Rối loạn tâm thần sau tai biến mạch máu não là gì?

Rối loạn tâm thần sau tai biến (hoặc trầm cảm) là sự thay đổi, xáo trộn tiêu cực trong cảm xúc và hành vi con người như buồn chán, mệt mỏi, giam hãm bản thân, tự thu mình, cáu gắt, buông xuôi, muốn tự vẫn… do các tổn thương não bộ còn lưu lại qua một biến cố đột quỵ. Thời gian ghi nhận trầm cảm thường trong vòng 12 tháng đầu tiên.

Trong theo dõi thống kê, bệnh nhân mắc chứng rối loạn tâm thần sau cơn thiếu máu não hay xuất huyết não chiếm đến 50% tổng số trường hợp sống sót. Con số này có thể cao hơn do rối loạn tâm thần tiềm ẩn, chưa được phát hiện hoặc không trải qua điều trị bài bản.

1. Nguyên nhân và triệu chứng mắc rối loạn tâm thần sau tai biến mạch máu não

Rối loạn tâm thần sau tai biến do phản ứng tâm lý tự nhiên đối với bệnh tật

Người bệnh sau tai biến thường gánh chịu nhiều khuyết tật thể xác như biến đổi diện mạo (liệt mặt, méo miệng), mất vận động (yếu liệt chân tay, bán thân bất toại, co cứng, teo cơ), rối loạn giao tiếp (nói năng ú ớ, nói ngọng, khó diễn đạt ngôn ngữ), suy giảm nhận thức và trí tuệ (lú lẫn, đờ đẫn, mất tập trung, mất trí nhớ),… khiến cho họ không thể chấp nhận hiện thực khi nghĩ về một cơ thể đã từng rất bình thường trước đó.

Đây là dạng phản ứng tâm lý tự nhiên do con người phải đối mặt với những thay đổi thể chất bất thường và dẫn đến thay đổi cảm xúc lẫn nhân cách, chính là khởi đầu của chứng trầm cảm sau tai biến. Người bệnh trở nên căng thẳng, ngột ngạt, hoảng loạn, tự ti, trầm uất, chây ì, bế tắc, buông xuôi,… với chính bản thân mình và cuộc sống xung quanh.

Rối loạn tâm thần sau tai biến do tổn thương sinh học

Hiện nay có các tranh luận không thống nhất về vị trí tổn thương chính xác ở não bộ gây ra chứng trầm cảm sau tai biến. Đó có thể là những sang thương có liên quan đến bán cầu não trái, hạch nền và đồi thị hoặc sang thương gần thùy trán trái phía sau, xa thùy trán phải.

Các lập luận này đều có căn cứ do một số cấu trúc liên kết với cảm xúc bao gồm các vùng trước trán giữa, xoang trán, hệ thống viền (vùng hạ đồi, một phần đồi thị, hạnh nhân và hồi hải mã), vách não, củ não, nhân trước đồi thị hoặc nhân bên. Khi một vùng não bộ nào đó bị suy giảm chức năng sau tai biến sẽ làm ức chế đến việc điều khiển cảm xúc và gây rối loạn tâm thần.

Bệnh nhân trầm cảm không những “xuống cấp” tinh thần như đã nói, mà còn bao gồm các biểu hiện khác: Dễ hung hăng cáu bẳn; thấy tội lỗi, bất lực, vô giá trị; mất hứng thú với những sở thích trước đây; chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài; thiếu tập trung, khó ghi nhớ thông tin; thờ ơ, bất cần với sự vật sự việc; thậm chí là toan tính đến cái chết và cố gắng tự tử.

Xem thêm: Những dấu hiệu của cơn tai biến ai cũng cần nên biết

2. Cách điều trị giải tỏa rối loạn tâm thần sau tai biến mạch máu não

Mục tiêu điều trị rối loạn tâm thần là giúp bệnh nhân nhìn nhận hiện thực theo cách lạc quan rằng tai biến mạch máu não là một biến cố sức khỏe chứ không phải là dấu chấm hết của cuộc đời.

Cũng như vậy, người bị tai biến không nên nghĩ mình là gánh nặng của xã hội. Thay vì tự hủy hoại cảm xúc và cơ thể mình, người bệnh cần thiết nên mở lòng đón sự điều trị, giúp đỡ, chăm sóc của bác sĩ, gia đình, bạn bè nhưng không ỉ lại, vậy mới là cách thoát khỏi tình trạng trầm cảm.

Tập luyện phối hợp để phục hồi tâm thần bị rối loạn sau tai biến

Cho bệnh nhân trầm cảm tập luyện khôi phục toàn diện các chức năng vận động, nhận thức, cảm xúc, ngôn ngữ sau tai biến như thực hiện vật lý trị liệu, bài tập phục hồi cơ bắp, thể dục thể thao, rèn luyện giấc ngủ, liệu trị tâm lý, thiền chánh niệm, liệu pháp xã hội (tham gia các sinh hoạt cộng đồng/câu lạc bộ để tái hòa nhập, chọn nghề nghiệp phù hợp)…

Các phương pháp trên không chỉ giúp ích trong việc ngăn ngừa yếu liệt, khuyết tật về thể chất; mà còn giải tỏa cảm xúc và tinh thần khỏi các rối loạn, mặc cảm, bế tắc, u uất của bản thân.

Duy trì sinh hoạt thông thường giúp khắc phục rối loạn tâm thần sau tai biến

Bên cạnh việc hỗ trợ người bệnh sau tai biến tập luyện, cần khuyến khích họ tự chủ tối đa có thể. Nhất là trong các sinh hoạt đơn giản như ăn uống, đánh răng, rửa mặt, chải đầu tóc, thay quần áo và cả vấn đề nhạy cảm là tự đi vệ sinh, tắm rửa.

Để cho bệnh nhân rối loạn tâm thần được làm các công việc mà họ yêu thích, tham gia các thú vui tiêu khiển, cũng như nhắc nhớ họ về những thói quen trước kia để giúp khơi gợi ký ức, cải thiện tâm trạng và tạm quên đi những bất tiện đang có mà tiếp tục sống.

Dùng thuốc điều trị rối loạn tâm thần sau tai biến

Nhóm thuốc SSRI điều trị trầm cảm sau tai biến, gồm: Sertraline, Paroxetine, Fluoxetine, Citalopram,… có tác dụng ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (là một chất dẫn truyền thần kinh ở não giúp giảm triệu chứng của trầm cảm). Nhóm thuốc này thịnh hành vì hiệu quả sử dụng cao; một số ít tác dụng phụ đi kèm như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy, mất ngủ, sụt cân, khô miệng,…

Nhóm thuốc điều trị trầm cảm SNRI, bao gồm: Venlafaxine, Duloxetine, Desvenlafaxine,… giúp ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (đều là chất dẫn truyền thần kinh ở não). Thuốc có tác dụng phụ thường gặp như chóng mặt, buồn nôn, táo bón, đổ mồ hôi, suy giảm sinh lý tình dục.

Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng TCA, gồm có: Imipramine, Doxepine, Desipramine, Amitriptyline,… đóng vai trò ức chế tái hấp thu đa dạng các chất serotonin, norepinephrine, các thụ thể alpha adrenergic, histamin H1,… Tuy phát huy hiệu quả cao nhưng nhóm thuốc này ít được sử dụng vì gây nhiều tác dụng phụ như chóng mặt, mờ mắt, giảm trí nhớ, khô miệng, táo bón, bí tiểu, hạ huyết áp, tăng nhịp tim,…

Nhóm thuốc MAOIs điều trị trầm cảm sau tai biến, gồm: Isocarboxazid, Phenelzine, Tranylcypromine,… giúp ức chế hoạt động của enzym gây phá vỡ các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Chỉ sử dụng MAOIs khi các nhóm thuốc trên không đạt hiệu quả, do nhóm MAOIs gây hạ huyết áp, tăng cân, rối loạn tình dục nghiêm trọng.

Nhóm thuốc an thần hỗ trợ điều trị triệu chứng lo âu, căng thẳng, mất ngủ do trầm cảm sau tai biến, gồm các loại: Benzodiazepines (Diazepam, Bromazepam, Clonazepam,…), Barbiturates (Phenobarbital, Pentobarbital), Z-drugs (Zolpidem, Eszopiclone, Zaleplon). Lưu ý việc sử dụng thuốc quá liều có thể gây nhìn mờ, thở chậm, hôn mê, bất tỉnh, mất ý thức, thậm chí tử vong.

Đọc nhiều: Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não hiệu quả

3. Điều trị di chứng rối loạn tâm thần sau tai biến bằng thuốc Đông y An Cung Trúc Hoàn

An Cung Trúc Hoàn là sản phẩm bào chế theo phương thức Đông y, được lương y Nguyễn Quý Thanh kế thừa theo công thức thuốc bí truyền chữa cơ thể “đầu độc” do rượu, trúng gió, tai biến liệt giường có từ triều đại nhà Lê.

Sau hơn 20 năm áp dụng điều trị lâm sàng cho hơn 1.000 trường hợp bệnh nhân đột quỵ não, An Cung Trúc Hoàn là sản phẩm thuốc Đông y duy nhất hiện nay có chứng nhận lâm sàng xác thực cả về hiệu quả phòng ngừa tai biến cũng như khắc phục các di chứng vận động, tổn thương cảm giác, trí năng, rối loạn tâm thần,… xảy ra sau tai biến mạch máu não.

Bản thân thuốc không tác động trực tiếp vào các triệu chứng như thuốc Tây, mà An Cung Trúc Hoàn thúc đẩy sự khôi phục tự nhiên, liền mạch của các tế bào thần kinh não bộ; đào thải các yếu tố gây hại của cục máu đông, huyết bầm, chất cặn bẩn qua đường bài tiết đại tiểu tiện. Từ đó giúp thanh lọc, tăng miễn dịch cơ thể, không gây tác dụng phụ trước các mối đe dọa thứ cấp sau tai biến.

Một số nguyên liệu tự nhiên chính của An Cung Trúc Hoàn đóng góp cho việc điều trị rối loạn tâm thần như:

Đảng Sâm: Được ví như “nhân sâm sống” làm tăng cường co bóp tim; chống gầy ốm, mệt mỏi do kém ăn sau tai biến… Nhờ đó, cơ thể giảm suy kiệt, máu lưu thông tốt sẽ đưa oxy và dinh dưỡng nuôi toàn bộ cơ thể để các chi mạnh hoạt, tinh thần thông suốt minh mẫn thoát khỏi chứng trầm cảm.

Sỏi Mật Bò (Ngưu Hoàng): Một thành phần cực kỳ quý hiếm giống “vàng ròng” chiếm tỷ trọng gấp 7 lần các loại thuốc An Cung khác trên thị trường hiện nay. Đây là linh dược chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng hạ áp, giảm đau, chống co giật, an tâm thần,…

Nấm Linh Xanh, Địa Long, Trúc Hoàng: Đóng vai trò lớn trong việc bồi dưỡng thể trạng, tăng cường đề kháng, định thần kinh – an tinh thần, tăng trao đổi chất đến các tế bào và khôi phục chức năng thần kinh trung ương. Chúng giúp người bệnh có năng lượng cơ bắp và tỉnh táo tinh thần để kéo lại vận động trên chính các tri giác, giác quan của mình; chống lại sự yếu liệt, trầm cảm, tuyệt vọng do tai biến.

Khi có bất cứ vấn đề thắc mắc nào về di chứng rối loạn tâm thần, rối loạn lo âu, suy giảm trí nhớ sau tai biến, mời các bác nhấc máy gọi số

0901 70 55 66 gặp trực tiếp Lương y Nguyễn Quý Thanh hoặc nhờ người nhà tham khảo thêm website www.ancungtruchoan.com.vn để được hồi đáp một cách tận tâm, đầy đủ nhất.