Ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại. Các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy cơ đã xuất hiện do lối sống không lành mạnh, tuổi tác gây nên. Thiếu máu não là một trong những nguy cơ đó, đang ngày càng trẻ hoá. Kèm theo đó các di chứng để lại về sau lại vô cùng khó lường. Bây giờ tôi cùng các bạn sẽ cùng tìm hiểu một số biến chứng thường gặp sau thiếu máu não.
1.Thiếu máu não là gì?
Thiếu máu não hay thiểu năng tuần hoàn não là hiện tượng não vì một lý do nào đó không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết để duy trì hoạt động. Chính vì không được cung cấp đủ máu dẫn đến tình trạng thiếu oxy và các chất cần thiết làm tổn thương não, ảnh hưởng đến một số chức năng của hệ thần kinh trung ương.
Thiếu máu não kéo dài sẽ đẩy bệnh nhân gặp nhiều nguy cơ tiềm ẩn và cơn thiếu máu não qua đi vẫn có thể để lại những di chứng cực kỳ nghiêm trọng.
2.Các biến chứng thường gặp sau nhồi máu não
2.1 Mất ngủ
Mất ngủ là hiện tượng giấc ngủ bị rối loạn bao gồm khó để ngủ, ngủ được nhưng không sâu, thức dậy sớm rất khó để ngủ lại hoặc không ngủ lại được nhưng rất mệt mỏi, ngủ gà ngủ gật. Đây là một tình trạng phổ biến ở những người thiểu năng tuần hoàn não. Do giấc ngủ là lúc cơ thể chúng ta được nghỉ ngơi và thiết lập lại các hoạt động bên trong. Việc giấc ngủ bị rối loạn sẽ làm suy giảm tình trạng sức khoẻ.
Trong các nguyên nhân gây mất ngủ thì thiểu năng tuần hoàn não chiếm đến 80%. Lý do được các nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra là vì lưu lượng tuần hoàn máu đến não không đủ, oxy cũng như các chất cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của não bộ không được cung cấp dẫn đến tình trạng tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Các triệu chứng của mất ngủ rất dễ để nhận thấy bao gồm:
- Không bao giờ cảm thấy buồn ngủ.
- Nằm trằn trọc mãi không ngủ được.
- Ngủ không sâu giấc.
- Giấc ngủ không ngon, hay giật mình, mê sảng.
- Hay tỉnh giấc sớm và dường như không ngủ lại được.
- Mệt mỏi, uể oải sau khi tỉnh dậy.
- Hay ngủ gật.
Để cải thiện tình trạng này ngoài việc điều trị tận gốc thiếu máu não hay nguy cơ tái phát thiếu máu não để não được cung cấp đủ oxy, dưỡng chất cần thiết cho quá trình làm việc một cách bình thường thì người bệnh nên có những chế độ sau:
- Uống An Cung Trúc Hoàn, đánh tan máu tụ trong não, phục hồi thần kinh, ổn định huyết áp, làm sạch mỡ máu, giãn cơ và hỗ trợ phục hồi di chứng được tốt nhất.
- Có thời gian phù hợp để ngủ như ngủ từ 21 giờ hoặc 22 giờ mỗi ngày.
- Tạo tâm lý thoải mái, yên tĩnh trước và trong khi ngủ.
- Điều chỉnh tư thế ngủ sao cho phù hợp để máu lưu thông tốt hơn.
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, bữa ăn. Tránh các tác nhân gây kích thích như rượu, bia, …
2.2 Suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ là tình trạng suy giảm một phần chức năng não bộ về lưu trữ, ghi nhớ, xử lý và truyền đạt thông tin. Việc hay quên, tư duy chậm khiến công việc không suôn sẻ và giao tiếp hằng ngày khó khăn hơn.
Nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ sau thiếu máu não là do gián đoạn lưu lượng máu đến não. Lưu lượng máu giảm, oxy giảm, các chất cần thiết để hoạt động cũng giảm khiến một số lượng lớn các tế bào thần kinh (Neurons thần kinh) bị chết đi. Vai trò của các Neurons này là vô cùng quan trọng trong dẫn truyền và ghi nhớ thông tin. Khi các Neurons chết đi sẽ xuất hiện những kẽ hở trong truyền đạt, xử lý và lưu trữ do chúng rất ít hoặc gần như không thể tái tạo lại được.
Để phát hiện bệnh nhân suy giảm trí nhớ nên chú ý đến các đặc điểm và triệu chứng bệnh nhân sẽ mắc phải sau đây:
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng.
- Dễ hay cáu gắt, kích động.
- Việc ghi nhớ một thông tin nào đó là rất khó.
- Khả năng tập trung không cao trong các công việc hằng ngày.
- Không nhớ lại được hoặc mất nhiều thời gian để nhớ ra các mốc sự kiện trong đời.
- Chậm chạp, ì ạch trong tư duy và xử lý.
- Không dứt khoát, do dự.
Ở thời điểm hiện nay phương pháp để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân suy giảm trí nhớ có rất nhiều nhưng đều rất cần sự kiên nhẫn. Không phải tất cả người bệnh đều luôn cho một kết quả phục hồi hoàn toàn giống nhau, sẽ chỉ làm giảm hay chậm đi quá trình suy giảm trí nhớ. Để điều trị tốt nhất những người xung quanh nên cho bệnh nhân áp dụng các phương pháp sau đây:
- Luôn bên cạnh hỗ trợ vì người bệnh rất hay quên và lú lẫn.
- Tạo tinh thần lạc quan cho bệnh nhân.
- Không cho bệnh nhân tiếp xúc với các tác nhân gây tiêu cực hoặc bị shock.
- Cho tham gia và duy trì các hoạt động cần vận dụng nhiều khả năng ghi nhớ.
- Nhắc cho người bệnh nghe nhiều về các kỷ niệm, các mốc sự kiện trong đời để kích thích não bộ nhớ lại.
- Sử dụng các thực phẩm, thức ăn, nước uống giàu Omega-3 và các Vitamin nhóm B.
- Uống An Cung Trúc Hoàn, đánh tan máu tụ trong não, phục hồi thần kinh, ổn định huyết áp, làm sạch mỡ máu, và hỗ trợ phục hồi di chứng được tốt nhất.
- Cho sử dụng các thực phẩm hỗ trợ chức năng cải thiện tuần hoàn não, Vitamin nhóm B, Vitamin E, Vitamin C.
- Rèn luyện sức khỏe, tập thể dục thể thao.
2.3 Tê bì chân tay
Tê bì chân tay là một hiện tượng bệnh lý, bệnh nhân có cảm giác tê ở chân và các đầu ngón tay, đứng dậy chân tay thường xuyên tê dại đi ảnh hưởng đến khả năng di động, đi lại thật sự khó khăn. Nếu để tình trạng diễn ra lâu có thể dẫn đến tê liệt.
Thiếu máu não là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tê bì chân tay. Khi ngồi, nằm hay đứng ở một tư thế nào đó quá lâu và đột nhiên cử động đột ngột lúc này lượng máu lưu thông đến não bộ không được tốt ảnh hưởng đến thần kinh trung ương gây tê bì tay chân.
Về mặt lâm sàng tê bì chân tay có các triệu chứng đáng chú ý sau đây mà các bạn không được bỏ qua:
- Cổ vai gáy, một bên nửa người đau nhức, mỏi mệt kết hợp tê như kim châm một bên.
- Sau khi ngồi hoặc giữ nguyên tư thế một lúc rồi cử động có cảm giác như kiến bò, loạng choạng, khó đi.
- Mất cảm giác hoàn toàn ở tay, chân một lúc rồi bình thường và rất hay gặp vào ban đêm.
- Chuột rút và co thắt các cơ một cách đột ngột gây đau nhức.
- Chân tay tê dại, mất cảm giác kèm theo hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
Để điều trị chứng tê bì chân tay chúng tôi có một số gợi ý về phương pháp sau đây:
- Đứng, ngồi hay ngủ cần chọn một tư thế phù hợp để máu được lưu thông dễ dàng.
- Trong các công việc hằng ngày tránh duy trì một tư thế lâu, mà hãy thay đổi liên tục hoặc ngồi dậy đi lại.
- Tập các bài tập yoga, aerobic, những bài tập giúp tăng cường hoạt động máu lưu thông lên não.
- Uống An Cung Trúc Hoàn, đánh tan máu tụ trong não, phục hồi thần kinh, ổn định huyết áp, làm sạch mỡ máu, và hỗ trợ phục hồi di chứng được tốt nhất.
- Xoa bóp, massage cơ thể đặc biệt là tay chân.
- Khi có hiện tượng chuột rút hoặc tê bì chân tay ta có thể chọn một trong hai phương pháp: chườm nóng hoặc chườm lạnh.
- Chọn các loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho việc sản sinh ra máu.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol.
- Có thể sử dụng thêm các thuốc hỗ trợ như: Gabapentin, pregabalin, corticosteroid…
2.4 Đột quỵ
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là tình trạng tổn thương não cục bộ mang tính nghiêm trọng có thể là xuất huyết, hoặc nhồi máu não. Đột quỵ nếu không được cứu chữa kịp thời có nguy cơ chết não thậm chí tử vong, nếu nhẹ hơn có thể để lại các di chứng vô cùng khó lường.
Đột quỵ do thiếu máu não là nguyên nhân chủ yếu và chiếm phần lớn các người bệnh. Khi thiếu máu não cung lượng máu đến não thấp, oxy và các dưỡng chất cũng không được cung cấp kịp thời đến não bộ dẫn đến tổn thương não gây đột quỵ.
Do bệnh tấn công vào hệ thần kinh trung ương nên người bệnh có thể có nhiều triệu chứng và phổ biến nhất là: đau đầu, buồn nôn, liệt nửa người, rối loạn ý thức. Các triệu chứng đau đột ngột nhanh chóng và khi đến giai đoạn toàn phát thì các triệu chứng ta thường gặp là:
- Rối loạn ý thức.
- Tổn thương thần kinh sọ não.
- Liệt nửa người bên tổn thương.
- Rối loạn cảm giác.
- Rối loạn hệ thần kinh thực vật gây tăng huyết áp. Nhip tim và nhịp thở cũng bị rối loạn.
- Đái dầm, bí đại tiện.
- Giãn đồng tử.
Biến chứng đột quỵ não do thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh lý cấp tính vì vậy khi thấy bệnh nhân có dấu hiệu bị đột quỵ ta cần cấp cứu nhanh chóng và kịp thời mới có thể tránh những hậu quả đáng tiếc. Sau đây là các bước cách sẽ làm khi gặp phải trường hợp
bệnh nhân bị đột quỵ:
- Hô hoán, gọi cấp cứu ngay.
- Đo dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân bao gồm: huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể.
- Nâng nhẹ và đặt đầu của bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng rồi cố định đầu không để di chuyển.
- Loại bỏ các dị vật, đờm dãi và tháo ngay nếu có răng giả.
- Nếu bệnh nhân xuất hiện hiện tượng liệt nửa người cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về phía không bị liệt.
- Uống An Cung Trúc Hoàn, đánh tan máu tụ trong não, phục hồi thần kinh, ổn định huyết áp, làm sạch mỡ máu, và hỗ trợ phục hồi di chứng được tốt nhất.
- Trong trường bệnh nhân có dấu hiệu suy tim hoặc ngừng thở, cần thực hiện thủ thuật hồi sinh tim phổi ngày gồm: ép tim, hô hấp nhân tạo.
- Đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức.
2.5 Suy giảm thị lực
Suy giảm thị lực là hiện tượng khả năng nhìn của bệnh nhân bị suy yếu, mắt mờ, không nhìn rõ có thể dẫn đến các nguy cơ: cận thị, viễn thị, loạn thị thậm chí mù loà. Do mắt là một tri giác rất quan trọng trong cơ thể con người. Việc mắt bị tổn thương là một ảnh hưởng, thiệt hại không nhỏ.
Nguyên nhân của suy giảm thị lực là do bệnh nhân bị thiếu máu não, hệ thần kinh cũng như các tổ chức não bị tổn thương gây viêm đa xơ cứng và viêm thị thần kinh. Những tổn thương này dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực ở người.
Triệu chứng của người bị suy giảm thị lực rất dễ nhận biết bao gồm:
- Mắt mờ đi, không thấy rõ.
- Có thể bị mù màu, không phân biệt được màu sắc.
- Gặp các bệnh như: loạn thị, cận thị, viễn thị.
- Có hiện tượng quáng gà khi tiếp xúc với môi trường ánh sáng yếu.
- Mỏi mắt.
- Đục thuỷ tinh thể.
- Võng mạc của mắt bị bong ra.
- Lão thị sớm.
Để điều trị suy giảm thị lực ta cần điều trị nguyên nhân tận gốc đầu tiên là do tổn thương thần kinh trung ương. Tuy nhiên việc mắt có thể phục hồi hoàn toàn cũng là chuyện không thể chắc chắn. Sau khi điều trị nguyên nhân vẫn không thể phục hồi hoàn toàn ta có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ và các phương pháp làm chậm quá trình suy giảm thị lực như:
- Phẫu thuật cấy ghép nhân tạo với các trường hợp đục thuỷ tinh thể, hay mắt bị suy giảm nặng.
- Điều trị bằng laser.
- Ăn các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, beta-carotene, lutein, selenium tốt cho mắt như: cà rốt, cá hồi, ngô, khoai lang, bông cải xanh, thịt bò…
- Kiểm soát bệnh bằng thuốc nhỏ mắt.
- Uống An Cung Trúc Hoàn, đánh tan máu tụ trong não, phục hồi thần kinh, ổn định huyết áp, làm sạch mỡ máu, và hỗ trợ phục hồi di chứng được tốt nhất.
- Sử dụng các thực phẩm chức năng tăng cường tuần hoàn não.
- Sử dụng kính lúp, kính áp tròng, các công cụ hỗ trợ thị giác.
- Đeo kính khi ra ngoài để tránh bức xạ mặt trời và bụi bẩn.
- Hạn chế sử dụng các tác nhân ảnh hưởng đến mắt như smartphone, máy tính, TV…
Trên đây là một số biến chứng của thiếu máu não gây nên. Thiếu máu não hay thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh lý tưởng nhẹ nhưng nó lại để lại các biến chứng nguy hiểm và vô cùng khó lường. Để phòng tránh cũng như phục hồi một cách tốt nhất các biến chứng này yêu cầu người bệnh phải có tính kiên nhẫn cao và khả năng phối hợp tốt với bác sĩ, người chăm sóc. Sau bài viết này bạn đã cho mình thêm một số kiến thức để phòng tránh và áp dụng vào cuộc sống của mình nhé.