Ứng phó với rối loạn nuốt trong tai biến mạch máu não

Rối loạn nuốt trong tai biến mạch máu não là cảm giác mắc nghẹn, vướng víu trên đường thức ăn di chuyển từ khoang miệng qua hầu họng, thực quản và xuống dạ dày. Hiện tượng tai biến khó nuốt không chỉ xuất hiện khi người bệnh ăn, uống nước mà kể cả lúc uống thuốc hay nuốt nước bọt.

Theo thống kê, có đến 52% số trường hợp rối loạn nuốt ở bệnh nhân tai biến mạch máu não cấp, 25 – 30% trường hợp trở nên khó nuốt vào 1 tuần sau đột quỵ “chết đi sống lại” và 10 – 50% ca bệnh mắc di chứng rối loạn nuốt từ 6 tháng sau đó khi đang trong giai đoạn hồi phục.

1. Rối loạn nuốt trong tai biến mạch máu não do đâu?

Khi gặp “trục trặc” bất cứ cơ chế thần kinh nào điều khiển các giai đoạn ở miệng, hầu, thực quản trong quá trình nuốt sẽ xảy ra rối loạn nuốt

Nuốt là một phản xạ quan trọng của hoạt động ăn và uống. Một quy trình nuốt cơ bản trong cơ thể người hoặc động vật phải trải qua 03 giai đoạn là giai đoạn miệng, hầu họng và thực quản. Nếu quá trình nuốt gặp rối loạn và thất bại ở bất cứ giai đoạn nào sẽ khiến cho thức ăn, nước uống đi qua khí quản, gây hít sặc hoặc nghẹt thở.

Với mỗi giai đoạn trong quá trình nuốt được kiểm soát bằng những cơ chế thần kinh cơ khác nhau. Cụ thể là, giai đoạn miệng được điều khiển bởi các trung gian thùy thái dương, hệ thống limbic và một số khu vực khác của vỏ não; giai đoạn hầu họng chịu sự điều phối bởi trung tâm nuốt trên hành tủy và xoang; trong khi đó hệ thống thần kinh tự chủ ANS (là hệ thần kinh thực vật được điều chỉnh bởi vùng hạ đồi) sẽ chi phối giai đoạn thức ăn xuống thực quản và hoàn tất một quy trình nuốt tự nhiên.

Như vậy, khi tai biến mạch máu não xảy ra làm hư hại một hoặc nhiều khu vực trên, làm suy yếu trung tâm nuốt hoặc tổn thương thân não và các cơ trơn ở hầu họng lẫn thực quản. Từ đó, sự gián đoạn trong mạng lưới nuốt là nguyên nhân dẫn đến rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau tai biến đột quỵ.

Rối loạn nuốt ở bệnh nhân tai biến biểu hiện qua các triệu chứng lâm sàng bất thường ở giai đoạn miệng, hầu, thực quản

  • Thức ăn tồn đọng trong khoang miệng, khó nhai
  • Nước dãi, thức ăn, nước uống dễ trào ngược qua miệng hoặc mũi
  • Thức ăn dính nghẹn trong cổ họng dù đã cố gắng nuốt xuống
  • Ho, hắng giọng, sặc, thở khò khè trong khi nuốt
  • Cần nhiều thời gian hơn để hoàn thành bữa ăn
  • Thay đổi giọng nói, tốc độ nói sau khi nuốt
  • Sụt cân nặng không rõ nguyên nhân

Có thể thấy, rối loạn nuốt trong tai biến mạch máu não là tình trạng không thể xem thường. Do nó có thể gây biến chứng nguy hiểm như hít sặc, viêm phổi, mất nước, suy dinh dưỡng, trầm cảm,… khiến cho nguy cơ tử vong cao gấp 8.5 lần so với người nhai nuốt bình thường.

2. Cách ứng phó với rối loạn nuốt trong tai biến mạch máu não

Kỹ thuật bù trừ cải thiện chứng bị tai biến không nuốt được

Là phương pháp cải thiện tai biến khó nuốt có hiệu quả tức thời nhưng chỉ trong thời gian ngắn.

  • Cho bệnh nhân ở tư thế ngồi hoặc nửa ngồi, gập cằm ra trước khi nuốt nhằm giúp các cấu trúc phía trước dịch chuyển ra sau, giảm khoảng cách nắp thanh môn và vách hầu để nắp thanh môn đóng kín, giảm rối loạn nuốt sặc.
  • Người bệnh xoay mặt về bên liệt khi nuốt nhằm dồn thức ăn sang bên lành, tạo lực ép lên thành bên của thanh quản.
  • Bệnh nhân nghiêng mặt về bên liệt và cúi xuống khi nuốt nhằm đóng kín nắp thanh môn và tạo lực ép lên thành thanh quản.
  • Người bệnh nghiêng đầu về bên lành để tận dụng trọng lực của thức ăn cho dồn sang bên mạnh của miệng, hầu.
  • Cho người bệnh nằm xuống giúp hạn chế ứ đọng, tắc nghẽn thức ăn trong hầu sau khi nuốt.
  • Cho bệnh nhân trải nghiệm nhiều mùi vị mặn, ngọt, chua, nóng, lạnh,… để tăng nhận thức vị giác, kích thích phản xạ nuốt.

Bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị tai biến không nuốt được

  • Tập cử động lưỡi: Đưa lưỡi ra trước càng xa càng tốt trong 10 giây, giữ đầu lưỡi nằm trên đường giữa cơ thể hoặc đưa lưỡi chạm niêm mạc má hai bên nhằm tăng sức mạnh của lưỡi, kiểm soát thức ăn khi nuốt vào.
  • Tập phát âm: Đọc các nguyên âm a, o, i, u, e hay phụ âm bờ, phờ,… giúp tăng độ dẻo hoạt của vân môi, cơ miệng, hàm.
  • Tập nuốt gắng sức: Tập trung nước bọt trong miệng vào giữa lưỡi, giữ hai môi chặt, cố gắng hết sức nuốt thật mạnh một thức ăn “vô hình” trong tưởng tượng.
  • Tập đẩy hàm: Đẩy hàm dưới ra phía trước hoặc đưa cằm qua lại sang hai bên xa nhất có thể nhằm giúp hàm linh hoạt, kéo căng các cơ bám da cổ.
  • Tập ngáp: Mở hàm càng to càng tốt và giữ trong 10 giây/lần. Hành động này giúp mở thực quản và thúc đẩy sự chuyển động của thanh quản.
  • Tập nhóm cơ hỗ trợ nuốt: Giữ vai cố định ở tư thế nằm hoặc ngồi, nâng gập hoặc cúi ngửa đầu nhiều lần để tăng sức bền của cơ ức đòn chũm, cơ bám da cổ.
  • Tập kiểm soát vùng thượng vị: Mở to miệng, thở ra không khí từ phổi với một cổ họng kín để không khí không thể thoát ra khỏi miệng và đường thở vẫn đóng, giữ trong 10 giây/lần. Cách này giúp bảo vệ đường thở trong khi nuốt để tránh nuốt sặc.

Cho bệnh nhân tai biến khó nuốt ăn bằng đường sonde (ống xông) thay thế đường miệng

Khi bệnh nhân bị rối loạn nuốt trong tai biến mạch máu não nghiêm trọng, hầu họng bị liệt và không thể nuốt thức ăn được nữa thì sẽ được chỉ định cho ăn qua ruột bằng các hình thức như:

  • Sonde mũi – dạ dày
  • Sonde miệng – dạ dày
  • Nội soi mở dạ dày qua da
  • Nội soi mở hỗng tràng qua da
  • Dùng dịch truyền nuôi dưỡng hoàn toàn ngoài ruột.

Thủ thuật xâm lấn cho rối loạn nuốt ở bệnh nhân tai biến 

Các hình thức điều trị ngoại khoa xâm lấn trong trường hợp bệnh nhân bị tai biến không nuốt được và hít phải dị vật như:

  • Cắt cơ nhẫn hầu
  • Cắt bỏ thanh quản
  • Đưa nếp thanh âm vào giữa
  • Tiêm botox
  • Đặt ống nội khí quản
  • Tạo vạt đóng nắp thanh môn
  • Đóng thanh môn
  • Chuyển hướng khí quản – thực quản
  • Tách thanh quản – khí quản

3. Một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh bị rối loạn nuốt trong tai biến mạch máu não

Cho bệnh nhân rối loạn nuốt ăn thức ăn được chế biến cắt nhỏ, mềm, lỏng (như cháo, súp, nước trái cây) hoặc thực phẩm có hàm lượng nước thấp (bánh, khoai tây), hay ăn các thực phẩm có chất xơ không hòa tan (như rau lá xanh, trái cây họ cam quýt, các loại hạt) để cho người sau tai biến bị rối loạn nuốt có thể nuốt dễ dàng hơn mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, tránh tiếp cận với các thực phẩm quá khô, dai, xơ cứng, kích thước lớn hoặc đồ ăn dễ dính vào răng nướu.

Cho người bệnh tai biến khó nuốt ăn và sinh hoạt cá nhân bằng tư thế ngồi đúng cách (ngồi trên ghế tựa, có tay vịn; vuông góc ở hông, đầu gối, cổ chân; bàn chân chạm đất) giúp cử động nuốt trôi tuột hơn, hạn chế sặc sụa nước và thức ăn.

Chỉ cho ăn lúc tỉnh táo, thao tác ăn chậm rãi từng ngụm để kịp nhai nuốt, giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Người chăm sóc giúp bệnh nhân rối loạn nuốt há mở miệng tiếp nhận thức ăn, nhắc nhở nuốt/nhổ nước bọt, trò chuyện và động viên tinh thần người bệnh phấn chấn khi ăn uống.

Giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng, súc nước muối sinh lý, rơ lưỡi sau khi ăn để ngăn ngừa nhiễm trùng cũng cách giúp ích cho chứng rối loạn nuốt ở bệnh nhân tai biến.

Bài thuốc gợi ý: An Cung Trúc Hoàn – Bài thuốc Đông y hữu hiệu điều trị di chứng sau tai biến

Tóm lại, rối loạn nuốt đã trở thành mối lo ngại cho bệnh nhân sau tai biến, họ có thể tử vong do các biến chứng hít sặc, viêm phổi và giảm khả năng hòa nhập xã hội sau bệnh.

Nếu bệnh nhân kiên trì áp dụng các phương pháp phục hồi chức năng cho cơ miệng, hàm, lưỡi, nhóm cơ hỗ trợ nuốt…, tuân thủ nguyên tắc ăn uống khoa học, kết hợp với dùng An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc Đông y chuyên điều trị di chứng sau tai biến chắc chắn sẽ thúc đẩy hồi phục rối loạn nuốt đạt kết quả cao.

Mọi vấn đề thắc mắc về di chứng rối loạn nuốt trong tai biến mạch máu não hay liệt mặt, méo miệng, yếu liệt tay chân sau đột quỵ, mời các bác hãy nhấc máy gọi số 0901 70 55 66 và gặp trực tiếp Lương y Nguyễn Quý Thanh để được hồi đáp một cách tường tận nhất.

3 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Xuân Tùng
Xuân Tùng
5 tháng trước

đúng là mỗi bệnh nhân một biểu hiện nhưng mà khó nuốt cũng khổ lắm

Hữu Chiến
Hữu Chiến
5 tháng trước

Mẹ tôi cứ cho đồ ăn vào là không nuốt nổi, và ăn ở dạng lỏng như sữa thì còn đỡ,nhưng khi uống thuốc an cung trúc hoàn tình hình đã tốt lên rất nhiều, giờ có thể ăn cháo đặc hơn trước rồi

.
.
.
.
ĐẶT HÀNG NHANH
Yêu cầu gọi lại