Suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không? Phương pháp nào điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới hiệu quả? Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch nào có tỷ lệ thành công cao? Đừng bỏ qua bài viết này để có câu trả lời cho bản thân mình nhé!

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là một bệnh lý phổ biến có thể gây ra hậu quả khó lường cho người mắc phải. Để hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới hiệu quả thì quá trình xác định nguyên nhân gây ra bệnh là rất cần thiết. 

1. Nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?

Giãn tĩnh mạch xảy ra khi các van nhỏ bên trong tĩnh mạch yếu hay ngừng hoạt động. Máu sẽ di chuyển về phía tim bằng van một chiều trong tĩnh mạch. Khi các van trở nên suy yếu hoặc bị hư hỏng, máu có thể chảy ngược, tích tụ trong tĩnh mạch khiến tĩnh mạch bị giãn hoặc xoắn.

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch được xác định liên quan đến một số yếu tố sau đây:

  • Giới tính: Suy giãn tĩnh mạch xảy ra ở cả nam và nữ, tuy nhiên phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn so với nam giới. Trên thế giới tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh lý suy giãn mạch máu là 4,5% trong khi đó ở nam giới là 1%. Lý do mà phụ nữ có nguy cơ suy giãn tĩnh mạch cao hơn nam giới xuất phát từ các yếu tố như: nội tiết tố nữ, mang thai, trào ngược tĩnh mạch chậu, sử dụng cao gót, thói quen vắt chân khi ngồi. 
  • Di truyền học: Nguy cơ mắc chứng suy giãn tĩnh mạch của bạn sẽ tăng lên nếu một trong các thành viên trong gia đình mắc bệnh này. Theo thống kê, có đến 80% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có cha hoặc mẹ mắc bệnh.
  • Tuổi tác: Khi bạn già đi, các tĩnh mạch bắt đầu mất tính đàn hồi và các van bên trong chúng cũng ngừng hoạt động. Do đó khi càng lớn tuổi, các tĩnh mạch của bạn càng có xu hướng xấu đi và chứng giãn tĩnh mạch có thể hình thành.
  • Thừa cân: Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch. Trọng lượng cơ thể tăng có thể làm căng các tĩnh mạch và hạn chế lưu lượng máu quay trở lại tim.
  • Chấn thương ở chân: Nếu bạn bị chấn thương ở chân, tĩnh mạch của bạn có thể bị tổn thương và làm giãn tĩnh mạch.
  • Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài: Một số nghiên cứu cho thấy những công việc đòi hỏi thời gian đứng hoặc ngồi quá lâu có thể làm tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch. Điều này xảy ra là do khi ở một chỗ quá lâu, máu dồn xuống hai chân làm tăng các áp lực lên các mạch máu ở chân. Theo thời gian sẽ làm tổn thương van tĩnh mạch gây ra suy giãn mạch máu.

Xem thêm: Tai biến mạch máu não và các yếu tố nguy cơ

2. Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch

Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch tuy lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ có biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Không thể đứng hay đi lại trong một thời gian dài
  • Viêm da
  • Loét có thể hình thành trên da, đặc biệt là gần mắt cá chân
  • Làm phát triển ung thư biểu mô
  • Bị chảy máu nghiêm trọng khó có thể dừng lại nếu chân bị thương
  • Hoại tử mỡ cấp tính
  • Hình thành huyết khối

Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch.

3.Các biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không? Làm thế nào để điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu?  Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch, tùy thuộc vào tình trạng hay mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có các cách điều trị khác nhau.

3.1. Chữa suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng cách chích xơ

Chích xơ là một trong những cách trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả, đơn giản, ít tốn kém so với các phương pháp điều trị khác và có thể thực hiện ở phòng tiểu phẫu.Thời gian thực hiện chích xơ chỉ trong khoảng 10-15 phút, không cần nằm viện, bệnh nhân có thể về ngay trong ngày. Có thể đi bộ và trở lại làm việc ngay sau khi điều trị.

Chích xơ tĩnh mạch sẽ được các bác sĩ sử dụng trong trường hợp giãn tĩnh mạch dạng lưới có kích thước nhỏ và khu trú.

Nguyên lý của phương pháp này là bác sĩ sẽ tiêm một chất gây xơ hóa (sclerosant được tạo thành bọt) vào lòng của tĩnh mạch bị bệnh. Sau khi đi vào lòng mạch, chất gây xơ sẽ làm cho lớp trong của tĩnh mạch bị viêm và nén ép tĩnh mạch dính lại với nhau. Khi đó máu sẽ không thể chảy vào tĩnh mạch bị giãn và làm cho tĩnh mạch đó không còn hoạt động

Thông thường sau khi chích xơ, bệnh nhân sẽ phải quấn thun trong 48 giờ và tiếp tục mang vớ áp lực trong 1 tuần để lòng tĩnh mạch do tiêm viêm xơ sẽ dính vào nhau. Điều này làm cho dòng chảy ngược không còn chảy qua các tĩnh mạch, từ đó các cảm giác đau nhức sẽ biến mất.

Sau khi điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp chích xơ, các tĩnh mạch bị bệnh sẽ teo nhỏ, để lại một vết nâu dưới da, tuy nhiên vết nâu này sẽ biến mất hoàn toàn sau vài tháng hoặc một năm.

3.2. Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng phương pháp phẫu thuật

Nếu phương pháp điều trị nội khoa không có tác dụng với bạn, bạn buộc phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ những tĩnh mạch bị giãn.Hiện nay có một số phẫu thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới như:

  • Phương pháp Stripping: lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn.
  • Phương pháp Chivas: lấy bỏ các đoạn tĩnh mạch của hệ thống xuyên bị giãn.
  • Can thiệp nội mạch, tiêm chất tạo bọt để loại bỏ tĩnh mạch bị giãn.

Ưu điểm của phẫu thuật là khá hiệu quả và tỷ lệ tái phát bệnh thấp

Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp phẫu thuật.

3.3. Điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu bằng sóng cao tần hoặc laser

Điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu bằng sóng cao tần là phương pháp phá hủy mô bằng nhiệt gây ra do sự ma sát của các ion trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều có tần số từ 200 đến 1200MHz.

Điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu bằng laser là phương pháp phá hủy tĩnh mạch bị giãn bằng nhiệt từ ánh sáng laser. Tia laser sẽ đốt các tĩnh mạch đã bị giãn, từ đó khiến tĩnh mạch này bị phá hủy.

Ưu điểm của cả hai phương pháp này: đều là những phương pháp có tỉ lệ thành công rất cao, có thể điều trị triệt để các tĩnh mạch bị giãn, ít đau, không gây bầm máu, đảm bảo tính thẩm mỹ, không để lại sẹo và sẽ hồi phục nhanh, có thể đi lại, trở lại với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. 

3.4. Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng cách thay đổi thói quen

Trong quá trình điều trị giãn tĩnh mạch chân, nhiều người đã bỏ thói quen đi bộ vì cho rằng đi bộ gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh. Tuy nhiên đi bộ thường xuyên sẽ giúp hệ thống tĩnh mạch thực hiện chức năng tốt hơn và làm giảm tình trạng đau nhức. Khi đi bộ, cơ bắp co lại tạo áp lực thích hợp để đẩy máu, giảm trạng thái ứ đọng trong lòng tĩnh mạch. Do đó, hãy đi bộ 30 phút mỗi ngày để cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch của mình. 

Hãy bỏ ngay thói quen ngâm chân nếu bạn không muốn tình trạng suy giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn. Khi ngâm chân bằng nước ấm sẽ khiến thành mạch giãn, làm tăng áp lực trong tĩnh mạch. Từ đó sẽ gây ra những cảm giác khó chịu, đau nhức. Lời khuyên là không nên ngâm chân nước nóng hay bôi các loại dầu nóng nếu bạn muốn điều trị giãn tĩnh mạch chân

Có một chế độ ăn khoa học cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị suy gân tĩnh mạch. Các loại rau xanh, các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin đặc biệt là vitamin C có tác dụng làm bền thành tĩnh mạch rất tốt. Vì vậy bạn nên bổ sung các loại thực phẩm này vào các bữa ăn hàng ngày.

3.5. Điều trị nội khoa suy giãn tĩnh mạch bằng thuốc

Tùy theo trường hợp cụ thể mà trong điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới như: 

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc kháng viêm
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chống đông
  • Thuốc làm tan các cục máu đông
  • Thuốc làm bền thành mạch

An Cung Trúc Hoàn là một bài thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới hiệu quả mà bạn không thể nào bỏ qua. 

Bên cạnh các tác dụng nổi bật như: phòng ngừa, điều trị và phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não thì An Cung Trúc Hoàn còn có tác dụng điều trị suy giãn tĩnh mạch vô cùng hiệu quả:

  • Loại bỏ và tiêu tan các cục máu đông trong các mao mạch máu giúp tăng cường lưu thông máu. 
  • Có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, tan máu bầm từ đó làm giảm tình trạng đau nhức do suy giãn tĩnh mạch
  • Giúp giảm thiểu áp lực của máu lên thành mạch, tăng độ bền thành mạch, giảm thiểu áp lực làm việc lên van tĩnh mạch. Từ đó ngừa suy giãn và viêm tắc tĩnh mạch 

Bạn có thể yên tâm sử dụng An Cung Trúc Hoàn vì thuốc hoàn toàn được điều chế từ các dược liệu vô cùng an toàn và lành tính như: ô rô, sỏi mật bò, đảng sâm, trúc hoàng, nấm linh xanh, địa linh.

Không chỉ được kiểm chứng lâm sàng và công nhận có tác dụng chữa bệnh thực sự mà An Cung Trúc Hoàn còn được Sở y tế Thái Nguyên cấp phép lưu hành.

Một điểm nổi bật ở An Cung Trúc Hoàn đó là thuốc được sản xuất, phân phối tại Việt Nam, không hề qua trung gian vì vậy giá thành sẽ rẻ hơn sơ với các loại thuốc có tác dụng tương tự và không lo mua phải hàng nhái như cái loại thuốc nhập khẩu khác. 

Xem thêm: Giới thiệu thuốc chữa suy giãn tĩnh mạch An Cung Trúc Hoàn

Thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới An Cung Trúc Hoàn.

4. Cách phòng chống suy giãn tĩnh mạch chân

  • Hạn chế đi giày cao gót và mặc quần áo quá bó: Quá trình lưu thông máu sẽ bị cản trở nếu bạn đi cao gót hay mặc quần áo quá bó. Hãy mặc quần áo thật thoải mái và  sử dụng giày đế bằng thay cho giày cao gót.
  • Hoạt động thường xuyên, tránh ngồi hay đứng một chỗ quá lâu: Tránh ngồi hay đứng trong thời gian dài. Nếu phải ngồi hay đứng trong thời gian dài để làm việc, bạn nên cố gắng đứng dậy, di chuyển xung quanh hoặc thay đổi vị trí thường xuyên để máu lưu thông dễ dàng.
  • Tránh ngồi với hai chân bắt chéo: điều này làm hạn chế lưu lượng máu đến bàn chân
  • Uống đủ nước
  • Kiểm soát cân nặng: tránh để thừa cân hay béo phì sẽ tạo áp lực rất lớn đến chân và làm suy giãn tĩnh mạch 
  • Dùng vớ y khoa hỗ trợ: Vớ sẽ làm giảm lượng máu chảy ngược lại và giảm lượng máu ứ đọng.
  • Đi khám ngay khi thấy những biểu hiện của suy giãn mạch máu 

Cách phòng chống suy giãn tĩnh mạch.

Hy vọng với những thông tin được cung cấp trên đây, bạn sẽ có những kiến thức cơ bản về suy giãn tĩnh mạch và tìm được những phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới phù hợp, hiệu quả và an toàn. Chúc bạn mau khỏi bệnh.