“Cái anh Phòng chết đi sống lại đấy hở?” Đó là câu của đại đa số người dân tại tổ 12, phường Gia Sàng, TP. Thái Nguyên chỉ cho chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Quốc Phòng.

Nhờ sự chỉ dẫn tận tình của bà con làng xóm, chúng tôi đã đến được căn nhà số 18 của ông Nguyễn Quốc Phòng. Bác hàng xóm thấy tôi đứng đợi do cửa đang khóa, liền bấm điện thoại gọi cho ông Phòng. Vài phút sau, thấy tiếng xe máy đi vào ngõ. Tôi hết sức ngạc nhiên, khó tin vào mắt mình, khi trước mắt tôi là một người đàn ông cao to vạm vỡ, nước da bánh mật, lái xe phăm phăm. Thật khó có thể tin nổi, một người từng đột quỵ, chết đi sống lại, mà lại có sức khỏe và dáng vẻ bình thường như vậy.

Năm 2017 bệnh huyết áp cao của ông Phòng biểu hiện rõ rệt, khiến ông hay choáng váng, mệt mỏi, nên phải điều trị bằng thuốc Tây. Trong lúc đang điều trị thuốc Tây bình ổn huyết áp, thì ông bị đột quỵ. Vừa pha tách trà nóng để cùng lương y Nguyễn Quý Thanh trò chuyện, ông Phòng bồi hồi nhớ lại quãng thời gian khó khăn ấy. 

Bác Phòng mở tủ lấy vỏ chai thuốc mà ông cất giữ, nói với tôi: “Cái này cứu sống tôi đấy, tôi giữ làm kỷ niệm, mỗi lần nhìn thấy nó lại biết ơn lương y Thanh. Cái chai cao lỏng bé tí tẹo mà cứu mạng người kể cũng thần kỳ”.

Ông Nguyễn Quốc Phòng sinh năm 1960, công tác tại Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, thuộc Tổng công ty Than khoáng sản Việt Nam. Sức khỏe ông Phòng tương đối tốt, nhưng lại có tiền sử huyết áp không đều, dạng huyết áp cơn.

Hồi giữa năm 2017, sáng thức dậy, đi vệ sinh, tự dưng thấy người nôn nao như say rượu, ông liền ngồi xuống và gọi vợ. Vợ chạy đến, ông bảo trong đầu như có hàng ngàn con dòi bọ đang đục trong não và nói vợ gọi xe cấp cứu. Vợ ông tá hỏa kêu cứu, rồi mọi người gọi xe cấp cứu đến. Khi đó, ông vẫn chỉ đạo được mọi việc, nhận biết xung quanh, nhưng lên xe cấp cứu là hôn mê, bất tỉnh luôn.

Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên cấp cứu rất kịp thời và nhanh chóng. Tuy nhiên, lúc 8g sáng, phim chụp đưa ra, thấy trắng xóa, bác sĩ kết luận đã bị vỡ mạch máu não (theo từ ngữ chuyên môn thì là vỡ mạch máu dưới nhện). Hiện máu đang chảy, và loang kín não, thì không mổ ngay được, mà phải theo dõi vài hôm nữa. Tính mạng ông Phòng khi đó ngàn cân treo sợi tóc, xác định khó qua khỏi, hoặc nếu có sống được thì phần đời về sau cũng sống đời thực vật nằm một chỗ. Như sét đánh ngang tai, cả nhà ông ai cũng lo lắng, đau đầu tìm cách để cứu ông Phòng dù chỉ còn một chút hy vọng nhỏ nhoi.

Trong thời gian chờ đợi sự theo dõi của bệnh viện, người nhà ông Phòng được mấy người giới thiệu, nên liên lạc với Trung tâm phát triển y học cổ truyền Việt Thanh để tìm mua sản phẩm An cung trúc hoàn – sản phẩm chuyên chống và hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân tai biến. Nghe tình hình nguy cấp và máu não đang chảy, không thể sử dụng thuốc bừa bãi được, nên Trung tâm Việt Thanh cử một lương y đến Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên để kiểm tra bệnh tình theo phương pháp đông y.

                                                                Lương y Nguyễn Quý Thanh trực tiếp chỉ đạo sản xuất An cung Trúc Hoàn

Bác sĩ đông y Nguyễn Thị Nga dùng kim châm 10 đầu ngón tay và nhận thấy chỉ còn 1 ngón duy nhất nặn ra được máu. Mặc dù tình trạng rất khó, nhưng vẫn còn chút cơ hội mong manh để cứu sống. Bác sĩ Nga đã kê đơn thuốc An cung trúc hoàn để gia đình cho ông Phòng cho uống 2 tiếng một thìa qua đường xông.

Anh trai ông Phòng có quen biết với bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai và gọi điện xin ý kiến về tiến trình điều trị. Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai lo lắng nếu đưa xuống, có thể chết giữa đường, do đó, phương án tốt nhất là đưa kíp mổ cùng thiết bị máy móc từ Hà Nội lên thực hiện phẫu thuật luôn ở Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên. 

Kíp mổ của Bệnh viện Bạch Mai có mặt tại Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên ngay sau 4 ngày ông Phòng hôn mê bất tỉnh. Ông Phòng được đưa đi chụp cắt lớp. Các bác sĩ đều hết sức ngạc nhiên, khi thấy vết vỡ mạch máu não đang lành. Không tin vào kết quả, nên các bác sĩ cho đi chụp tiếp và một vị giáo sư của Bệnh viện Bạch Mai gặp gia đình hỏi chuyện xem có cho uống thuốc gì trong những ngày vừa rồi hay không. Khi điều trị những trường hợp thập tử nhất sinh, bác sĩ thường nhắc gia đình không được cho sử dụng thuốc đông y lá lẩu vì tình trạng quảng cáo bán thuốc dởm rất bừa bãi, nên mọi người đều giấu. Lúc này, vợ ông Phòng mới thừa nhận có cho dùng thuốc đông y An cung trúc hoàn. Vị giáo sư nọ liền bảo: “Sản phẩm đó tôi có nghe. Gia đình cứ cho dùng đi, không sao đâu, nhưng thuốc tây cứ uống theo kê đơn. Diễn tiến tốt thế này thì không phải mổ nữa”.

Nghĩ về cơ hội sống mong manh khi ấy ông Phòng nói: “Tôi nằm 2 tháng ở bệnh viện, ngoài dùng thuốc của bệnh viện thì uống hết 10 lọ An cung trúc hoàn. Ngày thứ 17 thì tôi tỉnh lại, nhưng nhận thức lơ mơ lắm, chả nhận ra ai:.

Sau 2 tháng nằm viện, thì ông Phòng được về nhà. Tuy nhiên, trí nhớ vẫn rất kém, nhớ nhớ quên quên liên tục. Bạn bè, đồng nghiệp đến thăm, ông không nhận ra. Thậm chí, vừa uống thuốc, ăn cơm xong, lại giục vợ “sao giờ này chưa ăn cơm?”. Ông đã đi lại được phần nào, nhưng chân yếu và giọng nói méo mó khó khăn.

Tuy nhiên, gia đình vẫn kiên trì cho ông tiếp tục sử dụng An cung trúc hoàn. Điều kỳ diệu đã đến, là 3 tháng sau khi ra viện, trí nhớ của ông hồi phục gần như xưa, sức khỏe cũng gần như hoàn toàn bình thường. Đặc biệt, từ khi sử dụng An cung trúc hoàn, thì huyết áp của ông cực kỳ ổn định.

Bác Phòng chia sẻ về quá trình vượt qua cơn tai biến “thập tử nhất sinh”

“Bác sĩ bảo, nếu sau 3 năm không bị tai biến lại thì an tâm rồi, có thể uống rượu cũng được rồi, nhưng tôi vẫn kiêng khem cẩn thận. Thi thoảng, tôi vẫn dùng An cung trúc hoàn, vừa ngừa tai biến lại, cũng là để duy trì huyết áp ổn định hơn” – ông Nguyễn Quốc Phòng chia sẻ.

Nhắc đến bệnh nhân Nguyễn Quốc Phòng, lương y Nguyễn Quý Thanh chia sẻ: “Những trường hợp như bệnh nhân Nguyễn Quốc Phòng chúng tôi điều trị nhiều rồi, nhưng đó cũng được coi là may mắn cho anh ấy. Việc sử dụng thuốc đông y cứu người từ cõi chết không phải là hiếm, nhưng cũng không dễ dàng gì. Bị tai biến rồi, dù điều trị một cách tích cực nhất, cộng với số mệnh tốt, thì cũng không thể giúp người bệnh có đủ thể lực và trí lực như xưa 100% được. Chưa kể, quá trình điều trị vất vả, tốn kém. Do đó, nếu chúng ta phòng ngừa được thì tốt nhất. Những người mắc những bệnh có nguy cơ tai biến cao, mà dùng An cung trúc hoàn thì thực sự rất an tâm. Hoặc, nếu bị đột quỵ mà qua khỏi, giữ được tính mạng, thì càng nên dùng, vì rất dễ bị lại. Người bệnh tích cực phòng ngừa là điều tốt nhất”.