Nguyên nhân co cứng cơ sau đột quỵ là do đâu? Cảm giác của bệnh nhân khi chân tay sau tai biến ra sao ra sao? Cần làm gì để đối phó với tình trạng cơ co cứng sau tai biến mạch máu não? Các bác hãy tham khảo bài viết sau đây để hiểu về di chứng co cứng cơ sau đột quỵ để có các biện pháp điều trị đúng cách.

1. Co cứng cơ sau đột quỵ là gì? Nguyên nhân gây co cứng cơ sau tai biến

Co cứng cơ là hiện tượng cơ bắp bị co chặt, thiếu linh hoạt thường xảy ra do tăng trương lực cơ sau một cơn đột quỵ

Thông thường, người bệnh sau tai biến phải gánh chịu các thương tật tại một vùng não bộ nhất định, khiến cho việc truyền dẫn các tín hiệu từ não đến dây thần kinh và thông báo cho cơ co lại trở nên rối loạn. Lúc này phản xạ trương lực cơ tăng lên làm các bắp thịt bị giữ yên ở một vị trí mà không thể giãn tùy ý, từ đó xuất hiện tình trạng co cứng, khó di chuyển.

Vì vậy, thuật ngữ “tăng trương lực” đôi khi sử dụng để ám chỉ tình trạng co cứng và cứng cơ thường xảy ra ở bệnh nhân sau tai biến mạch máu não do có liên quan đến tổn thương thần kinh trung ương (hội chứng bó tháp, hội chứng tế bào thần kinh vận động trên).

Tình trạng co cứng cơ (tăng trương lực) thường xảy ra với bệnh nhân sau tai biến bị liệt, đuối sức nằm bất động một chỗ mà không được tập luyện phục hồi kịp thời, đúng cách. Co cứng cơ diễn biến chỉ sau vài tháng hoặc một năm, nhất là trong giai đoạn hồi phục của người bệnh.

Các cơ bị cứng và xoắn lại kể cả khi cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi, khi người bệnh cố cử động bên liệt sẽ càng cảm thấy cử động đơ cứng, khó nhọc giống như đang chống chọi một vật cản nhưng hoàn toàn bất lực.

Nhận biết bệnh nhân bị co cứng cơ sau tai biến mạch máu não như thế nào?

Các triệu chứng để người bệnh nhận biết mình đang trong trạng thái co cứng cơ bao gồm:

  • Cứng đờ, yếu cơ: Khi người bệnh cố cử động tay chân sẽ thấy rất chậm, bất linh hoạt, cảm giác lúc ấy đang cố bứt ra khỏi sợi dây buộc chặt quanh cơ bắp.
  • Đau: Cơ bắp bị đau dù khi thả lỏng hoặc cử động gồng cứng, cảm giác khó chịu theo thời gian sẽ lan rộng đến các cơ lân cận vùng bị liệt.
  • Rung giật: Khi người bệnh cố gắng cầm nắm đồ vật, duỗi chân, đứng dậy, đi lại,… bằng các chi bị liệt thì hiện tượng rung giật cơ càng xuất hiện thấy rõ.

Từ các triệu chứng trên, những hình thái co cứng cơ sẽ biểu lộ ra bên ngoài và được cảm quan bằng mắt thường như sau:

  • Co cứng cơ nửa thân bị liệt: Các cơ nửa người bên liệt co cứng và co ngắn hơn bên lành nên cổ và thân mình đều nghiêng sang bên liệt; hông bên liệt kéo cao hơn hông bên lành.
  • Co cứng cơ ở tay bị liệt: Khớp vai, khớp khuỷu, cổ tay, bàn tay bị gập, khép lại và xoay vào trong; ngón tay nắm chặt và co quắp vào lòng bàn tay; cẳng tay quay sấp.
  • Co cứng cơ ở chân bị liệt: Khớp gối, khớp bàn chân duỗi và nghiêng vào trong; khớp háng gập; hai đùi khép; ngón chân co quắp.

Xem thêm: Cách sơ cứu đột quỵ đúng và chuẩn

2. Cách đối phó với tình trạng co cứng cơ sau tai biến mạch máu não

Sau khi vượt qua ngưỡng cửa sinh tử của cơn đột quỵ não, người bệnh được khuyến khích phục hồi chức năng, lấy lại cảm giác vận động ngay kể từ 24 – 48 giờ sau đó.

Để việc điều trị co cứng cơ đạt hiệu quả, người bệnh cần lưu tâm một vài nguyên tắc quan trọng sau:

  • Trước khi phục hồi chức năng và điều trị cơ co cứng sau tai biến cần phát hiện, chữa lành những tổn thương kích thích có hại như huyết khối tĩnh mạch sâu; loét da; táo bón; nhiễm khuẩn đường niệu; chân tay bị co quắp bấm móng vào thịt; quần áo, nẹp chỉnh hình, ghế xe lăn,… quá chật chội.
  • Việc điều trị cơ co cứng sau đột quỵ nên khởi đầu từ những phương pháp đơn giản, ít tác dụng phụ, có hiệu quả, sau đó mới tiến đến cái phức tạp hơn.
  • Khi xử trí co cứng cơ phải khuyến khích người bệnh càng tự chủ càng tốt, tránh khiến cho hoạt động chức năng bị phụ thuộc và giảm đi. Tuy nhiên, vẫn cần sự theo dõi, kề cận của y tế viên và thân nhân gia đình để lường trước những tai nạn có thể xảy ra.

Vật lý trị liệu và vận động trị liệu điều trị co cứng cơ sau đột quỵ

  • Tập theo tầm vận động của khớp: Người bệnh duy trì thực hành các bài tập thụ động theo tầm vận động của khớp như nâng hông khỏi mặt phẳng giường, đan hai bàn tay đưa lên phía đầu,… nhằm tránh co cứng cơ và biến dạng khớp.
  • Tập phục hồi các cơ bên liệt: Bằng cách tập ức chế tăng trương lực cơ ở tay, chân; tập gấp háng nhấc chân để bước đi; tập mạnh cơ duỗi gối để đứng thăng bằng.
  • Vận động đề phòng co rút, biến dạng khớp: Dùng nẹp hoặc bó bột chu kỳ để nắn chỉnh lại các tư thế các chi bị liệt, duy trì vị trí ức chế phản xạ kéo giãn của chi bị co rút.
  • Kích thích điện trị liệu, nhiệt trị liệu, thủy trị liệu: Thực hiện qua da, thần kinh cơ, cột sống.

Đọc nhiều: Cách xoa bóp cho người bị tai biến

Dùng thuốc Tây chữa trị co cứng cơ sau đột quỵ

Nếu công tác vật lý trị liệu, phục hồi chức năng chưa đủ để giảm bớt co cứng cơ sau đột quỵ, bác sĩ sẽ chỉ định tiếp theo dùng thuốc hỗ trợ giãn cơ để cải thiện tình trạng này, gồm có:

  • Thuốc đường uống: Baclofen, Diazepam, Dantrolene, Tizanidine, Clonidine,…. Tuy nhiên, việc dùng thuốc giãn cơ khiến một số người bệnh không thể chịu được tác dụng phụ của thuốc như gây mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn ói.
  • Thuốc tiêm cực mạnh: Phenol 5%, Botulinum toxine nhóm A hoặc B, phối hợp Phenol và Botulinum toxine. Phương pháp này chỉ có công hiệu tại chỗ mà không tác động đến co cứng cơ toàn thân, người bệnh phải tiêm nhắc lại vì tác dụng của thuốc mất dần theo thời gian.
  • Bơm thuốc trong màng cứng (nội tủy): Baclofen

Phẫu thuật điều trị co cứng cơ sau đột quỵ (Đây là phương pháp sau cùng lựa chọn nếu các hình thức trên không đem lại hiệu quả)

  • Phương pháp phá hủy: Cắt thần kinh chọn lọc, phẫu thuật tủy hoặc cắt bỏ cột tủy.
  • Phương pháp chỉnh hình: Phẫu thuật cắt gân, giải phóng gân, chuyển gân, kéo dài gân.
  • Phương pháp khác: Phẫu thuật cắt chọn lọc rễ sau, cắt xương sửa chữa biến dạng.

3. Điều trị co cứng cơ sau đột quỵ bằng bài thuốc An Cung Trúc Hoàn

Thực tế cho thấy, ngoài phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng vận động càng sớm càng tốt để kéo dần cơ thể thoát khỏi trạng thái co cứng bất hoạt, chân tay bị co quắp sau tai biến thì việc điều trị và bồi bổ từ bên trong bằng một liệu trình an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ như An Cung Trúc Hoàn là điều cần thiết.

An Cung Trúc Hoàn là sản phẩm bào chế theo công thức y học cổ truyền, được lương y Nguyễn Quý Thanh kế thừa theo bài thuốc bí truyền chữa trúng gió, tai biến liệt giường cho Thái tử Lê triều thuở xưa.

Sau hơn 20 năm áp dụng điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân đột quỵ não, An Cung Trúc Hoàn là sản phẩm thuốc Đông y được bào chế 100% thảo dược tự nhiên duy nhất hiện nay có chứng nhận lâm sàng xác thực cả về hiệu quả phòng ngừa đột quỵ cũng như khắc phục các di chứng liệt mặt, méo miệng, liệt chân tay, liệt nửa người, co cứng cơ, suy giảm trí năng,… sau tai biến mạch máu não.

Vậy, thuốc có công dụng hiện hữu như thế nào?

Thành phần cây Ô Rô có tính mát, được chỉ định cho mục tiêu giảm đau, tiêu viêm, lở loét, tan máu ứ, giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu. Nhờ đó, uống An Cung Trúc Hoàn khắc phục được các yếu tố làm tăng co cứng cơ như nhiễm trùng tiết niệu, táo bón, loét tì đè, viêm tắc do huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.

Thành phần Đảng Sâm được ví như “nhân sâm sống” nhưng lượng giá mua được khả quan hơn rất nhiều và công dụng vô cùng hữu ích như tăng cường co bóp tim, bơm máu trơn hoạt đến não, các chi và nội tạng; kháng viêm, kháng khuẩn; chống mệt mỏi; hạ huyết áp;… Nhờ đó, máu lưu thông tốt sẽ đưa oxy và dinh dưỡng nuôi toàn bộ cơ thể và các chi yếu liệt, giảm nguy cơ co cứng và các thương tật lở loét tì đè, ngăn hình thành thêm huyết khối.

Một thành phần cực kỳ quý hiếm giống “vàng ròng” có trong An Cung Trúc Hoàn chính là Sỏi Mật Bò (Ngưu Hoàng) chiếm tỷ trọng gấp 7 lần các loại thuốc An Cung khác trên thị trường hiện nay. Sỏi Mật Bò được biết đến là linh dược chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng giãn mạch ngoại biên, hạ áp, giảm đau, kháng viêm, giảm co thắt cơ, chống co giật do trúng phong đột quỵ, an thần,…

Không phải bệnh nhân nào trải qua cơn “thập tử nhất sinh” của tai biến đột quỵ cũng có đủ sức mạnh và ý chí vực dậy cơ thể sau bạo bệnh. Do đó, nguồn dược liệu tinh chế trong An Cung Trúc Hoàn còn có Nấm Linh Xanh, Địa Long, Trúc Hoàng,… đóng vai trò lớn trong việc bồi dưỡng thể trạng, tăng cường đề kháng, định thần kinh – an tinh thần, tăng trao đổi chất đến các tế bào và khôi phục chức năng thần kinh trung ương, giúp người bệnh đủ minh mẫn để kéo lại vận động trên chính các tri giác, giác quan của mình và chống lại sự co cứng cơ, yếu liệt xảy ra trong giai đoạn hồi phục.

Khi quý cô bác hoặc người thân đang gặp phải tình trạng liệt mặt, liệt chi, bán thân bất toại, co cứng cơ,… do tai biến, xin đừng ngần ngại nhấc máy gọi đến Lương y Nguyễn Quý Thanh theo số 0901 70 55 66 để được thăm khám, chẩn bệnh và tư vấn phác đồ điều trị hồi phục di chứng phù hợp nhất.

Đọc tiếp: Top các loại thuốc chống đột quỵ, tai biến phổ biến hiệu quả hiện nay