Nhồi máu não có nguy hiểm không? Nhồi máu não là căn bệnh mang lại nhiều di chứng lâu dài cho người mắc phải. Một trong những căn bệnh hết sức nguy hiểm cần tránh.
Vậy nhồi máu não do đâu và khi bị nhồi máu não phải làm thế nào?
Bệnh nhồi máu não là gì?
Nhồi máu não xảy ra khi giảm lưu lượng máu nuôi đến một vùng não do hẹp, tắc mạch máu não hoặc do hạ huyết áp, gây thiếu máu não. Khi thiếu máu nuôi kéo dài thì phần não đó bị hoại tử, gọi là nhồi máu não.
Nhồi máu não có các thể huyết khối, tắc mạch não, ổ khuyết, đa ổ. Nhồi máu não cấp tính rất nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nguyên nhân gây ra nhồi máu não
Xơ vữa huyết khối của mạch máu lớn (chiếm 50%)
- Trong đó các mạch máu lớn ngoài sọ (chiếm 45%)
- Mạch máu lớn trong sọ (chiếm 5%)
Do tắc các mạch máu nhỏ trong não (chiếm 25%).
Các bệnh tim gây cục huyết khối như bệnh van tim, rung nhĩ…; bệnh động mạch không xơ vữa; bệnh về máu…
Một số nguyên nhân khác gặp phải như:
- Hút thuốc lá thuốc lào; hít phải khói thuốc lá nhiều
- Người ăn nhiều thức ăn chứa cholesterol;
- Người có mức đường trong máu cao hơn bình thường;
- Người bị bệnh tăng huyết áp;
- Người có thói quen ăn ít rau, ăn nhiều chất béo bão hòa, ăn mặn, ăn quá ngọt;
- Người ít hoạt động thể chất;
- Người có cha mẹ hoặc anh chị em bị xơ vữa động mạch; ô nhiễm không khí…
Cách phát hiện:
Nhồi máu não là căn bệnh rất khó phát hiện vì nó thường xảy ra vào ban đêm, chính vì vậy người bệnh không lường trước được nguy hiểm của căn bệnh, còn người thân thì đang ngủ nên cũng không phát hiện được tình trạng bệnh nhân. Chính vì vậy, một số dấu hiệu sau giúp các bạn phát hiện được căn bệnh hết sức nguy hiểm này như: đau đầu dữ dội, nôn hoặc buồn nôn, liệt nửa người.
Trong trường hợp này cần sơ cứu ngay cho bệnh nhân và chuyển bệnh nhân ngay đến bệnh viện trong khoảng thời gian tối đa từ 3 – 6h, tránh bỏ lỡ giờ vàng để cứu chữa cho bệnh nhân, và tránh để lại những hậu quả lâu dài.
>>Xem thêm: Cách cấp cứu tai biến mạch máu não cho bệnh nhân nhồi máu não: Tại đây
Nếu các bạn muốn tìm hiểu chi tiết về cơ chế, chi tiết về bệnh nhồi máu não bệnh có thể xem tại: Tài liệu nhồi máu não bệnh học
Nhồi máu não có nguy hiểm không?
Đọc đến đây chắc hẳn các bạn đã biết rằng, nhồi máu não là căn bệnh hết sức nguy hiểm. Nhưng nhồi máu não nguy hiểm đến đâu. Một số di chứng nhồi máu não để bạn có thể hình dung mức độ của căn bệnh này.
- Liệt nửa người
92% người bị nhồi máu não sẽ bị chứng liệt nửa người, ngoài việc giảm hoặc mất khả năng vận động, họ còn có nhiều rối loạn chức năng khác kèm theo như rối loạn về ngôn ngữ, thị giác, cảm giác, nhận thức,…
- Rối loạn ngôn ngữ
Ngôn ngữ người bệnh không còn chuẩn (mất tiếng, nói ngọng) là chứng bệnh thường gặp ở những người sau khi bị tổn thương cục bộ ở não và phần não bộ điều khiển ngôn ngữ.
- Tiểu tiện, đại tiện không tự chủ
Tiểu tiện hay đại tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn cũng là một di chứng thường thấy ở người bệnh tai biến nhồi máu não.
>>Xem thêm: Thuốc an cung trúc hoàn: bán ở đâu, giá bao nhiêu, có tốt không?
Nhồi máu não có chữa được không?
Nhồi máu não là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu phát hiện kịp thời thì hoàn toàn có thể chữa được. Nhồi máu não có thể kết hợp với các bài thuốc, thức ăn, cũng như các phương pháp tập luyện để có thể điều trị giúp người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Bệnh nhồi máu não sống được bao lâu?
Thời gian sống của bệnh nhân tai biến, nhồi máu não phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Cũng như thời điểm cấp cứu, điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Vì vậy rất khó để xác định được chính xác thời gian bệnh nhồi máu não sống được bao lâu.
Chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não cũng là vấn đế hết sức quan trọng giúp chữa bệnh cho người bị nhồi máu não. Vậy bệnh nhân nhồi máu não nên ăn gì và cách điều trị nhồi máu não thế nào?
Một số đồ ăn cho bệnh nhân nhồi máu não như: Đỗ, cà rốt, cà tím, dầu dừa, dầu vừng, dầu ô liu, bơ, chuối, quả anh đào, dưa hấu.. và các đồ ăn có chất chống oxy hóa như: Đậu các loại, dầu vừng, dầu hướng dương, lạc, giá đỗ, đậu nành, súp lơ trắng, dưa hấu, táo, na.
Bệnh nhân nhồi máu não nên kiêng ăn đồ chua, kiêng các thực phẩm chứa Vitamin K. Một số thực phẩm cần tránh như: Trứng, pho mát, sữa chua, nước cam, nước dứa, lựu, thịt bò, thịt lợn, chân giò, cá hồi, cá thu, dưa cà muối, cam quýt, chanh, quất, các loại quả chua nói chung…
Phòng chống nhồi máu não bằng cách như:
- Cần phát hiện sớm và điều trị tích cực các bệnh là yếu tố nguy cơ gây nhồi máu não như: tăng huyết áp, đái tháo đường, các rối loạn nhịp tim và bệnh van tim.
- Cần có chế độ ăn uống lành mạnh: ăn thực phẩm giàu chất xơ, giảm ăn mặn, giảm các loại thức ăn có nhiều cholesterol; hạn chế uống rượu bia, phòng tránh thừa cân.
- Dùng thuốc để ngăn chặn sự hình thành mảng xơ vữa, dùng các thuốc để giảm cholesterol, thuốc hạ huyết áp… Một trong những bài thuốc phòng và điều trị tai biến được khuyên dùng là An cung trúc hoàn do Lương y Nguyễn Quý Thanh bào chế.
- Tập thể dục đều đặn hàng ngày; bỏ hút thuốc lá thuốc lào; tránh căng thẳng về thể chất và tinh thần. Sẽ giúp bạn phòng tránh tốt bệnh nhồi máu não hiệu quả.
Ngoài ra để điều trị nhồi máu não bạn cũng có thể xem thêm trong bài viết sau: https://ancungtruchoan.com.vn/cach-dieu-tri-tai-bien.html
Trên đây là bài viết “Nhồi máu não có nguy hiểm không?”. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc phòng tránh cũng như điều trị nhồi máu não.