Tại sao lại cần kiểm tra tình trạng đông máu sau nhiễm Covid-19? Nguyên nhân đông máu do đâu? Ta cần làm các xét nghiệm gì? Tất cả mọi câu hỏi về xét nghiệm đông máu hậu Covid-19 sẽ được trả lời ngay trong bài viết này, đừng bỏ qua bất kỳ điều gì nhé!
Tại sao nên kiểm tra đông máu sau khi nhiễm Covid-19
Sau khi nhiễm Covid-19, người bệnh ngoài nguy cơ gặp phải các tình trạng sức khoẻ như: Rối loạn hô hấp, mệt mỏi, đau nhức cơ,… Còn có thể xuất hiện tình trạng đông máu cao hơn bình thường. Chính vì lẽ đó việc làm công thức máu để kiểm tra tình trạng đông máu là điều hết sức cần thiết ngay sau khi khỏi bệnh.
Nguy cơ đông máu ở người hậu Covid-19 cao hơn sau tiêm phòng Vaccine
Theo một số liệu thống kê ở Pháp và Hà Lan, số lượng bệnh nhân phải sử dụng ICU do hình thành cục máu đông tại các vị trí tĩnh mạch sâu ở phổi rất nhiều. Các cục máu đông được hình thành tại phổi, gây tắc nghẽn lòng mạch, tạo ra sự suy giảm tuần hoàn gây thiếu oxy, điều này giải thích cho việc tại sao những người nhiễm Covid-19 nặng luôn luôn có chỉ số Spo2 trong máu giảm.
Theo nghiên cứu thống kê của Đại học Oxford, những người sau khi tiêm Vaccine phòng Covid-19 có tỉ lệ đông máu thấp hơn người chưa được tiêm và đã trải qua thời kỳ nhiễm bệnh. Ta có các con số cụ thể như sau:
- Trong 10 triệu người sau khi nhiễm Covid-19 thì có 934 trường hợp gặp nguy cơ giảm tiểu cầu.
- Trong 10 triệu người sau khi tiêm Vaccine AstraZeneca thì có 107 trường hợp gặp nguy cơ giảm tiểu cầu.
- Trong 10 triệu người sau khi nhiễm Covid-19 thì có 1699 trường hợp bị đột quỵ do thiếu máu não có thể do các cục máu đông.
- Cũng với số lượng người như trên ở trường hợp tiêm Vaccine Pfizer thì có 143 người đột quỵ.
Qua một vài con số chúng ta có thể thấy, nguy cơ đông máu sau khi nhiễm Covid-19 có sự gia tăng, đặc biệt là người chưa được tiêm phòng Vaccine. Giới khoa học cho rằng, nguyên nhân gây ra các cục máu đông xuất phát từ một loại kháng thể bản thân tự sản sinh ra khi nhiễm Virus, đã tấn công các tế bào trong mạch, gây ra hội chứng đông máu. Chính vì vậy bệnh nhân nhiễm Covid-19 đôi khi cần sử dụng thuốc chống đông trong một số trường hợp.
Bệnh nhân tiêm Vaccine Pfizer có nguy cơ đông máu thấp hơn chưa tiêm
Biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân đông máu do Covid-19
Đông máu là một cơ chế quan trọng của bản thân có sự tham gia của tiểu cầu, là yếu tố quan trọng nhất. Đông máu giúp bịt kín và làm liền các vết thương ở thành mạch. Tuy nhiên nếu đông máu trong trường hợp thành mạch không bị thương và gây tắc nghẽn, sẽ đem đến nguy cơ nghiêm trọng hơn.
Cục máu đông hình thành ở các tĩnh mạch sâu của phổi, gây nên sự ứ đọng và kém lưu thông của tuần hoàn gây ra thiếu oxy mô, tạo ra sự ngộ độc thần kinh, nhồi máu não, thiếu máu não và các đột quỵ nguy hiểm.
Ngoài ra kết hợp cùng yếu tố nhiễm Covid-19 tạo ra quá nhiều dịch trong phổi, gây chèn ép các phế nang, chèn ép phổi, xẹp phổi. Khiến người bệnh càng thêm khó thở. Có tới 30% bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng phải chạy ICU bị tắc phổi.
Các xét nghiệm kiểm tra đông máu
Xét nghiệm D-dimer là xét nghiệm đầu cần làm. Có một loại Protein được hình thành trong quá trình tan máu đông. Khi quá trình phá máu cục hoàn thành, là lúc mà Protein này mất đi. Tuy nhiên nếu cục máu đông vẫn tồn tại thì loại Protein này sẽ ngày càng tăng. Định lượng D-dimer sẽ giúp ta xác định được có máu đông, hay vị trí máu đông trong cơ thể.
Xét nghiệm aPTT, là định lượng thromboplastin (Xét nghiệm yếu tố đông máu). Xét nghiệm đo thời gian đông máu của một người, nếu thời gian đông máu trong ngưỡng thì bình thường, nếu thấp hơn hoặc vượt ngưỡng thì các yếu tố trong máu có vấn đề hoặc có thể do bệnh lý.
Xét nghiệm Prothrombin, là xét nghiệm thực hiện bằng cách lấy máu tĩnh mạch, đưa mẫu vào phân tích tự động 5 yếu tố đông máu trên máy. Kết quả xét nghiệm cho biết thời gian hình thành cục máu đông trong bao lâu, nếu lệch ngưỡng, bệnh nhân dễ có nguy cơ thiếu yếu tố đông máu.
Xét nghiệm cuối cùng là xét nghiệm Ferritin. Xét nghiệm định lượng sắt trong cơ thể. Sắt là yếu tố trong quá trình hình thành hồng cầu, thiếu sắt gây thiếu máu ở cơ thể.
Đối tượng cần làm xét nghiệm đông máu
Sau quá trình nhiễm Covid-19 và đã khỏi bệnh, dễ có nguy cơ rối loạn yếu tố đông máu cũng như quá trình đông máu. Các xét nghiệm từ sớm là sự lựa chọn cần thiết để đề phòng cho người bệnh, nhất là người chưa tiêm Vaccine và đã nhiễm Covid-19. Bệnh nhân sau khỏi Covid-19 nếu có các triệu chứng sau thì nên làm ngay các xét nghiệm kịp thời:
- Hoa mắt chóng mặt, đau đầu, đột nhiên choáng váng, xây xẩm mặt mày.
- Có những đốm xuất huyết nhỏ hoặc mảng xuất lớn trên da.
- Nhịp tim nhanh, mạch nhanh, hơi thở dồn dập.
- Cảm thấy đau nhức sưng phù ở các chi, nhất là phần dưới cơ thể.
- Thấy biểu hiện gan to, lách to, thiểu niệu.
- Ra mồ hôi nhiều khi không nóng.
- Cảm thấy khó thở, rút lõm lồng ngực, thở khò khè, thở rít, thở rên.
Bệnh nhân đông máu có dấu hiệu khó thở, thở rên ở thì thở ra
Kiểm tra tình trạng đông máu, sử dụng các thuốc chống đông máu hay thông mạch sau nhiễm Covid rất quan trọng. Hãy lựa chọn các kiểm tra và đánh giá thông minh để đề phòng các nguy cơ cho bạn và người thân của bạn.
Gọi ngay 0901 70 55 66 để được tư vấn liệu trình.