Chào Lương y Nguyễn Quý Thanh.
Trường hợp của chồng tôi 50 tuổi, cách đây không lâu thì bị tai biến mạch máu não, người tuy còn yếu nhưng vẫn chống gậy đi được, tinh thần khá tỉnh táo. Ngặt cái là chồng tôi ăn uống rất khó khăn, dù tự ăn hay có người đút thì thức ăn hoặc nước uống vẫn rơi vãi ra ngoài (ăn 10 phần thì rơi vãi 5 phần), mồm cứ chảy dãi, nói năng hơi đớ. Tôi sợ cứ tình trạng này chồng tôi không ăn uống gì được sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng và kiệt sức mất. Nhờ lương y tư vấn giúp tôi phải làm sao để giúp chồng tôi đây ạ?
(Cô Trương Thị Phụng – Bắc Ninh)
Bác Phụng thân mến!
Trước tiên, tôi xin chia sẻ về những khó khăn mà gia đình bác đang gặp phải. Dựa theo thông tin bác mô tả thì ông nhà bác đang mắc hai di chứng rất phổ biến sau đột quỵ não, đó là rối loạn nuốt và rối loạn ngôn ngữ.
Điều lo lắng nhất của bác Phụng lúc này là nếu tình trạng rối loạn nuốt cứ tiếp diễn sẽ khiến cho ông nhà bác không thể ăn uống gì được, nguy cơ suy dinh dưỡng và kiệt sức là không thể tránh khỏi. Trước khi đưa ra phương án khắc phục, bác hãy cùng tôi tìm hiểu rõ hơn về các di chứng trên là gì để có thể điều trị chúng tận gốc.
Rối loạn nuốt sau tai biến mạch máu não là gì?
Nuốt là một cơ chế sinh lý vừa chủ động vừa tự động do sự phối hợp của nhiều nhóm cơ ở miệng, hầu họng và thực quản. Mỗi giai đoạn trong một chu trình nuốt được kiểm soát bằng những cơ chế thần kinh cơ khác nhau.
Sau tai biến mạch máu não, một hoặc một vài khu vực điều khiển ở não bị tổn thương, làm suy yếu trung tâm nuốt hoặc tổn thương thân não lẫn các cơ trơn ở hầu họng lẫn thực quản, ảnh hưởng đến các tín hiệu dẫn truyền thần kinh và gây ra chứng rối loạn nuốt. Khi đó, cơ thể người bệnh gặp trở ngại lớn trong quy trình di chuyển thức ăn và nước uống, thậm chí nuốt nước bọt cũng là một việc khó khăn.
Triệu chứng lâm sàng của rối loạn nuốt sau tai biến
- Tồn đọng thức ăn trong miệng.
- Khó nhai.
- Chảy nước dãi.
- Trào ngược thức ăn/nước uống qua miệng hoặc mũi.
- Trì hoãn nuốt.
- Ho, sặc, thở khò khè trong khi nuốt.
- Thay đổi giọng nói, tốc độ sau khi nuốt.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Rối loạn nuốt sau tai biến nguy hiểm như thế nào?
Có đến hơn 50% số bệnh nhân mắc rối loạn nuốt sau tai biến mạch máu não cấp. Khoảng 25 – 30% số trường hợp bị rối loạn nuốt sau 1 tuần tai biến và 11 – 50% số bệnh nhân có di chứng rối loạn nuốt vào 6 tháng sau đó.
Rối loạn nuốt sau tai biến có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh khi thức ăn hoặc nước uống bị lọt vào khí quản, gây ra hít sặc, co thắt phế quản, nghẹt thở và dẫn đến tử vong.
Tình trạng hít sặc rất phổ biến ở hơn 40% người bệnh đột quỵ não cấp và rất nguy hiểm. Trong đó, 30% trường hợp hít sặc sẽ bị biến chứng viêm phổi, kết quả là 3 – 6% số người bệnh đó tử vong trong năm đầu tiên.
Một số biến chứng khác của rối loạn nuốt sau tai biến là mất nước, sụt cân, suy dinh dưỡng, giảm đề kháng miễn dịch, thói quen ăn uống bất thường, mất tinh thần và trầm cảm.
Cách khắc phục di chứng rối loạn nuốt sau tai biến
Kỹ thuật bù trừ
Là phương pháp có tính an toàn cao, khi người bệnh thực hành sẽ có hiệu quả ngay tức thì nhưng chỉ trong ngắn hạn.
Cúi cằm xuống: Mục tiêu cho cấu trúc phía trước dịch chuyển ra sau, gây hẹp đường đi vào thanh quản, giảm khoảng cách giữa nắp thanh môn và vách hầu, bảo vệ đường thở.
Ngước cằm lên: Dùng trọng lực để đưa thức ăn di chuyển từ miệng xuống hầu.
Đầu xoay về bên yếu và cúi xuống: Nhằm đóng kín nắp thanh môn, hướng thức ăn về bên lành, tạo lực ép lên thành bên của thanh quản.
Đầu xoay về bên lành: Sử dụng trọng lực để giữ thức ăn dồn sang bên lành của miệng và hầu họng.
Nằm xuống: Nhằm giảm nâng thanh quản hoặc giảm co cơ hầu hai bên, giảm thiểu tình trạng đọng thức ăn trong hầu sau khi nuốt.
Gia tăng ý thức về cảm giác: Tác động như một kích thích đánh thức cuống não và các trung tâm ở vỏ não giúp kích hoạt giai đoạn hầu của nuốt, giảm thời gian vận chuyển thức ăn trong miệng.
Tăng cường cảm giác: Để người bệnh được trải nghiệm các kích thích nhiệt nóng/lạnh; thức ăn nhiều mùi vị chua, ngọt; thức ăn có kết cấu; viên thức ăn carbon hóa;…. giúp tăng nhận thức vị giác và kích thích phản xạ nuốt.
Bài tập phục hồi chức năng nuốt
Tập cử động lưỡi: Đẩy lưỡi ra trước càng xa càng tốt trong 10 giây, giữ đầu lưỡi nằm trên đường giữa cơ thể hoặc đưa lưỡi chạm luân phiên niêm mạc má hai bên nhằm tăng sức mạnh của lưỡi, kiểm soát thức ăn khi nuốt vào.
Tập đẩy hàm: Đẩy hàm dưới ra phía trước hoặc đưa cằm qua lại sang hai bên xa nhất có thể nhằm giúp hàm linh hoạt, kéo căng các cơ bám da cổ.
Tập ngáp: Mở hàm càng to càng tốt và giữ trong 10 giây. Động tác này giúp mở thực quản và thúc đẩy sự chuyển động của thanh quản.
Tập nuốt gắng sức: Tập trung nước bọt trong miệng vào giữa lưỡi, giữ hai môi chặt, cố gắng hết sức nuốt thật mạnh một thức ăn “vô hình” trong tưởng tượng.
Tập nhóm cơ hỗ trợ nuốt: Giữ vai cố định ở tư thế nằm hoặc ngồi, nâng gập hoặc cúi ngửa đầu nhiều lần để tăng sức bền của cơ ức đòn chũm, cơ bám da cổ.
Cho người bệnh ăn bằng ống thông (sonde) thay thế đường miệng
Đối với trường hợp người bị rối loạn nuốt sau tai biến không còn hoặc rất hạn chế khả năng nhai nuốt như ông nhà bác Phụng, ăn 10 phần bị rơi vãi một nửa thì phải hoặc có thể ăn uống bằng đường thở, qua ống thông mũi hay dạ dày.
Duy trì đủ từ 1.800 – 2.000ml sữa hoặc 1 lít cháo xay hay 750 – 1500ml bột dinh dưỡng giàu năng lượng mỗi ngày bơm vào dạ dày qua ống thông. Cho bệnh nhân ăn ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, ăn 5 bữa trong ngày; các bữa cách nhau từ 2 – 3 giờ tùy theo số lượng mỗi lần ăn.
Thức ăn trong sonde dạ dày đủ lỏng, nhiệt độ thức ăn đủ ấm. Sau lần bơm thức ăn cuối cùng của mỗi bữa qua sonde phải bơm khoảng 20ml nước lọc ngâm trong sonde nhằm tránh cho thức ăn lên men trong sonde, vệ sinh ống thông để không nhiễm trùng.
Rối loạn ngôn ngữ sau tai biến mạch máu não là gì?
Một vấn đề khác mà ông nhà bác Phụng cũng mắc phải là di chứng rối loạn ngôn ngữ. Đây là trường hợp cũng rất phổ biến xuất hiện ở hơn 40% người bệnh sau tai biến mạch máu não.
Rối loạn ngôn ngữ xảy ra do não bị tổn thương sau tai biến khiến cho giọng nói bệnh nhân bị méo tiếng, chuyển giọng, nhịp điệu nói và âm điệu bị thay đổi, khi phát âm bị mất nguyên âm cuối từ, nói đớ, nói lắp, nói bập bẹ.
Các dạng của chứng rối loạn ngôn ngữ
Tổn thương vùng sinh ngôn ngữ: Bệnh nhân mường tượng được những gì mình muốn nói và hiểu lời người khác nói nhưng lại không thể phản hồi được hoặc chỉ nói ú ớ một vài từ. Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc lặp lại lời người khác hoặc lời của chính mình.
Tổn thương vùng hiểu ngôn ngữ: Bệnh nhân còn thể nói lưu loát nhưng các câu nói thường vô nghĩa. Bên cạnh đó, họ không thể hiểu hoặc bị hạn chế hiểu những gì người khác nói với mình, khả năng nhắc lại câu nói của người khác kém.
Tổn thương vùng dẫn truyền giữa vùng sinh ngôn ngữ và vùng hiểu ngôn ngữ: Bệnh nhân có thể nói và hiểu tốt nhưng lặp lại câu nói người khác hoặc của chính mình thì kém.
Tổn thương toàn thể tất cả các vùng chức năng ngôn ngữ: Bệnh nhân không nói được hoặc nói rất kém, hạn chế khả năng hiểu và lặp lại.
Rối loạn ngôn ngữ sau tai biến có thể gây hậu quả cấm khẩu, mất kết nối giao tiếp với người xung quanh, dẫn đến khó khăn trong các sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Nếu không giao tiếp được sẽ làm người bệnh thêm u uất, tự ti, sống khép kín, trầm cảm, suy sụp tinh thần và sức khỏe.
Cách khắc phục di chứng rối loạn ngôn ngữ sau tai biến
Cho người bệnh tập đếm số theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, tập đọc bảng chữ cái tiếng Việt, tập đọc ngày tháng năm,… Khi người bệnh đọc theo chiều xuôi thành thạo thì khuyến khích họ đọc ngược lại bảng số hoặc bảng chữ cái.
Tập gọi tên và mô tả đặc điểm một số đồ vật xung quanh nhà như bàn, ghế, tủ, tivi, quạt,… Chẳng hạn như “đây là cái quạt có màu xanh, đặt dưới đất, quạt đang quay, thổi gió mát,…”.
Để người bệnh nghe những bài hát nhẹ nhàng và khuyến khích họ hát ngâm nga vài câu hát yêu thích nhất.
Tập cho người bệnh tìm từ đối nghĩa. Chẳng hạn như: Người nhà nói “nóng” – người bệnh nói được “lạnh”; người nhà nói “xa”- người bệnh nói “gần”,…
Tập cho người bệnh nhận diện và gọi tên đồ vật theo mô tả đặc điểm. Ví dụ như: Người nhà hỏi “cái gì dùng để cắt vải, cắt giấy” – người bệnh có thể trả lời là “cái kéo”.
Tập cho người bệnh liệt kê sự vật, đồ vật theo danh mục như kể tên các loại hoa, các con vật, các loại trái cây, các phương tiện giao thông,… càng nhiều càng tốt.
Tập cho bệnh nhân biết mô tả hình ảnh qua bức tranh bằng cách đưa cho người bệnh một bức ảnh gia đình của mình và đặt câu hỏi như “đây là ai, tên gì, bao nhiêu tuổi, làm nghề gì?”.
Phục hồi di chứng sau tai biến bằng bài thuốc Đông y An Cung Trúc Hoàn
Để thúc đẩy quá trình phục hồi các di chứng sau tai biến mạch máu não từ bên ngoài lẫn bên trong cơ thể. Bác Phụng có thể cho ông nhà dùng thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc tự nhiên 100% từ Cây Ô Rô, Nấm Lim Xanh, Đảng Sâm, Sỏi Mật Bò, Trúc Hoàng, Địa Long trong bài thuốc chữa tai biến An Cung Trúc Hoàn.
Đây là bài thuốc gia truyền được tôi và các y bác sĩ đầu ngành tái nghiên cứu, hoàn thiện dựa theo bài thuốc An Cung Diệu Dược có từ đời nhà Lê. Hiện nay, An Cung Trúc Hoàn là thuốc Đông y duy nhất được công nhận hiệu quả trên cả ba mặt Phòng ngừa, Điều trị và Hồi phục các di chứng sau tai biến nhồi máu não hoặc xuất huyết não.
Nhờ một hàm lượng lớn các hoạt chất alkaloid, saponin triterpenes, lumbritin, adenine, xanthine, choline, vitamin, khoáng chất có trong An Cung Trúc Hoàn đã tạo nên dược lực tính mạnh, phát huy tác dụng điều trị các di chứng sau tai biến như:
- Làm lành, sửa chữa và khắc phục các tổn thương ở não gây ra di chứng rối loạn nuốt và rối loạn ngôn ngữ; hồi sinh các tế bào hồng cầu huyết sắc tố, tăng lưu thông máu đến toàn bộ cơ thể và các chi yếu liệt.
- Bồi bổ sức khỏe cho thận và lục phủ ngũ tạng, giúp người bệnh có sức lực cơ bắp, tinh thần tỉnh táo để thực hiện các bài tập phục hồi di chứng một cách chủ động.
- Kích thích người bệnh có cảm giác ăn ngon và ngủ ngon, tạo ra sức đề kháng và sản sinh năng lượng từ bên trong để chống chọi lại với các bất lợi từ môi trường, hỗ trợ tốt cho quá trình cải thiện di chứng về thần kinh lẫn vận động.
Bên cạnh đó, An Cung Trúc Hoàn được bào chế ở dạng cao lỏng nên những người bệnh mắc rối loạn nuốt như ông nhà bác Phụng rất dễ uống. Với người bệnh đang gặp những vấn đề về cơ miệng và hầu họng nên ngậm thuốc trong miệng từ 3 – 5 phút trước khi nuốt để thuốc thẩm thấu vào mao mạch lưỡi, như vậy sẽ gia tăng hiệu quả điều trị các di chứng hơn.
Chi tiết xem thêm: Bài thuốc chữa tai biến An Cung Trúc Hoàn
Nếu bác Phụng và gia đình quan tâm đến một liệu trình chữa trị di chứng rối loạn nuốt và rối loạn ngôn ngữ một cách toàn diện nhất, bác có thể kết nối qua:
- Số điện thoại: 0901.70.55.66 – 0968.17.30.68 (gặp trực tiếp tôi).
- Địa chỉ nhà thuốc: 54F Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Website chính thức: www.ancungtruchoan.com.vn
- Fanpage: Facebook.com/LYNguyenQuyThanh
Chúc bác và gia đình áp dụng thành công!