Xin chào Lương y Nguyễn Quý Thanh!

Bố tôi năm nay 60 tuổi, mắc bệnh thiếu máu cơ tim, vào 3 tháng trước thì ông lên cơn tai biến mạch máu não và đã được đưa đi cấp cứu kịp thời. Sau một thời gian điều trị ở bệnh viện về nhà thì người yếu không tự ngồi dậy được, tay hơi nắm hờ, hầu hết sinh hoạt cần người nhà giúp đỡ, được cái ý thức ông còn tỉnh táo, nói năng lưu loát không khác gì trước đây.

Tôi nghe bà hàng xóm mách về lương y Nguyễn Quý Thanh chuyên trị tai biến, liệt người bằng bài thuốc gia truyền An Cung Trúc Hoàn, nếu yếu liệt 10 phần thì cũng khỏi được 5 phần. Tôi thấy trong lòng còn nhiều hoài nghi, không biết là thuốc gì mà hay vậy. Nếu bố tôi uống thì bao lâu mới khỏe hẳn và tự sinh hoạt được như bình thường? Với người thiếu máu cơ tim như ông thì uống An Cung Trúc Hoàn có tác dụng gì không?

(Anh. Lương Hoàng An – Hải Dương)

Mến chào anh An!

Dựa theo thông tin mô tả thì bố anh đang gặp 02 vấn đề là: Mắc bệnh thiếu máu cơ tim và bị yếu liệt người sau đột quỵ não.

Trong đó, thiếu máu cơ tim nằm trong số các bệnh lý nguy cơ gây tai biến mạch máu não ở người cao tuổi; chân tay yếu, liệt người lại thuộc về di chứng xuất hiện sau tai biến. Rất may là khả năng nhận thức và ngôn ngữ của bố anh vẫn bình thường, điều này sẽ góp phần hỗ trợ việc phục hồi chức năng vận động của bác được tiến triển thuận lợi hơn.

Mối quan tâm của anh bây giờ là làm sao tìm được phương pháp giải quyết các vấn đề mà bố anh đang gặp phải. Anh An có nghe nói về bài thuốc chữa tai biến An Cung Trúc Hoàn nhưng trong lòng còn băn khoăn là thuốc có hiệu quả với bệnh của bố anh không, thuốc có đáng tin cậy không. Tôi xin phép giải đáp tuần tự các nghi vấn của anh như sau.

Thứ nhất, thiếu máu cơ tim là bệnh lý tim mạch phổ biến xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm sút, khiến tim không có đủ oxy cần thiết cho hoạt động co bóp liên tục để đẩy máu đi nuôi cơ thể. Theo thời gian, bệnh gây ra nhiều biến chứng khác ở tim, đặc biệt là rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Xem thêm: Tai biến mạch máu não là gì?

Những triệu chứng kinh điển của bệnh thiếu máu cơ tim gồm:

  • Nhịp tim nhanh
  • Toát mồ hôi thường xuyên
  • Đau thắt ngực
  • Choáng váng, chóng mặt
  • Buồn nôn ói
  • Đau cổ hoặc hàm
  • Đau vai hoặc cánh tay
  • Khó thở khi vận động cơ thể
  • Mệt mỏi, hay lo lắng hoặc hồi hộp
  • Rối loạn giấc ngủ.

Nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu cơ tim là do xơ vữa động mạch, cục máu đông hoặc hiện tượng co thắt động mạch vành khiến cho một hay nhiều động mạch vành bị tắc nghẽn, lưu lượng máu di chuyển qua bị suy giảm đột ngột. 

Do hồng cầu trong máu có vai trò vận chuyển oxy đến các nơi trong cơ thể (bao gồm cả tim), nếu lượng máu đến tim bị cản trở thì đồng nghĩa với việc tim bị thiếu oxy để tiếp tục hoạt động.

Một số yếu tố nguy cơ của thiếu máu cơ tim chính là người bệnh bị tăng huyết áp, đái tháo đường, thừa cân béo phì, cholesterol máu cao, nghiện thuốc lá, lối sống tĩnh tại lười vận động,… 

Do đó, để điều trị bệnh thiếu máu cơ tim thì yếu tố tiên quyết là cải thiện lối sống tích cực hơn (bằng cách chú trọng chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, bỏ thuốc lá, chăm vận động thể dục,…); kiểm soát tốt các bệnh lý, đặc biệt là cao huyết áp; sử dụng thuốc đúng cách theo chỉ định của bác sĩ.

Thứ hai, với trường hợp của bác đã được 60 tuổi, đây là độ tuổi có nguy cơ mắc tai biến mạch máu não cao nhất, bên cạnh đó bác nhà còn bị thiếu máu cơ tim. Người càng cao tuổi thì mức độ hồi phục di chứng sau tai biến càng giảm chứ không thuận lợi như người trẻ được, nhất là di chứng tê yếu tay chân, liệt nửa người hoặc liệt toàn thân sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí là tàn phế suốt phần đời còn lại.

Xem thêm: Di chứng tê chân tay sau tai biến 

Tuy nhiên, tình trạng bác mới diễn biến trong vòng 3 tháng, đây vẫn là khoảng thời gian người bệnh tiếp nhận phục hồi nhanh nhất nên gia đình không được bỏ lỡ. 

Việc bác gắng sức ban đầu để vận động sẽ gặp không ít khó khăn và dễ nản chí, lúc này người nhà cần động viên tinh thần thường xuyên, hỗ trợ bác trong các bài tập từ thụ động đến chủ động, ở bên cạnh phòng hờ bác té ngã khi đi đứng chứ không làm mọi việc dùm bác, không khiến bác bị phụ thuộc hoàn toàn.

Sau đây là một số bài tập vận động được hệ thống theo một thứ tự logic nhằm giúp cho bệnh nhân sau tai biến có thể phục hồi di chứng yếu liệt vận động một cách có hiệu quả:   

#1. Tư thế nằm đúng: Giúp giảm co cứng cơ, phòng biến dạng khớp

Nằm ngửa: Vai và hông bên liệt được kê gối mềm, khớp gối gập nhẹ; cổ chân được kê vuông góc với cẳng chân để tránh biến dạng gập bàn chân về phía lòng bàn chân. 

Nằm nghiêng sang bên lành: Thân mình vuông góc với mặt giường. Vai và cánh tay bên lành để tự do, chân lành để duỗi. Tay liệt có gối đỡ để vuông góc với thân, chân liệt có gối đỡ ở tư thế gập háng và gối.

Nằm nghiêng sang bên liệt: Thân mình nửa ngửa, vai bên liệt gập, cánh tay duỗi vuông góc với thân, chân liệt duỗi. Tay lành để trên thân hoặc gối đỡ phía sau lưng, chân lành gập ở háng và gối.

#2. Lăn trở tư thế nằm: Giúp máu lưu thông trong toàn bộ cơ thể, phòng loét ép các vùng da bị tỳ đè.

Lăn về bên liệt: Người nhà hỗ trợ nâng tay và chân lành lên, sau đó đưa chúng về phía bên liệt. Xoay cả thân mình người bệnh sang bên liệt.

Lăn về bên lành: Người nhà hỗ trợ cài tay lành vào tay liệt, gập gối và háng bên liệt. Sau đó, dùng tay lành kéo tay liệt sang phía tay lành, đẩy hông người bệnh xoay sang bên lành.

#3. Tập ngồi dậy từ tư thế nằm 

Ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa: Người nhà ngồi bên cạnh hỗ trợ, người bệnh bám hai tay mình vào cánh tay của người nhà. Đồng thời, một bên tay người nhà quàng và đỡ vai người bệnh ngồi dậy từ từ.

Ngồi dậy từ tư thế nằm nghiêng: Người bệnh nằm nghiêng về phía bên liệt, chân trên hơi gập, dùng tay khỏe để chống dậy. Đồng thời, người nhà ngồi phía sau hỗ trợ bằng cách dùng một tay đỡ vai dưới, tay kia đỡ vai trên người bệnh và kéo người bệnh ngồi dậy từ từ.

#4. Tập di chuyển từ giường sang xe lăn

Để người liệt ngồi ở mép giường, xe lăn để sát cạnh ghế về phía bên liệt, mặt giường chỉ cao bằng ghế xe lăn. Người nhà giúp bệnh nhân nâng mông lên khỏi mặt giường, xoay sang phía bên liệt để ngồi xuống xe lăn.

#5. Tập đứng dậy và giữ thăng bằng

Đây là một bài tập phục hồi cơ bản sau xuất huyết não nhằm giúp hạn chế di chứng yếu các chi, bại liệt. 

Người bệnh nếu còn yếu thì người nhà có thể hỗ trợ bằng cách để hai bàn tay người bệnh đặt lên vai mình, hai tay đặt ngang thắt lưng người bệnh, hai mũi bàn chân đặt đối diện mũi bàn chân người bệnh, hai gối tỳ vào hai gối người bệnh và giữ cho chúng duỗi ra. Từ từ đỡ người bệnh đứng thẳng dậy, nhắc họ chú ý dồn trọng lượng cơ thể đều xuống cả 2 chân và giữ thăng bằng. 

Để người bệnh đi được thì trước tiên cần tập đứng vững trong thanh song song trước, để họ đứng càng nhiều càng tốt. Đồng thời, cho người bệnh tập lần lượt với tay sang hai bên, rồi cúi nhặt vật dưới đất sẽ giúp họ đứng vững và giữ thăng bằng tốt hơn.

#6. Tập thay quần áo: Giúp người bệnh dần độc lập trong các sinh hoạt cơ bản

Cởi quần áo: Thực hiện theo thứ tự cởi tay áo hoặc ống quần bên lành trước, bên liệt sau.

Mặc quần áo: Xỏ ống quần hoặc tay áo bên liệt vào trước rồi kéo lên, xỏ bên lành sau.

#7. Bài tập chuyên biệt cho tay

Tập theo tầm vận động khớp tay : Để người bệnh nằm ngửa, vai bên liệt cạnh mép giường. Một tay người nhà giữ vai người bệnh, tay kia cầm cẳng tay ngay trên khuỷu tay người bệnh và đưa lên phía đầu người bệnh sao cho càng cao càng tốt, khi nào người bệnh đau thì dừng lại. Giữ 30 giây rồi trở lại vị trí ban đầu.

Kéo giãn cổ tay bên liệt: Người bệnh nằm ngửa, cánh tay gập lên phía vai 90 độ. Người nhà dùng một tay duỗi khuỷu tay người bệnh thẳng ra, tay còn lại duỗi cổ tay hết tầm, sau đó kéo duỗi các ngón tay.

Thứ ba, bên cạnh việc tích cực cho bác luyện tập các bài tập phục hồi chức năng và vật lý trị liệu, anh An có thể áp dụng thêm liệu pháp dùng thuốc bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ điều trị di chứng sau tai biến mà không gây tác dụng phụ. Đơn cử là bài thuốc Đông y An Cung Trúc Hoàn do tôi và các y bác sĩ đầu ngành phối hợp nghiên cứu, bào chế và được cấp phép lưu hành chính thống trên thị trường theo Quyết định số 18/QĐ-SYT ngày 03/06/2015 của Sở Y tế Thái Nguyên.

An Cung Trúc Hoàn có thành phần 100% từ linh thảo dược tự nhiên như Nấm Lim Xanh, Trúc Hoàng, Đảng Sâm, Sỏi Mật Bò, Ô Rô, Địa Long. Do không chứa bất kỳ thành phần tân dược nào khác nên thuốc rất an toàn cho sức khỏe người bệnh về lâu dài, đảm bảo tối đa dược tính các hoạt chất đặc hiệu cho hệ tim mạch và thần kinh như alkaloid, saponin triterpenes, lumbritin, adenine, xanthine, choline, hàng trăm loại vitamin  cùng với khoáng chất khác nhau.

Khi sử dụng thuốc An Cung Trúc Hoàn, bác sẽ giải quyết được 4 vấn đề chính tác động đến các di chứng sau tai biến, đặc biệt là di chứng về tê bì, yếu liệt vận động như:

  • Bổ sung tế bào hồng cầu huyết sắc tố, tăng vận chuyển máu đưa oxy đến tim và não.
  • Bồi bổ thận và ngũ tạng, giúp cơ thể đào thải độc tố và tiếp thu dinh dưỡng tốt hơn; tạo ra năng lượng tự nhiên từ quá trình ăn uống, nghỉ ngơi để tay chân có sức lực hơn.
  • Kháng khuẩn, tiêu viêm để giảm trừ các phản ứng viêm đau, nhiễm trùng, lở loét, hoại tử cơ thể do người bệnh bị hạn chế cử động.
  • Thông điều kinh lạc, ổn định huyết áp, điều hòa nhịp tim (yếu tố rất cần thiết đối với người bị thiếu máu cơ tim); tăng cường lưu thông máu lên não, các chi và toàn bộ cơ thể, làm mềm các khối cơ để kéo lại cảm giác và vận động trên chính những phần cơ thể bị yếu liệt.

Tuy nhiên, bản chất thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị theo cơ chế “mưa dầm thấm lâu”, chữa từ trong “nhân bệnh” ra ngoài chứ không chỉ “chữa lửa” các triệu chứng tức thời như thuốc Tây. Để đạt kết quả tốt như mong muốn thì người bệnh cần kiên trì kết hợp dùng thuốc với tập luyện phục hồi chức năng, thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.

Một lưu ý thêm là tùy theo thể trạng và mức độ hấp thu của mỗi người bệnh mà kết quả điều trị không giống nhau. Có bệnh nhân sau khi áp dụng đúng liệu trình với An Cung Trúc Hoàn thì có dấu hiệu khả quan chỉ sau 1 – 2 tuần đầu, một số trường hợp khác thì mất nhiều thời gian hơn hoặc mức độ hồi phục di chứng yếu liệt đạt 5 – 6 phần đã là kết quả lý tưởng.

Xem thêm: Bài thuốc Đông y chữa tai biến An Cung Trúc Hoàn

Mọi sự quan tâm về bài thuốc An Cung Trúc Hoàn và liệu trình điều trị di chứng sau tai biến theo cách hữu hiệu nhất, anh An có thể liên hệ để tôi tư vấn thêm nhé.