Xuất huyết não chiếm 15% trong các thể đột quỵ gây nguy cơ tử vong cao.

Xuất huyết não hay còn gọi là chảy máu não. Đây là một loại đột quỵ xảy ra khi áp lực tác động lên thành mạch máu tăng một cách đột ngột, dẫn tới lòng mạch bị vỡ tràn vào tổ chức não. 

Chảy máu não khiến cho các nhu mô não xung quanh bị tổn thương, chịu kích thích gây phù não, tạo thành các vùng máu tụ xung quanh não gọi là tụ máu. 

Tùy theo kích thước của vùng máu tụ, mỗi bệnh nhân xuất huyết não sẽ gặp các di chứng khác nhau, từ mất ý thức, tiên lượng xấu, hoặc nguy cơ tử vong cao nếu không sơ cứu đúng cách kịp thời. 

Dưới đây là một số di chứng thường gặp của bệnh nhân sau xuất huyết não.

1. Xuất huyết não là gì?

Xuất huyết não hay còn gọi là chảy máu não, đây là một loại đột quỵ, xảy ra khi máu từ trong lòng mạch bị vỡ tràn vào tổ chức não gây tổn thương. Việc áp lực tăng một cách đột ngột làm nhu mô não xung quanh bị tổn thương và chịu kích thích gây phù não. Máu tụ xung quanh não là tụ máu. Bệnh nhân thường mất ý thức, tiên lượng xấu và có nguy cơ tử vong cao điều này phụ thuộc nhiều vào kích thước tụ máu não.

2. Những di chứng nào thường gặp sau xuất huyết não

Những di chứng thường thấy sau xuất huyết não ngoài nguy cơ tái phát, người bệnh còn gánh chịu nhiều biến chứng khác. Có tới 92% về vận động, 68% di chứng nhẹ và 27% là biến chứng nặng nề.

2.1. Liệt nửa người

Liệt nửa người do xuất huyết não gây ra. Đây có thể coi là biến chứng nặng nề và thường gặp nhất. Lên tới 90% người bệnh sau phục hồi. Biến chứng nặng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt vì không tự chủ được.

Liệt nửa người: là tình trạng suy yếu một bên cơ thể. Phần cơ thể này vẫn có thể hoạt động một cách bình thường nhưng yếu đi thấy rõ hoặc nặng hơn là gần như không cử động được

Nguyên nhân: Sau xuất huyết não có hiện tượng tụ máu và máu tràn vào các tổ chức não gây tổn thương cục bộ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, cùng với đó quá trình vận chuyển máu bị gián đoạn làm giảm lượng oxy đến não dẫn đến liệt nửa người.

Triệu chứng bệnh: ta có thể phát hiện liệt nửa người thông qua các triệu chứng sau:

  • Cơ thể mất thăng bằng
  • Nuốt và nói khó
  • Tê ngứa, mất cảm giác một bên
  • Suy giảm khả năng vận động

Điều trị: may thay bệnh nhân liệt nửa người vẫn có thể điều trị và phục hồi để quay lại cuộc sống bình thường, nhưng cần một khoảng thời dài. Bằng cách sử dụng thuốc kết hợp hỗ trợ vận động hoặc nếu cần thiết có thể phẫu thuật. Dưới đây là một số phương pháp hiện nay đang được sử dụng:

  • Sử dụng thuốc hạ áp và giảm cholesterol để giảm nguy cơ tái phát xuất huyết não.
  • Cho bệnh nhân dùng kháng sinh.
  • phẫu thuật điều trị phù não và lấy cục máu đông cũng như dị vật trong tổ chức não 
  • Thuốc giãn cơ An Cung Trúc Hoàn
  • Uống An Cung Trúc Hoàn, đánh tan máu tụ trong não, phục hồi thần kinh, ổn định huyết áp, làm sạch mỡ máu, giãn cơ và hỗ trợ phục hồi di chứng được tốt nhất.

Phẫu thuật co cơ tự phát, tổn thương cột sống , tổn thương dây chằng.

  • Vật lý và tâm lý trị liệu để phục hồi tổn thương não bộ.
  • Kết hợp với chế độ sinh hoạt phụ hợp duy trì và hỗ trợ vận động.

Không phải bệnh nhân liệt nửa người nào cũng giống nhau và cho ra cùng một kết quả điều trị những bệnh nhân và người nhà cũng nên có những hướng tích cực để cải thiện cuộc sống.

2.Chứng rối loạn ngôn ngữ

Một biến chứng rất hay thấy sau xuất huyết não khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp. Điều này gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Rối loạn ngôn ngữ: là một di chứng não do tổn thương hệ thần kinh trung ương ảnh hưởng đến quá trình nói, viết hay cách giao tiếp của bệnh nhân.

Rối loạn ngôn ngữ do xuất huyết não gây ra làm mất đi tính toàn vẹn về chức năng của bán cầu não về ngôn ngữ. Bởi trong quá trình xuất huyết, quá trình máu lưu thông bị gián đoạn vùng não không được cung cấp oxy hoặc bị chèn ép một thời gian ngắn nhất định sẽ dẫn đến việc các tế bào thần kinh bị suy yếu hoặc hoại tử, đồng thời các liên kết thần kinh có liên quan cũng bị đứt gãy và gián đoạn. Các vùng trực tiếp hoặc phối hợp điều khiển chức năng ngôn ngữ bị tổn thương dẫn đến rối loạn.

Triệu chứng bệnh

Tổn thương não làm giọng nói bệnh nhân bị méo tiếng, khi phát âm như bị mất nguyên âm cuối từ, nói lắp, nói bập bẹ. Bệnh nhân bị chuyển giọng, nhịp điệu tiếng nói và âm điệu ngôn ngữ bị thay đổi. 

Có 4 loại rối loạn:

  • Tổn thương vùng sinh ngôn ngữ.
  • Tổn thương vùng hiểu ngôn ngữ.
  • Tổn thương vùng dẫn truyền ngôn ngữ.
  • Tổn thương tất cả vùng chức năng ngôn ngữ.

Tuy nhiên, khả năng ngôn ngữ của bệnh nhân có thể hồi phục nếu kiên trì luyện tập với sự hỗ trợ của thầy thuốc và gia đình. Để việc điều trị được tốt nhất ta phải kết hợp đủ 3 phương pháp: Điều trị nguyên nhân, liệu pháp ngôn ngữ và sử dụng thiết bị hỗ trợ ngôn ngữ. Bệnh nhân có thể phục hồi tốt hay không phụ thuộc vào những yếu tố này. 

3.Không tự chủ tiểu tiện

Gây không ít khó chịu và bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cho bệnh nhân và những người xung quanh.

Tiểu tiện không tự chủ: là tình trạng rò rỉ nước tiểu ra ngoài một cách không kiểm soát của người bệnh

Nguyên nhân: Tình trạng bệnh rất hay gặp sau đột quỵ. Có thể bàng quang hoặc ruột kiểm soát kém sau cơn đột quỵ. Những thay đổi về thể chất cũng như suy nghĩ, trí nhớ và sự phán xét dẫn đến mất kiểm soát cùng với việc sử dụng một số loại thuốc điều trị sau xuất huyết gây nên tác dụng phụ.

Triệu chứng và biểu hiện bệnh

Được chia làm 3 loại

  • Tiểu không tự chủ do gắng sức (hoặc do stress, do áp lực): Tình trạng rò rỉ nước tiểu xảy ra khi ho, cười, hắt hơi hoặc khi vận động, như đi bộ, chạy nhảy hoặc tập thể dục.
  • Són tiểu cấp kỳ: Do bàng quang tăng hoạt, phát tín hiệu thôi thúc đột ngột để đi tiểu, cơ thể khó có thể kiềm chế được. Phụ nữ mắc chứng tiểu không tự chủ loại này có thể không kiềm được nước tiểu trước khi vào nhà vệ sinh. Nếu bàng quang tăng hoạt quá mức, bệnh nhân sẽ thường xuyên gặp cảm giác phải đi tiểu khẩn cấp.
  • Tiểu không kiểm soát dạng kết hợp cả do gắng sức và do bàng quang tăng hoạt.

Phương pháp điều trị

Đối với việc chữa trị tiểu tiện không tự chủ. trước tiên bác sĩ sẽ đề nghị các phương pháp điều trị không can thiệp phẫu thuật, bao gồm thay đổi lối sống, luyện tập cơ bàng quang, vật lý trị liệu và sử dụng một số thiết bị hỗ trợ bàng quang. Khi điều trị són tiểu cấp kỳ, bệnh nhân có thể phải dùng đến thuốc. Nếu các phương pháp không thể mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ phải cân nhắc đến biện pháp phẫu thuật. Thông thường, bệnh nhân được chỉ định phối hợp nhiều phương pháp khác nhau để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Ngoài ra, nên cho bệnh nhân uống An Cung Trúc Hoàn, đánh tan máu tụ trong não, phục hồi thần kinh, ổn định huyết áp, làm sạch mỡ máu, giãn cơ và hỗ trợ phục hồi di chứng được tốt nhất.

Dù đây là bệnh lý không nguy hiểm nhưng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn, phương pháp điều trị rất nhiều nhưng để chữa trị dứt điểm không cao vì vậy việc thích nghi là rất cần thiết.

  1. Rối loạn nuốt

Rối loạn nuốt là một di chứng tai biến mạch máu não rất thường gặp, ngoài việc làm người bệnh khó khăn trong ăn uống, rối loạn nuốt có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như hít sặc, viêm phổi, khó thở và có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân rối loạn nuốt: Người bệnh xuất huyết não hay đột quỵ não sau khi có tổn thương vùng thân não sẽ làm cho cơ hầu họng bị liệt dẫn đến triệu chứng nuốt khó, người bệnh gặp khó

khăn khi nuốt thức ăn thức uống, thậm chí khó nuốt ngay cả khi nuốt nước bọt.

Nhận biết rối loạn nuốt: có 3 giai đoạn rối loạn nuốt mà bạn có thể thấy:

  • Rối loạn giai đoạn miệng: Tồn đọng thức ăn trong miệng; chảy nước dãi; rơi vãi thức ăn.
  • Rối loạn giai đoạn hầu họng: Trào ngược miệng – mũi; khó khăn trong khởi đầu nuốt, trì hoãn nuốt; ho hoặc sặc khi nuốt; thay đổi giọng nói hay tốc độ nói sau khi nuốt; ho chủ động không hiệu quả.
  • Rối loạn giai đoạn thực quản: Cảm giác thức ăn còn đọng ở cổ, ngực; viêm phổi gần đây; sụt cân không rõ nguyên nhân; thay đổi thói quen ăn uống.

Phương pháp điều trị

Người bệnh có thể vận dụng các bài tập phục hồi chức năng nuốt như:

  • Chọn tư thế cơ thể nuốt phù hợp
  • Sử dụng bài tập kích thích vị giác để kích thích phản xạ nuốt.
  • Các bài tập vận động lưỡi.
  • Đối với người bệnh có rối loạn nuốt nghiêm trọng, hầu họng bị liệt và không thể ăn uống được, người bệnh sẽ được chỉ định cho ăn qua ruột bằng cách đặt sonde miệng-dạ dày; sonde mũi- dạ dày; mở dạ dày qua da bằng nội soi; mở hỗng tràng qua da bằng nội soi; hoặc nuôi dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch… đây là phương pháp điều trị xâm lấn đối với người bệnh rối loạn nuốt.
  • Sử dụng loại thức ăn chế độ dinh dưỡng phù hợp.  
  • Uống An Cung Trúc Hoàn, đánh tan máu tụ trong não, phục hồi thần kinh, ổn định huyết áp, làm sạch mỡ máu, giãn cơ và hỗ trợ phục hồi di chứng được tốt nhất.

  • Phát hiện sớm rối loạn nuốt trong đột quỵ não và điều trị kịp thời giúp bệnh nhân hạn chế các biến chứng, chức năng nuốt và việc ăn uống được sớm phục hồi.
  1. Suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ là hiện tượng não bộ suy giảm chức năng hoặc quá trình vận chuyển những thông tin và trí nhớ về vỏ não bị ngưng trệ.

Nguyên nhân: sau xuất huyết não gây ra mất tế bào thần kinh hoặc sợi trục đủ nhiều để làm giảm chức năng của não dẫn đến việc trí nhớ của bệnh nhân giảm đi.

Triệu chứng và biểu hiện: Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tinh thần uể oải, trở nên thụ động hơn, dễ bỏ sót các thông tin, dữ liệu công việc. Không chỉ vậy, tâm tính người suy giảm trí nhớ cũng dễ bị kích động, hay cáu gắt.

Để hỗ trợ và cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ ngoài điều trị nguyên nhân ban đầu là xuất huyết não ta cần:

  • Cho bệnh nhân chơi các trò chơi hoặc việc làm cần ghi nhớ để kích thích não bộ vận động ghi nhớ.
  • Chọn một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh, chọn các loại thực phẩm giàu omega-3, và vitamin nhóm B.
  • Tập luyện thể dục thể thao để tăng sức khỏe người bệnh cải thiện tuần hoàn và trí nhớ.
  • Không để bệnh nhân tiếp xúc với các nguy cơ gây căng thẳng mệt mỏi, stress khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Luôn làm cho bệnh nhân vui vẻ tinh thần lạc quan, cười vui mỗi ngày để cải thiện bệnh.
  • Sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ tuần hoàn não, tăng cường lưu thông máu, bổ sung vitamin B9, B12, vitamin E và C, acid folic.

6.Trầm cảm

Trầm cảm là một trạng thái cảm xúc thể hiện sự thất vọng, buồn phiền, chán nản của bản thân trong cuộc sống hằng ngày. Đôi khi, chúng còn thể hiện sự giảm hứng thú, xuống tinh thần và giảm niềm tin vào cuộc sống, giảm đức tin trong đời sống tinh thần. Đối với bản thân người đang trải qua trạng thái trầm cảm có thể cảm thấy tự ti, vô vọng, giảm sự tự tin ở chính bản thân mình.

Nguyên nhân gây bệnh

Việc nhìn thấy sự xuống cấp trầm trọng về thể xác của cơ thể sau tai biến chính là nguyên nhân gây rối loạn tâm lý sau tai biến. Một trong những biến chứng nặng của bệnh tai biến là tình trạng liệt nửa người, người bị tai biến rơi vào tình trạng tàn phế sau tai biến đây là việc dường như quá sức chịu đựng với một cơ thể đã từng rất khỏe mạnh trước đó. Chính sự xuống cấp về “vật chất” đã kéo đến sự khủng hoảng về “tinh thần”. Mặt khác, thái độ chăm sóc, quan tâm từng ly từng tí của người thân cũng khiến họ cảm thấy mình bị phụ thuộc, bất lực, từ đó càng buồn bã và sống khép mình.

Triệu chứng bệnh

Ta có thể nhận biết qua một số biểu hiện sau:

  • Khí sắc giảm.
  • Giảm sút rõ ràng với các hứng thú sở thích của bản thân.
  • Sút cân.
  • Vận động chậm chạp.
  • Mệt mỏi, mất năng lượng.
  • Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức.
  • Giảm khả năng suy nghĩ và tập trung suy nghĩ.
  • Mất ngủ.
  • Có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.

Điều trị trầm cảm sau xuất huyết não

Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì thái độ , biện pháp chăm sóc của người thâm cực kì quan trọng và gần như chiếm vị trí quyết định. Việc quan trọng cần làm lúc này là giúp bệnh nhân hoà nhập với cuộc sống:

  • Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm.
  • Thay đổi lối sống tiêu cực cực của người bệnh.
  • Tham gia nhóm hỗ trợ gặp gỡ những người có biểu hiện tương tự.
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Uống An Cung Trúc Hoàn, đánh tan máu tụ trong não, phục hồi thần kinh, ổn định huyết áp, làm sạch mỡ máu, giãn cơ và hỗ trợ phục hồi di chứng được tốt nhất.
  • Hoà đồng và quan tâm chăm sóc giúp hòa nhập.
  • Để bệnh nhân có thể làm việc độc lập nhất có thể.
  • Tập thể dục để nâng cao sức khỏe người bệnh. 

Lời cuối: Sau xuất huyết não người bệnh có thể gặp rất nhiều biến chứng nguy hiểm cần bắt đầu phục hồi chức năng càng sớm càng tốt. Quá trình này cần rất nhiều thời gian, sự kiên nhẫn, phối hợp đồng nhất của cả người bệnh, gia đình và cộng đồng mới có thể mang lại kết quả hồi phục tốt nhất cho người bệnh.