Rối loạn tiền đình trong tai biến là gì? Nguyên nhân, triệu chứng của tai biến rối loạn tiền đình? Và cần làm gì với tình trạng bị chóng mặt do rối loạn tiền đình sau tai biến gây ra? Theo dõi bài viết sau để có câu trả lời.

1. Rối loạn tiền đình sau tai biến là gì?

Trước hết, tiền đình là hệ thống thuộc hệ thần kinh, nằm sau hai bên ốc tai, có vai trò điều chỉnh tư thế, dáng bộ và phối hợp cử động của đầu, mắt, chân tay, thân người. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay mình thì tiền đình nghiêng lắc theo các động tác này để giữ cho cơ thể thăng bằng khỏi té ngã.

Thuật ngữ rối loạn tiền đình sau tai biến muốn nhắc đến một di chứng để lại sau một cơn thiếu máu não hoặc xuất huyết não, khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái thường xuyên mất cân bằng chuyển đổi tư thế do cảm thấy chóng mặt, say sẩm, nhức đầu, hoa mắt, ù tai, đi đứng lảo đảo siêu vẹo.

Tai biến rối loạn tiền đình làm suy giảm đáng kể chất lượng làm việc và sinh hoạt của người bệnh. Nếu đang trong cơn bệnh, bệnh nhân cố gắng di chuyển sẽ có nguy cơ bị vấp té, va đập, trầy xước, chấn thương bất cứ lúc nào khi thay đổi cử động đứng lên ngồi xuống hoặc xoay vặn mình.

2. Nguyên nhân, biểu hiện của rối loạn tiền đình sau tai biến

Rối loạn tiền đình sau tai biến do tổn thương dây thần kinh số 8

Trong hệ thần kinh trung ương, dây thần kinh VIII có chức năng dẫn truyền thông tin và điều khiển hoạt động của hệ thống tiền đình.

Tình trạng tắc nghẽn các mạch máu nuôi não hoặc thiếu máu sau tai biến khiến cho dây thần kinh số VIII gặp chèn ép, tổn thương, hệ thống tiền đình tiếp nhận các thông tin truyền đến từ não bộ bị chậm hoặc sai lệch so với bình thường. Từ đó dẫn đến chứng rối loạn tiền đình, cơ thể mất khả năng duy trì và kiểm soát thăng bằng khi thay đổi tư thế.

Biểu hiện điển hình nhất của chứng rối loạn tiền đình là bị chóng mặt sau tai biến

Chóng mặt: Là triệu chứng đầu tiên và điển hình nhất của rối loạn tiền đình. Lúc này người bệnh sau tai biến cảm nhận sự dịch chuyển xung quanh mình, mọi thứ xoay tròn khiến họ bị chao đảo, hoa mắt, xây xẩm, đầu óc quay cuồng và trống rỗng, buồn nôn ói.

Mất thăng bằng: Người bệnh rối loạn tiền đình mất đi kiểm soát cân bằng cơ thể và tầm nhìn khiến cho bước đi loạng choạng, lảo đảo, cần bám víu vào người/vật khác nếu không sẽ ngã quỵ.

Đau đầu, ù tai, mệt mỏi: Bệnh nhân rối loạn tiền đình thường cảm thấy ngây ngây, nặng đầu, mất sự tập trung và ghi nhớ thông tin, không thể nghe rõ âm thanh xung quanh.

Mất ngủ: Cảm giác lo lắng, ám ảnh về bệnh tật, kèm theo tình trạng đau đầu khiến người bị tai biến rối loạn tiền đình khó ngủ ngon.

Ngất xỉu: Bệnh nhân tai biến dễ bị thiếu máu não, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim nên dễ rơi vào trạng thái tối sầm mặt mũi, ngất xỉu, mất ý thức.

3. Cách chữa trị rối loạn tiền đình sau tai biến

Tùy vào mức độ tai biến nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp chữa rối loạn tiền đình phù hợp như liệu pháp dân gian, phục hồi chức năng tiền đình, dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Chữa chóng mặt sau tai biến bằng liệu pháp bấm huyệt

Huyệt phong trì: Phân bố huyệt ở hõm sau gáy ở cả hai bên. Khi tác động trên huyệt này giúp tăng tuần hoàn máu lên não, giảm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai,…

Huyệt thái dương: Nằm ở điểm phía sau của chỗ nối đuôi mắt và đuôi chân mày. Day ấn huyệt thái dương sẽ giảm chứng tai biến chóng mặt, đau đầu hoặc đau nửa đầu.

Huyệt phong phủ: Phân bố huyệt tại vùng lõm giữa gáy, trên chân tóc. Lợi ích mang lại là giảm đau đầu, chóng mặt, ù tai, lo âu hồi hộp do tai biến rối loạn tiền đình gây ra.

Huyệt nội quan: Bấm huyệt tại vị trí ở mặt trước cẳng tay giúp giảm buồn nôn ói, hồi hộp bồn chồn, trị mất ngủ.

Huyệt hợp cốc, bách hội: Chữa tai biến rối loạn tiền đình có triệu chứng chóng mặt, đau đầu, tê bì chân tay.

Người bệnh có thể kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng trán, hai bên ổ mắt, sau gáy, đỉnh đầu trong vòng 10 – 20 phút/ngày để thư giãn toàn cơ thể. Ngoài ra, liệu pháp ngâm chân bằng nước nóng cũng có tác dụng lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi do bị tai biến rối loạn tiền đình.

Chữa chóng mặt sau tai biến bằng bài tập phục hồi chức năng tiền đình

Thao tác Semont: Người bệnh ngồi thẳng lưng trên mép giường, quay đầu ngang một góc 45 độ về phía tai khỏe, nghiêng đầu 105 độ nằm nghiêng bên tai ù, đầu ngả nhẹ ra sau sao cho mũi hướng lên trần nhà, giữ yên vài phút. Sau đó, giữ nguyên phần đầu nhưng nằm nghiêng người sang phía tai khỏe, lần này mũi hướng xuống đất.

Thao tác nửa nhào lộn: Người bệnh quỳ trên mặt phẳng, mông chạm gót chân, thẳng lưng, ngửa đầu nhìn lên trần nhà và giữ yên vài giây. Sau đó, gục đầu xuống, hướng cằm về gần đầu gối như tư thế sắp nhào lộn, quay đầu hướng về cùi chỏ trái hoặc phải (theo tai bị ù) một góc 45 độ, lặp lại vài lần đến khi bớt chóng mặt.

Thao tác Bufoni: Cho người bệnh ngồi trên mặt phẳng cao để hai chân không chạm đất, ngả đầu nằm nghiêng về phía tai ù cho đến khi hết chóng mặt. Sau đó, cúi mặt xuống đối diện với mặt phẳng, chờ khoảng 30 giây và ngồi dậy tư thế bình thường.

Thao tác Epley: Bệnh nhân ngồi trên giường, đặt gối mềm ở vị trí tựa vai được khi nằm xuống, sau đó quay đầu theo góc 45 độ về bên tai ù, vai kê trên gối, đầu nghiêng, giữ nguyên tư thế trong 30 giây. Tiếp đến, quay người sang tai khỏe và giữ nguyên tư thế trong 30 giây nữa. Lần lượt nghiêng người sang cả hai bên, lặp lại mỗi lần 30 giây như vậy và ngồi dậy thư giãn để hết chóng mặt.

Việc thực hiện các bài tập trên có tác dụng phối hợp đồng bộ giữa đầu, thân người và mắt nhằm kích hoạt bộ não nhận biết, xử lý các tín hiệu từ hệ tiền đình. Do đó cải thiện có hiệu quả chứng rối loạn tiền đình, chóng mặt sau tai biến.

Chữa chóng mặt tiền đình sau tai biến bằng thuốc Tây

Stugeron (Cinnarizine): Thuốc thuộc nhóm chẹn kênh canxi, làm giãn mạch, tăng lưu thông máu lên não, điều trị các chứng rối loạn tiền đình như mất tập trung, chóng mặt, choáng váng, ù tai sau tai biến. Một số tác dụng phụ của thuốc bao gồm tăng tiết mồ hôi, khô miệng, buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa,…

Ginkgo Biloba: Thuốc tăng cường tưới máu não, duy trì hoạt động tuần hoàn trong động mạch, chuyên trị các chứng mất thăng bằng, thị lực kém do rối loạn tiền đình, mất trí nhớ, lo âu,… thường gặp sau tai biến. Chú ý việc dùng thuốc quá liều có thể gây ra đau đầu, tim đập nhanh, rối loạn tiêu hóa, buồn ngủ,…

Tanganil: Thuốc có hoạt chất điều hòa rối loạn tiền đình gây các triệu chứng chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, buồn nôn,… không những gặp sau tai biến, mà còn với tình trạng chóng mặt không rõ nguyên nhân sau chấn thương hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, Tanganil có nhiều tương tác với thuốc khác nên người bệnh hết sức cẩn trọng khi uống.

Vinpocetin: Thuốc thuộc nhóm bảo vệ tế bào thần kinh được chỉ định cho các chứng bệnh liên quan đến mạch máu não gây rối loạn tiền đình, chóng mặt, say sẩm. Một số tác dụng “ngoại lệ” của thuốc như tim đập nhanh, hạ huyết áp.

Chữa rối loạn tiền đình sau tai biến bằng phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn sau cùng khi các hình thức điều trị khác không đạt hiệu quả như mong muốn.

Phẫu thuật chữa rối loạn tiền đình được chỉ định trong các trường hợp dây thần kinh số VIII bị chèn ép sau tai biến, u não, u góc cầu tiểu não hoặc cơn chóng mặt hoa mắt kịch phát lành tính không đáp ứng với thuốc điều trị nội khoa.

Ngoài những phương pháp trên, người bệnh cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt và luyện tập thể dục mỗi ngày, chẳng hạn như:

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E, B6, folate và chất xơ có trong các loại trái cây họ cam quýt, rau củ tươi, thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu và hạt, ngũ cốc nguyên hạt,… giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, mất tập trung, buồn nôn.

Tập đi bộ, tập yoga, thiền định là những hoạt động thể chất phù hợp với người rối loạn tiền đình, không những giúp cơ khớp linh hoạt, chống yếu liệt, co cứng sau tai biến; mà còn giải tỏa căng thẳng đầu óc, rèn luyện thăng bằng, sự tập trung và tỉnh táo.

Bài thuốc gợi ý: An Cung Trúc Hoàn – Bài thuốc Đông y điều trị di chứng sau tai biến

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về chứng rối loạn tiền đình sau tai biến để các bác lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả nhất.

Nếu các bác có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào về di chứng rối loạn tiền đình, chóng mặt sau tai biến hãy đừng ngần ngại nhấc máy gọi ngay số

0901 70 55 66 gặp trực tiếp Lương y Nguyễn Quý Thanh để được hồi đáp một cách tường tận, thấu đáo.