Tai biến liệt chân là một dạng mất vận động tự chủ của chân có liên quan đến những tổn thương ở hệ thần kinh trung ương (liệt cứng hoặc liệt mềm) hoặc thần kinh ngoại vi (liệt mềm) sau tai biến, đột quỵ.

Người bị tai biến liệt chân có thể mất kiểm soát một phần (liệt 1 chân) hoặc toàn bộ (liệt cả 2 chân) chức năng đi đứng. Các cử động sinh hoạt khó xoay trở, khó di dịch nên buộc phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác hoặc thiết bị trợ năng.

Tai biến liệt chân cũng như các dạng tai biến liệt mặt, tai biến liệt tay, liệt tứ chi, liệt nửa người bên trái, phải… đều cần thời gian điều trị phục hồi chức năng lâu dài chứ không chỉ một sớm một chiều. Do đó, quá trình này đòi hỏi các bác có ý chí kiên định, quật cường khắc phục các khuyết tật trên cơ thể để tránh được nguy cơ liệt vận động vĩnh viễn.

Biểu hiện của tai biến liệt chân bao gồm:

  • Ngứa râm ran, châm chích, tê bì ở chân trước khi tình trạng yếu liệt xảy ra.
  • Không còn cảm thấy đau, mất phản xạ tự nhiên tại vùng bị liệt khi có tác động ngoại lực.
  • Không thể điều khiển được các cơ bắp ở chân bị liệt.
  • Cảm giác chân bị liệt không còn là của mình.

Lưu ý:  Hiện nay cũng có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh tai biến bại liệt chân nhưng để đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị vẫn là bài thuốc quý An Cung Trúc Hoàn đã được sở y tế Thái Nguyên cấp phép theo quyết định số 18/QĐ – SYT ngày 03/06/2015, đã được bộ y tế cấp phép dưới dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe  ngày 17/6/2019. LIÊN HỆ : 0901.70.55.66  hoặc 0968.17.30.68 để được Lương Y  Nguyễn Quý Thanh tư vấn khám chữa bệnh tai biến bại liệt chân

Xem thêm: Tổng quan về tai biến mạch máu não

1. Nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của tai biến liệt chân

1.1. Nguyên nhân gây ra liệt chân do tai biến

Tai biến liệt chân phần lớn do tổn thương thần kinh trung ương của não bộ hoặc tủy sống

Do chức năng vận động ở các chi và thân người duy trì bởi bó tháp (thần kinh trung ương), tiểu não, cũng như các tế bào vận động ngoại biên, sau đó tín hiệu sẽ truyền dẫn đến các bắp cơ để thực thi chức năng vận động này. Bất cứ tổn thương nào xảy ra sau tai biến “liên lụy” đến các thành phần trên đều dẫn đến những bất thường như rối loạn cử động, yếu liệt chân tay.

Chẳng hạn, tai biến làm tổn thương vỏ não/dưới vỏ não gây liệt một bên không đồng đều. Với liệt chân là dạng tổn thương vùng vỏ não do động mạch não trước tưới máu gây yếu liệt một chân đối bên.

Ngoài ra, tổn thương nội sọ cạnh đường giữa (khe liên bán cầu) cũng làm ảnh hưởng đến vùng vỏ não vận động chi dưới của hai bán cầu sát đường giữa, từ đó gây ra liệt ở hai chân, sau đó có thể lan rộng yếu liệt đến hai tay trong giai đoạn muộn.

1.2. Mức độ nguy hiểm nếu không điều trị sớm

Tai biến liệt chân có nguy cơ liệt vận động suốt đời, gây ra các thương tật thứ cấp ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Điển hình như:

  • Teo cơ, cứng khớp, loãng xương

Do bệnh nhân tai biến liệt chân bị giới hạn các thao tác lăn trở mình, chuyển đổi tư thế, đi vệ sinh, sinh hoạt cá nhân,… nên phần lớn thời gian người bệnh nằm bất động trên giường. Về lâu dài, các thương tật teo cơ, cứng khớp, loãng xương, lở loét, hoại tử da dễ xuất hiện, làm chậm đi khả năng phục hồi sau tai biến, thậm chí dẫn đến nguy cơ tàn phế suốt đời.

  • Viêm phổi

Người bị tai biến liệt chân có khả năng vận động kém, nằm lâu, cơ hô hấp yếu nên thường mắc tỷ lệ viêm phổi từ 6 – 22%. Biểu hiện bệnh lý là rối loạn nuốt, nghẹn thức ăn, ăn uống bị sặc,… làm chậm thời gian hồi phục, tăng nguy cơ tử vong.

  • Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

Hệ thống tĩnh mạch chân hoạt động trơn tru cần nhờ vào sự vận động thường xuyên các cơ ở chân, giúp đẩy máu trong tĩnh mạch về tim được tốt. Khi bệnh nhân bị tai biến liệt chân, hoạt động lưu thông máu gặp khó khăn làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong hệ thống tĩnh mạch, gây tắc mạch chi, sưng phù, đau chân.

Nghiêm trọng nhất là huyết khối di chuyển đến phổi gây tắc nghẽn động mạch phổi sẽ dẫn đến tử vong.

2. Phục hồi chức năng cho người bị tai biến liệt chân

Mục tiêu của phục hồi chức năng cho người bị liệt chân sau tai biến là giúp họ trở lại kỹ năng cơ bản và cuộc sống tự lập càng sớm càng tốt như tự ăn uống, vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, đi lại.

Người bệnh có thể lựa chọn điều trị phục hồi tại bệnh viện, cơ sở điều dưỡng hoặc tại nhà nhưng nhất định phải có sự theo dõi, giám sát, hỗ trợ của nhân viên y tế và gia đình.

Các nghiên cứu cho thấy, thời gian hồi phục các di chứng tốt nhất là từ 1 – 6 tháng sau khi xảy ra tai biến, đột quỵ. Do não đang trong thời gian tự tái cấu trúc mạnh mẽ và những tế bào thần kinh ở trạng thái chờ sẽ được kích hoạt đúng lúc để vực dậy chức năng vùng não bị thương tổn.

Bài tập phục hồi chức năng cho người bị tai biến liệt chân

– Thay quần áo: Xỏ ống quần bên chân liệt trước, bên chân lành sau. Ngược lại, cởi ống quần bên chân lành trước, bên chân liệt sau.

– Di chuyển từ giường sang ghế hoặc xe lăn: Đặt ghế hoặc xe lăn sát cạnh phía bên chân liệt, bệnh nhân nâng mông khỏi mặt giường, xoay sang phía bên chân liệt để ngồi xuống.

– Đứng dậy: Tập cho người bệnh có thói quen phân bổ trọng lượng cơ thể dồn đều xuống 2 chân khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng. Tập đứng bằng thanh song sóng trước, sau đó dùng nạng.

– Giữ thăng bằng đứng: Cho người bệnh đứng trong thanh song song trước, sau đó tập với tay sang hai bên, vừa đứng vừa cúi nhặt đồ dưới đất.

Kéo căng gối ngực: Nằm lên nệm cứng hoặc giường, kéo đầu gối co vào cơ thể, không ngước đầu lên, lấy tay ôm chân lại kéo mạnh dần và giữ từ 20-30 giây rồi thả lỏng lại. Làm tương tự với chân còn lại.

Xem thêm: Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não

Kéo căng cơ đùi sau: Ngồi xuống nệm và duỗi thẳng 2 chân. Lấy khăn lông dài móc vào mũi bàn chân, lấy hai tay giữ khăn trong khi gập người về trước, giữ trong vòng 30 giây rồi từ từ thả lỏng.

Tuy nhiên, để nhanh chóng hồi phục thì cần phải kết hợp tập luyện phục hồi chức năng với dùng thuốc điều trị thì mới có thể rút ngắn thời gian hồi phục.

3. Thuốc Đông y hỗ trợ điều trị tai biến liệt chân An Cung Trúc Hoàn

Thực tế cho thấy, không phải bệnh nhân nào trải qua cơn “thập tử nhất sinh” của tai biến đột quỵ cũng có đủ sức mạnh và ý chí vực dậy cơ thể sau bạo bệnh. Bên cạnh biện pháp ưu tiên phục hồi chức năng các chân bị yếu liệt sau tai biến, người bệnh vẫn có tiên liệu về các thương tật thứ cấp hoặc đột quỵ não tái phát lần 2 do tình trạng liệt vận động kéo dài và căn nguyên bệnh chưa triệt tiêu tận gốc.

Do đó, nhiều người đã lựa chọn An Cung Trúc Hoàn là cách điều trị tai biến mạch máu não và các di chứng sau tai biến từ bên trong. Thuốc không những tiêu trừ các yếu tố gây đột quỵ, mà nguồn dược liệu tinh chế trong thuốc như Nấm Linh Xanh, Địa Long, Sỏi Mật Bò,… còn có vai trò lớn giúp bồi dưỡng thể trạng, tăng cường đề kháng và an định tinh thần.

Vì là thuốc Đông y nên An Cung Trúc Hoàn có cơ chế điều trị từ nhân bệnh đi lên. Người bệnh càng yên tâm hơn khi đây là bài thuốc Đông y duy nhất hiện nay có chứng nhận lâm sàng về hiệu quả phòng ngừa tai biến và điều trị tai biến mạch máu não, đồng nghĩa với điều trị phục hồi tốt các di chứng sau tai biến, bao gồm di chứng liệt chân cũng như liệt vận động nói chung. Cụ thể là:

  • Thuốc thúc đẩy tuần hoàn máu não để tăng chuyển hóa trong các tế bào thần kinh, hồi phục cấu trúc và chức năng của vị trí thần kinh trung ương bị tổn thương.
  • Thuốc tiêu trừ các huyết khối trong lòng mạch, thông sạch mạch máu sau tai biến, duy trì hoạt động dẫn lưu máu trong hệ thống mạch, tránh hiện tượng tắc nghẽn hoặc vỡ mạch gây chèn ép các dây thần kinh vận động.
  • Thông sạch lòng máu, trôi chất cặn bẩn bám trên thành mạch để máu dẫn lưu đến toàn bộ cơ thể, khôi phục chức năng vận động cho các chân bị yếu liệt sau tai biến.

Nhìn chung, tai biến liệt chân có nguyên nhân từ tổn thương thần kinh trung ương và có thể gây liệt vận động vĩnh viễn. Phục hồi chức năng kết hợp dùng thuốc là cách điều trị cấp thiết và hiệu quả để người bệnh sớm lấy lại những kỹ năng vận động cơ bản mà cơn đột quỵ đã cướp đi.

Khi quý cô bác hoặc người thân đang gặp phải tình trạng liệt chân, liệt tứ chi do tai biến, xin đừng ngần ngại nhấc máy gọi đến Lương y Nguyễn Quý Thanh theo số 0901 70 55 66 để được thăm khám, chẩn bệnh và tư vấn phác đồ điều trị hồi phục di chứng phù hợp nhất.

LIÊN HỆ : 0901.70.55.66  hoặc 0968.17.30.68 để được Lương Y  Nguyễn Quý Thanh tư vấn khám chữa bệnh tai biến bại liệt chân