủi ro do biến chứng, bội nhiễm hoặc tái phát xuất huyết não vẫn có thể xảy ra nếu sơ suất trong khâu chăm sóc điều dưỡng hoặc phục hồi chức năng sau bệnh.

Do đó, bác Thi và gia đình nên lưu tâm những yếu tố nguy cơ tái phát đột quỵ sau đây để phòng ngừa cho vợ mình:

  • Kiểm soát huyết áp chính là mục tiêu hàng đầu sao cho trị số huyết áp ở mức bình thường dưới 140/90mmHg bằng cách dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không ăn mặn hoặc ăn béo, thường xuyên vận động cơ thể,…
  • Dùng thuốc kháng đông khi có chỉ định rõ ràng từ bác sĩ điều trị và tái khám định kỳ.
  • Xoa bóp các bắp cơ, chân tay và các vùng bị tỳ đè (như lưng, gáy, gót chân,…) cho người bệnh để giảm thiểu teo cơ, cứng khớp, biến dạng, loét ép do nằm liệt giường quá lâu.
  • Tập luyện phục hồi chức năng vận động và nhận thức ngay sau 24 – 48 giờ nếu tình trạng bệnh nhân đã ổn. Bắt đầu từ các bài tập thụ động có sự giúp đỡ của người nhà như tập lăn trở mình sang các bên, tập ngồi dậy, tập kéo giãn chân tay,…
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể bệnh nhân sạch sẽ, lau khô cơ thể trước khi nằm xuống giường, thay quần áo mỗi ngày, đóng bỉm tã nếu người bệnh mất tự chủ đại tiểu tiện,…
  • Cho người bệnh ăn theo chế độ giàu chất xơ như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt; cân bằng lượng đạm – béo – đường bột, ưu tiên chất đạm và béo từ thực vật. Chế biến thực phẩm thanh đạm, hạn chế sử dụng dầu mỡ và nhiều gia vị.
  • Chế biến các món ăn dạng lỏng, mềm, nhỏ, dễ nhai nuốt và tiêu hóa. Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và tuần hoàn. 
  • Giao tiếp, động viên người bệnh thường xuyên để họ luôn cảm thấy có chỗ dựa tinh thần, có động lực phối hợp tập luyện và khôi phục dần các chức năng cơ thể đã mất.

Dùng thuốc An Cung Trúc Hoàn để phòng ngừa và điều trị đột quỵ xuất huyết não như thế nào?

Thực tế cho thấy, một số biến chứng sau phẫu thuật mở sọ hút máu tụ có thể tự mất đi trong quá trình hồi phục của người bệnh. Với nhiều trường hợp khác, người bệnh lại cần có sự điều trị tích cực và chăm sóc đặc biệt, đặc biệt là quá trình phục hồi chức năng sau phẫu thuật não.

An Cung Trúc Hoàn là một trong những thực phẩm thuốc điều trị, hỗ trợ phục hồi chức năng não và phòng chống tái phát tai biến theo cơ chế chữa bệnh của Đông y, được đông đảo các chuyên gia khuyến cáo sử dụng hiện nay.

Đây là bài thuốc do tôi kế thừa lại từ tinh hoa nghiên cứu của cha ông. Trải qua thời gian mà được hoàn thiện dần về công thức và quy cách để phù hợp nhất với nhu cầu của người Việt, đến nay sản phẩm chính thức lưu hành trên thị trường hơn 20 năm. 

An Cung Trúc Hoàn quy tụ 06 thành phần dược liệu quý gồm Thiên Trúc Hoàng, Nấm Lim Xanh, Đảng Sâm, Sỏi Mật Bò, Ô Rô và Địa Long. Hàm lượng hoạt chất alkaloid, saponin triterpenes, lumbritin, adenine, xanthine, choline, vitamin, khoáng chất ở mức cao và tạo nên dược lực tính mạnh có tác dụng như:

  • Hồi sinh đến từng tế bào hồng cầu huyết sắc tố;
  • Thúc đẩy lưu thông máu đến não và toàn bộ cơ thể;
  • Ổn định huyết áp, mỡ máu và đường huyết;
  • Tăng sức bền của động mạch não để giảm nguy cơ tái vỡ mạch gây xuất huyết não;
  • Bồi bổ sức khỏe thận và lục phủ ngũ tạng, người bệnh có khí lực và sức lực để khôi phục vận động ở các chi yếu liệt.
  • Khắc chế sự sinh sôi của virus vi khuẩn gây ra các nhiễm trùng thứ phát;
  • Tạo ra sức đề kháng và năng lượng tự nhiên cho người bệnh nhờ quá trình hấp thu dinh dưỡng, giải tỏa căng thẳng cho bộ não được diễn ra thuận lợi.

Đối với trường hợp tai biến nhồi máu não hoặc xuất huyết não như vợ bác Thì đều có thể sử dụng An Cung Trúc Hoàn để hỗ trợ thêm trong quá trình chữa bệnh. Bác có thể bắt đầu cho vợ mình uống ngay khi bác gái tỉnh dậy, kiên trì điều trị theo một lộ trình nhất định (có thể từ 2 tuần đến 3 tháng tùy theo khả năng hấp thu thuốc của mỗi người bệnh).

Bác có thể dùng An Cung Trúc Hoàn trong thời gian người bệnh còn uống thuốc Tây nhưng nhớ cách dãn 60 phút để đảm bảo hiệu quả của các thuốc. Bác Thì hoàn toàn yên tâm vì An Cung Trúc Hoàn không gây tác dụng phụ nào khác cho người bệnh, ngược lại còn khắc phục được các tác dụng “không mong muốn” do thuốc Tây gây ra.

Chi tiết xem thêm: Bài thuốc chữa tai biến An Cung Trúc Hoàn

Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn và hỗ trợ, bác Thì cùng gia đình có thể liên hệ:

Chúc vợ bác sớm hồi phục!