Địa long hay còn gọi là giun đất thuộc họ Cự Dẫn. Địa long sử dụng lấy nguyên con, phải chọn con Khoang cổ (giun già). Để có thể bắt được Địa Long, bạn lấy lá nghệ giã nhỏ cho thêm nước, sau đó đổ lên mô đất ở Đình, Chùa là nhiều nhất. Nếu có giun nó sẽ trườn lên, tuyệt đối không nên sử dụng giun bò sẵn trên mặt đất vì thường là giun bệnh.

Bào chế Địa Long như thế nào?

Sau khi bắt được giun đất rồi rửa sạch, ta có hai cách bào chế để biến giun đất trở thành một vị thuốc sử dụng được là: Bào chế theo Trung Y, Bào chế theo kinh nghiệm Việt Nam.

Bào chế Địa Long theo Trung Y

Theo Lôi Công, sau khi rửa sạch qua lớp bùn đất bên ngoài, lấy 16 lạng giun đất ngâm cùng với nước vo gạo để qua đêm. Qua một đêm vớt ra tẩm với rượu để một ngày, sấy khô, cho thêm xuyên tiêu và gạo nếp, mỗi thứ ta cho 2 đồng rưỡi rồi đem sao cùng với nhau. Hễ lúc nào thấy gạo nếp chín vàng là đã sử dụng được.

Còn theo Lý thời Trần lại có nhiều cách khác nhau hơn để sử dụng cho từng trường hợp cụ thể, ta đem giun đất đi nướng khô rồi tán bột, trộn lẫn giun đất cùng với muối để cho ra nước, đốt tồn tính, hoặc có thể để sống rồi dã nát.

Bào chế Địa Long theo kinh nghiệm Việt Nam

Bắt lấy giun đất khoang cổ (giun già) rửa sạch qua nước, sau đó đem dao tre xâu qua đầu nó, lách dọc một đường sao cho bộc lộ vùng khoang bên trong, rửa sạch ruột, nhúng qua nước sôi cho giun săn lại và để bớt nhớt hơn. Đặt giun đất nằm phanh trên nong hoặc nia để phơi ngoài trời nắng, nếu thấy giun đã hơi săn lại và ráo thì mang đem đi sấy khô và giòn, đem cất kín ta đã thu được vị thuốc Địa Long. Khi nào muốn sử dụng địa long, lấy thành phẩm sấy đem tẩm rượu hoặc thêm nước gừng sao qua, dùng ngay trực tiếp hoặc tán nhỏ thành bột mịn.

Một cách nữa theo kinh nghiệm dân gian Việt Nam trong bào chế Địa Long. Cũng là đem giun khoang cổ (giun già), ngâm cùng nước vo gạo để qua một đêm, rửa sạch lại thêm lần nữa. Đem giun đất nhúng qua nước sôi để giun săn lại và bớt nhớt, đem đi phơi khô nửa chừng. Đem giun vào vuốt từng con sao cho đẹp và thẳng rồi sấy khô trong lò cho giòn.

Tác dụng của vị thuốc Địa Long

Tùy theo mục đích sử dụng và quan điểm trong Đông Y hoặc Tây Y mà Địa Long thể hiện các tác dụng dược lý lâm sàng khác nhau. Tuy nhiên có một đặc điểm chung giữa chúng, đều đem lại khả năng hạ huyết áp và phục hồi đột quỵ não.

Địa Long theo quan điểm Tây Y

Bản thân Địa Long chứa nhiều: Lembrifebrin, Terrastro Lumbrolysia, Lumbritin. Ngoài ra còn có thêm chất béo, Hypoxanthin, các Vitamin A, D, E,….

Các hoạt chất có trong Địa Long giúp chữa một số các triệu chứng và bệnh lý như:

  • Giúp hạ sốt do mọi nguyên nhân.
  • Giãn phế khí quản trong trường hợp ho, hen suyễn, khó thở.
  • Có tác dụng kháng Histamin làm tiêu mủ, chống viêm.
  • Hạ huyết áp, bền vững thành mạch, ức chế nhu động ruột tăng cao.
  • Làm tan các sợi tơ huyết và các cục máu đông gây tắc nghẽn.

Địa Long theo quan điểm trong Đông Y

Theo quan điểm của y học cổ truyền, Địa Long có tính hàn, vị hơi mặn, quy vào các kinh vị, thận và đại trường. Được sử dụng làm thuốc thanh nhiệt, lợi thuỷ, chỉ suyễn, thông kinh lạc, hạ huyết áp, giải độc.

Địa Long trong Y học cổ truyền chủ trị các bệnh như:

  • Trị chứng bệnh thương hàn phục nhiệt điên cuồng.
  • Trị trường hợp sốt rét trong cấp và mạn tính.
  • Ho, hen suyễn gây hẹp đường thở.
  • Chứng vàng da hoàng đản.
  • Tràng nhạc, hạch lao hai bên cổ.
  • Kinh phong co giật.
  • Trường hợp cao huyết áp, mạch máu tắc nghẽn do các cục máu đông.

Liều dùng Địa Long như thế nào

Liều dùng thông thường của Địa Long tùy thuộc vào dạng thuốc đưa vào cơ thể. Với dạng thuốc sắc, chỉ nên dùng liều lượng từ 6 – 12g mỗi ngày, sắc cùng 200ml nước. Nếu sử dụng thuốc ở dạng bột, chỉ nên dùng 2 – 4g mỗi ngày.

Đối với kiêng kị của Địa Long, người người hư hàn nhưng không thực nhiệt thì tuyệt đối không được sử dụng.

Một số bài thuốc Đông Y sử dụng Địa Long

Trong Đông Y Địa Long được sử dụng nhiều trong các bài thuốc cổ truyền. 

  • Điều trị chân tay sưng phù, đau muốn rời ra: Địa Long 3 thăng, nước 5 thăng, ghĩa vắt lấy nước khoảng 1 thăng rưỡi để uống. 
  • Trị bệnh đau mắt đỏ: Địa Long dùng 10 con sao qua tán bột, dùng cùng nước trà 3 chỉ.
  • Cầm máu trong trường hợp răng lợi chảy máu: Bột Địa Long 4g, Khô Phàn 4g, Xạ Hương 1g, trộn vào nhau đem tán bột nhỏ, bôi vào phần răng lợi chảy máu.
  • Trị dương độc kết tụ xung quanh hông, khi tỳ vào rất đau, thở như hen suyễn, cuồng loạn, táo bón: Sử dụng 4 con Địa Long sống, rửa sạch, đem nghiền nát như bùn, thêm một muỗng mật ong, một ít bạc hà, gừng tươi, lấy nước mới ở dòng sông lên, đun sôi khoảng 2 phút mới cho thêm một ít Phiến Não, xông cho mồ hôi ra.
  • Điều trị sốt cao gây co giật: Địa Long 10g, Câu Đằng 12g, Kim Ngân Hoa 12g, Toàn Yết 3g, sắc lên rồi uống. Hoặc có thể thay thế bằng Địa Long 100g, Chu Sa 30g trộn cùng nhau đem tán nhuyễn, trộn cùng phụ liệu viên thành viên hoàn, mỗi lần sử dụng 3g.
  • Hạ huyết áp, trong trường hợp huyết áp cao: Đem Địa Long nấu thành cao lỏng 40%, uống 3 lần/ngày.

Địa Long trong bài thuốc cổ truyền điều trị di chứng đột quỵ

Địa Long trong Y học cổ truyền được xem là vị thuốc chống đột quỵ tốt nhất. Xuất hiện trong bài thuốc Y học cổ truyền An Cung Trúc Hoàn của Lương y Nguyễn Quý Thanh, chuyên phục hồi những di chứng sau đột quỵ. Nhắc đến An Cung Trúc Hoàn là nhắc đến một bài thuốc hiệu quả sau tai biến bởi các dược liệu quý được kết hợp cùng Địa Long tạo ra những ưu điểm đối với người bệnh như:

  • Phòng ngừa được cơn tai biến: Bài thuốc làm giảm mỡ máu, chống đông máu, loại bỏ nguy cơ lòng mạch tắc nghẽn. Giảm áp lực thành mạch, làm tăng độ đàn hồi và tăng độ bền của thành mạch, ổn định huyết áp, ngăn ngừa mạch máu não xơ cứng và xuất huyết não.
  • Sử dụng để điều trị đột quỵ não: Đánh tan các cục máu đông tồn tại trong não cùng tác nhân gây hẹp lòng mạch, thông kinh mạch và ổn định tuần hoàn não. Điều trị tích cực cho bệnh nhân lấy lại ý thức cùng khả năng vận động bình thường.
  • Phục hồi di chứng để lại sau tai biến: Tuy cơn tai biến qua đi vẫn nhiều nguy cơ để lại di chứng như: Liệt cơ mặt, liệt nửa người, giảm trí nhớ, chân tay yếu, khí huyết kém lưu thông, tê bì chân tay,… An Cung Trúc Hoàn hoàn toàn có thể hỗ trợ làm giảm đi rõ rệt các di chứng này hiệu quả.

Địa Long hay giun đất là vị thuốc trong Y học cổ truyền tác dụng mạnh trong phòng chống và điều trị các di chứng đột quỵ để lại. Đảm bảo sức khỏe cho người thân, đặc biệt là người cao tuổi, người sau tai biến mạch máu não, sử dụng An Cung Trúc Hoàn là thực sự cần thiết. Để tìm hiểu rõ hơn về công dụng phục hồi di chứng sau đột quỵ, hoặc tư vấn thuốc An Cung Trúc Hoàn, bạn đọc vui lòng liên hệ Lương Y Nguyễn Quý Thanh: 0901 70 55 66 để thăm khám miễn phí và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất