Chúng ta đều biết đột quỵ não hay còn được gọi là tai biến mạch máu não rất nguy hiểm đối với người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi. Vậy nên, sau khi bệnh nhân vượt qua được cơn đột quỵ hay tai biến, thì người nhà cần lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đột quỵ não một cách cẩn thận, từ chế độ ăn uống đến thời gian biểu tập luyện trong ngày.
Lưu ý: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh đột quỵ nhưng hiệu quả nhất vẫn là thuốc An Cung Trúc Hoàn . Nếu chẳng may gia đình bạn có người thân bị tai biến thì bạn có thể liên hệ số 0901705566 Lương Y Nguyễn Quý Thanh sẽ hỗ trợ tư vấn chuyên sâu cho bạn
1. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ não?
Tùy theo mức độ của bệnh nhân bị đột quỵ não hay tai biến, quá trình chăm sóc trong thời gian phục hồi sẽ thường không giống nhau. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên môn, người nhà bệnh nhân có thể chăm sóc và lưu ý một số vấn đề như sau:
1.1. Vệ sinh cá nhân
Hầu hết những bệnh nhân bị đột quỵ não thường sẽ còn khá yếu, nên trong quá trình hồi phục, việc vệ sinh cá nhân tưởng chừng đơn giản nhưng lại trở nên khó khăn với họ hơn bao giờ hết. Thậm chí, một số người bệnh còn bị di chứng liệt người, méo miệng,… nên việc vệ sinh cá nhân cần sự giúp đỡ từ người khác rất nhiều. Vì thế, cần lưu ý những điều sau để giúp bệnh nhân đột quỵ não phục hồi tốt hơn:
– Giúp đỡ bệnh nhân đang phục hồi đánh răng rửa mặt thường xuyên, ít nhất 2 lần/ngày (sáng – tối). Với những người bệnh yếu hơn, chúng ta có thể dùng nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng không chứa cồn để vệ sinh răng miệng mỗi lần ngủ dậy hay sau khi ăn.
– Khi tắm rửa cho bệnh nhân đột quỵ não cần phải kín gió, nhiệt độ nước tắm ấm, không quá nóng cũng không quá lạnh. Đặc biệt, không nên tắm quá lâu, thường chỉ nên tắm trong khoảng 7 phút và vào buổi tối.
– Nên sử dụng tã lót, bỉm,… dành cho người bệnh để giúp bệnh nhân đột quỵ não nặng thuận tiện trong việc tiểu tiện, đại tiện hơn. Đồng thời, nên hướng dẫn những người bệnh một số khẩu hiệu khi cần đi vệ sinh hay cần uống nước, ăn,…
1.2. Đề phòng loét da do nằm lâu
Sau khi bị đột quỵ hay tai biến, người bệnh thường mất rất nhiều thời gian để phục hồi. Trong quá trình đó, bệnh nhân thường phải nằm liên tục, vì vậy rất dễ gây ra viêm loét da. Để chăm sóc bệnh nhân đột quỵ cẩn thận và tránh tình trạng loét da do nằm lâu, chúng ta nên thường xuyên lau người và lăn trở người cho bệnh nhân.
1.3. Đề phòng các biến chứng về hô hấp
Tương tự như trên, việc nằm lâu cũng sẽ không hoàn toàn tốt đối với người bệnh bị đột quỵ, tai biến, người đang trong quá trình hồi phục sau tai biến,… Vì vậy, trong quá trình chăm sóc người bệnh, chúng ta nên lăn trở họ thường xuyên. Các chuyên gia đầu ngành cũng khuyến cáo người bệnh không nên nằm ngửa nhiều do tư thế này có thể ảnh hưởng không tốt đến lưu thông, hô hấp và nuốt thức ăn dễ bị hóc,…
Đối với những người bệnh không bị quá nặng có thể vận động di chuyển để sức khoẻ nhanh chóng có chuyển biến tốt và phục hồi nhanh hơn. Bên cạnh đó, các bài tập thở sâu thường xuyên cũng sẽ giúp người bệnh có thể lưu thông tốt hơn và dễ dàng hô hấp hơn.
2. Những phần cần thực hiện trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đột quỵ não
2.1. Khuyến khích tập thể dục phục hồi chức năng hàng ngày
Nhiều bệnh nhân đột quỵ não đã phải thường xuyên vật lộn với tình trạng suy giảm khả năng vận động. Người nhà bệnh nhân cần chú ý nhiều hơn về điều này và có thể giúp người thân của mình hồi phục sau đột quỵ tốt hơn bằng cách khuyến khích tập thể dục phục hồi chức năng hàng ngày, thường xuyên vận động đơn như giản tập đi lại,…
2.2. Đừng làm quá nhiều, nhưng hãy hữu ích
Nếu bạn thấy người thân của mình sau khi bị đột quỵ não đang gặp khó khăn khi làm một việc gì đó, đừng vội giúp đỡ mà hãy chờ họ yêu cầu hoặc khi thực sự cần thiết. Bệnh nhân đột quỵ cần tự làm mọi việc để sức khỏe và sự vận động có thể tốt hơn.
2.3. Nói chuyện với nhân viên y tế hoặc các chuyên gia đầu ngành để biết các mẹo
Nhân viên y tế và các chuyên gia đầu ngành sẽ là những người giúp đỡ bệnh nhân đột quỵ não phục hồi tốt hơn bất kỳ ai. Vậy nên, đừng ngần ngại hỏi họ bất kỳ câu hỏi nào nếu bạn gặp khó khăn trong việc chăm sóc cho bệnh nhân phục hồi tại nhà.
2.4. Thay đổi không gian sống để thuận tiện cho bệnh nhân
Bệnh nhân đột quỵ não có nguy cơ cao bị ngã do các vấn đề phổ biến về thăng bằng hoặc mất thị giác một bên sau đột quỵ. Bởi vậy, không gian sống của bệnh nhân nên được sửa đổi cho phù hợp như lắp các thanh vịn và thảm chống trượt, cũng như giảm bớt sự bừa bộn trong nhà có thể cải thiện sự an toàn của người thân của bạn.
2.5. Ghi lại các tác dụng phụ của thuốc
Hầu hết những người sau đột quỵ não và đang trong thời gian phục hồi đều được kê đơn nhiều dạng thuốc mà mỗi dạng phục vụ cho một mục đích khác nhau. Nhưng tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ cần được theo dõi cẩn thận. Bạn nên ghi nhật ký về hành vi và triệu chứng của người bệnh, đồng thời theo dõi bất kỳ thay đổi hoặc các vấn đề để kiểm soát kịp thời.
2.6. Cảnh giác với các triệu chứng đột quỵ mới
Hy vọng rằng các triệu chứng sau của đột quỵ sẽ thuyên giảm sau khi xuất viện. Tuy nhiên, đôi khi các triệu chứng đột quỵ mới xuất hiện sau một thời gian xuất viện. Nếu bạn nhận thấy bất cứ điều gì bất thường hoặc khác biệt ở người thân của mình, hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia đầu ngàng càng sớm càng tốt.
2.7. Giữ vững niềm tin khi gặp khó khăn
Sau khi vượt qua được sự nguy hiểm do đột quỵ, người bệnh sẽ khá sốc và khó khăn thời gian đầu phục hồi, bởi làm mọi việc tưởng chừng đơn giản như bước đi cũng không còn dễ dàng nữa. Chính vì vậy, bệnh nhân đột quỵ não và gia đình cần củng cố và giữ vững niềm tin trong thời gian này.
2.8. Cẩn thận với các chất bổ sung vì nó có thể gây ra một cơn đột quỵ khác
Mặc dù các chất bổ sung để phục hồi sau đột quỵ có thể rất tốt, nhưng hãy luôn hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia. Một số chất bổ sung thực sự làm tăng nguy cơ đột quỵ lần thứ hai nếu bạn không cẩn thận mà sử dụng.
2.9. Tiếp tục cố gắng không ngừng
Hầu hết những người sống sót sau đột quỵ đều trải qua tình trạng ‘bình ổn’ sau 3 tháng hồi phục đầu tiên. Tuy nhiên, sự chậm rãi này không phải dấu hiệu cho thấy quá trình phục hồi đang dừng lại. Những thay đổi về thần kinh ổn định sau vài tháng, nhưng có thể cải thiện chức năng suốt đời. Bộ não có khả năng thay đổi và chữa lành hàng chục năm sau đột quỵ. Vì vậy, đừng để bản thân hoặc người thân của bạn nản lòng vì kết quả phục hồi đang chậm lại. Hãy tiếp tục nỗ lực phục hồi!
2.10. Để ý những lần di chuyển và có thể bị ngã của bệnh nhân
Bệnh nhân đột quỵ có thể khó đứng dậy khỏi sàn nhà, vì vậy việc té ngã có thể xảy ra trong quá trình phục hồi. Nếu bị ngã, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế và suy nghĩ về việc thay đổi một chút không gian sống như lắp thảm chống trượt,…. Luôn đảm bảo rằng ngôi nhà của bạn được điều chỉnh phù hợp và người thân của bạn có đủ khả năng di chuyển (đủ để đứng dậy) khi ở một mình.
2.11. Hỗ trợ chữa lành cảm xúc sau đột quỵ
Có nhiều thay đổi về cảm xúc sau đột quỵ cần lưu ý. Bệnh nhân đột quỵ có thể phải đối phó với sự lo lắng, trầm cảm hoặc đau buồn xảy ra một cách tự nhiên sau đột quỵ. Hãy cố gắng thấu hiểu khoảng thời gian thử thách này.
2.12. Chăm sóc người chăm sóc
Trách nhiệm chăm sóc to lớn có thể nhanh chóng dẫn đến kiệt sức nếu bạn không chăm sóc bản thân. Khi bạn đảm nhận quá nhiều việc, hãy nhờ các thành viên khác trong gia đình giúp đỡ. Bạn cũng nên sắp xếp một số thời gian nghỉ ngơi một mình trong ngày để bạn có thể nạp lại năng lượng.
2.13. Tham gia các nhóm hỗ trợ
Thật hữu ích khi tạo nên sự kết nối với những bệnh nhân đột quỵ và người chăm sóc khác trên con đường hồi phục. Bạn có thể tìm kiếm nhóm tình nguyện viên hoặc những người sẵn sàng hỗ trợ chăm sóc để bệnh nhân có thêm bạn.
2.14. Sắp xếp tài liệu y tế của bạn
Duy trì hồ sơ về thuốc, quá trình phục hồi,… của bệnh nhân tác dụng phụ của đột quỵ và cả những thay đổi hành vi. Cố gắng giữ tất cả giấy tờ ở cùng một nơi. Luôn mang theo thông tin này mỗi khi bạn gặp bác sĩ. Điều này sẽ giúp bác sĩ nắm rõ tình hình và dễ dàng phán đoán cho bệnh nhân hơn.
2.15. Giúp quản lý rủi ro đột quỵ
Một số hành vi lối sống có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ tái phát. Đảm bảo kiểm soát huyết áp, cholesterol trong máu và mức độ căng thẳng. Khi nghi ngờ, hãy đến khu vực gần nhất và thăm khám bác sĩ.
Chăm sóc bệnh nhân tai biến đúng là phải là người có kiên nhẫn , gia đình tôi bị cả bố và mẹ nên tôi hiểu điều nay, nhưng cũng rất may là uống kèm thuốc an cung trúc hoàn gia đình cũng đỡ vất vả