Tai biến liệt mặt do đâu? Làm cách nào để điều trị và khắc phục hậu quả do tai biến liệt cơ mặt?
Trong số nhiều di chứng gây khiếm khuyết cơ thể sau tai biến mạch máu não, di chứng liệt mặt chiếm đến 60% trường hợp bệnh án, gây cản trở lớn cho các chức năng vận động cơ mặt như ăn uống, nghe nhìn, giao tiếp, biểu lộ cảm xúc.
Sau đây, mời các bác tham khảo bài viết để hiểu hơn về tai biến liệt mặt.
Lưu ý: Hiện nay cũng có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh đau đầu sau tai biến nhưng để đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị vẫn là bài thuốc quý An Cung Trúc Hoàn đã được sở y tế Thái Nguyên cấp phép theo quyết định số 18/QĐ – SYT ngày 03/06/2015, đã được bộ y tế cấp phép dưới dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe ngày 17/6/2019. LIÊN HỆ : 0901.70.55.66 hoặc 0968.17.30.68 để được Lương Y Nguyễn Quý Thanh tư vấn khám chữa bệnh đau đầu sau tai biến.
Đọc nhiều: Tổng quan về bệnh tai biến mạch máu não
1. Nguyên nhân và biểu hiện của tai biến liệt cơ mặt
Bị liệt cơ mặt sau tai biến do tổn thương dây thần kinh VII ngoại biên
Trước hết, dây thần kinh VII ngoại biên là dây thần kinh hỗn hợp nằm ở vùng đầu mặt, có đường đi chia làm ba đoạn gồm: (1) đoạn trong sọ, (2) đoạn trong xương đá, (3) đoạn ngoài xương đá.
Dây thần kinh VII đảm nhiệm các chức năng như sau:
- Điều khiển vận động của các cơ bám da mặt, bám da cổ.
- Tạo cảm giác giác quan cho ống tai ngoài, màng nhĩ, ốc tai, vị giác ⅔ trước lưỡi.
- Chi phối hoạt động bài tiết của tuyến nước mắt, tuyến nhầy ở mũi, tuyến dưới lưỡi, tuyến dưới hàm,…
Trong trường hợp thể nhồi máu não hay xuất huyết não gây tai biến nhưng không tử vong cũng đủ làm cho một vùng não bộ chịu thương tổn khó hồi phục. Nếu tổn thương này khu trú tại cầu não chuyên điều khiển chức năng thần kinh vận động vùng hàm mặt sẽ khiến dây thần kinh VII bị viêm, chèn ép, ngừng hoạt động.
Một khi dây số VII ngoại biên bị liệt, tình trạng giảm hoặc mất vận động các cơ bám da mặt do dây thần kinh VII chi phối chắc chắn xảy ra. Đó là nguyên nhân người bệnh sau tai biến bị rối loạn cử động mặt, liệt một bên mặt, cơ chảy xệ, lệch mặt, diện mạo biến dạng, tâm lý suy sụp mặc cảm.
Nhận biết tai biến liệt mặt bằng những biểu hiện bất thường hiển hiện trên khuôn mặt
- Khi giữ nét mặt ở trạng thái nguyên thủy không cử động, khuôn mặt tỏ ra đờ đẫn, một nửa mặt và nhân trung bị kéo lệch sang bên lành, không còn đường nét tự nhiên.
- Mép miệng bên liệt xệ xuống, miệng méo, má nhẽo, phập phồng khi thở, nước bọt và thức ăn lỏng dễ chảy ra hoặc đọng lại bên mặt bị liệt.
- Chân mày hạ thấp, lông mi bên liệt dài hơn bên lành, một bên da trán không nếp nhăn, mắt khó nhắm kín hoàn toàn khi ngủ.
- Nếu cố ý cử động khuôn mặt thì mặt lệch càng xuất hiện thấy rõ, biểu lộ cảm xúc đơ cứng. Việc mở khẩu hình, nhe răng cười, nhai nuốt, nói chuyện cũng trở nên ú ớ khó khăn.
Ngoài ra, bệnh nhân bị liệt mặt sau tai biến còn cảm thấy tê lưỡi, mất vị giác ⅔ đầu lưỡi, khó tiết nước mắt gây khô viêm giác mạc hoặc hội chứng nước mắt chảy giàn giụa khi ăn (hiếm gặp), đau quanh tai, thính lực kém.
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết rõ nhất về người bị tai biến mạch máu não
2. Cách điều trị tai biến liệt cơ mặt
Làm cách nào để điều trị phục hồi chức năng cho cơ mặt bị liệt sau tai biến?
Châm cứu, bấm huyệt kết hợp chữa tai biến liệt mặt
Tác động sâu vào các huyệt đạo trên mặt như huyệt tình minh, nghinh hương, hạ quan, giáp xa, địa thương, thái dương, ấn đường, toản trúc, ty trúc không, đồng tử liêu, quyền liêu, phong trì, thừa tương,… bằng cách châm cứu kết hợp với bấm huyệt có thể điều trị các di chứng liệt mặt, méo miệng, liệt dây thần kinh số VII ngoại biên.
Phương pháp này vừa đả thông kinh lạc, giải phóng năng lượng, co giãn các cơ bám da mặt, vừa an ổn tâm lý, khuyến khích tinh thần người bệnh lạc quan để hợp tác điều trị về lâu dài.
Phục hồi chức năng cơ mặt bị liệt sau tai biến
- Bài tập vận động cơ mặt tránh chảy xệ: Thả lỏng cơ thể, dùng hai ngón tay đặt ở khe góc hàm dưới huyệt quyền liêu, các ngón còn lại ở hai bàn tay đan vào nhau ôm vòng lên đầu, rồi há miệng ngáp nhẹ nhàng 10 cái.
- Bài tập di chuyển hơi trong khoang miệng: Bặm chặt hai môi với nhau, lấy hơi từ phổi đưa lên miệng rồi giữ hơi di chuyển vòng quanh khoang miệng trong vòng 10 phút/lần.
- Bài tập vận động khớp hàm, cơ mi mắt: Người bệnh tự tập trước gương các động tác nhắm mở mắt, huýt sáo, thổi lửa, thổi bong bóng, nhăn trán, mỉm cười, nhai kẹo, phát âm B, PH, A, I, O, U,…
Dùng thuốc Tây chữa di chứng tai biến liệt mặt
- Nhóm corticoid kháng viêm, giảm đau
Điều trị nội khoa bằng cách uống Prednisolon sớm, liều cao 1mg thuốc/kg/ngày hoặc Solumedrol 40mg x 1 lọ/ngày.
Công dụng: Kháng viêm, giảm sưng đau tại dây thần kinh vận động bị chèn ép, tổn thương. Từ đó giúp hồi phục lại chức năng dây thần kinh VII điều khiển các cơ bám da mặt, giảm liệt mặt sau tai biến.
Tác dụng phụ: Mất ngủ, dễ kích động, ảo giác, thay đổi nội tiết, rối loạn tiêu hóa, đau khớp, nhiễm trùng đường hô hấp trên, tăng đường huyết, giảm thị lực,…
- Nhóm tái tạo bao myelin và tăng dẫn truyền thần kinh
Gồm có các nhóm: Thuốc tái tạo bao myelin (Vitamin B1, B6, B12 liều cao, Diazoxide, tinh chất nấm,…); thuốc tăng tuần hoàn thần kinh (Cin_narizin, Vin_pocetin, Fluna_rizine, Gin_kgo bilo_ba,…); thuốc tăng chuyển hóa tế bào thần kinh (Vin_camin, Rau_basin, Pira_cetam, Cere_brolysin,…).
Công dụng: Tăng tuần hoàn máu não, tăng chuyển hóa nội tại trong tế bào thần kinh, tái tạo và phục hồi các các dây thần kinh vận động ngoại biên chi phối cơ mặt hoạt động lại bình thường, tránh co cứng.
Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, dễ kích động, mất tập trung, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn ói, ngủ gà,…
- Nhóm thuốc giãn mạch
Gồm các nhóm thuốc: Nhóm thuốc nitrat (Glyceryl, Trinitrat, Isosorbid,…), nhóm chẹn kênh canxi (Amlodipin, Diltiazem, Felodipine,…), nhóm chẹn alpha (Doxazosin, Prazosin, Terazosin,…), nhóm chẹn beta (Ace_butolol, Ate_nolol, Biso_prolol,…), nhóm ức chế men chuyển (Bena_zepril, Capto_pril, Cila_zapril,…), nhóm ức chế thụ thể Angiotensin II (Azils_artan, Cande_sartan, Epro_sartan, Irbe_sartan,…).
Công dụng: Giúp mạch máu giãn nở to để tăng tốc độ lưu thông máu, giảm áp lực cho thành mạch, tránh chèn ép dây thần kinh VII gây tai biến liệt mặt.
Tác dụng phụ: Buồn nôn ói, chóng mặt, nhịp tim nhanh, ợ nóng, đau khớp,…
Lưu ý trong quá trình chữa tai biến liệt mặt
Liệt dây thần kinh số VII khiến cho liệt cơ khép vòng mi và nhãn cầu đưa ra ngoài nên người bệnh bị hở mắt. Nếu tình trạng này tiếp diễn sẽ xảy ra khô mắt, vi khuẩn xâm nhập vào mắt, viêm loét giác mạc và thậm chí mù lòa.
Do đó, điều trị liệt mặt cần đảm bảo nguyên tắc ưu tiên là bảo vệ mắt, người bệnh có thể dùng nước mắt nhân tạo, chất làm trơn, nước muối sinh lý nhỏ mắt để tạo độ ẩm cho mắt. Đồng thời, đeo kính râm khi đi ra ngoài, lấy khăn mềm kéo kín mí mắt khi ngủ.
Xem thêm: Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não như thế nào để hỗ trợ người bệnh nhanh phục hồi
3. Điều trị di chứng tai biến méo miệng bằng thuốc Đông y An Cung Trúc Hoàn
An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc nổi danh điều trị tai biến trong giới Đông y đã lâu, được bào chế từ các dược liệu quý trong dân gian như Ô Rô, Sỏi Mật Bò, Đảng Sâm, Trúc Hoàng, Nấm Linh Xanh, Địa Long.
Trải qua hơn 20 năm nghiên cứu và phát triển bởi lương y Nguyễn Quý Thanh, An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc Đông y duy nhất được cấp chứng nhận lâm sàng về hiệu quả phòng ngừa tai biến, phục hồi chức năng sau tai biến đột quỵ.
Bản chất thuốc không điều trị di chứng liệt mặt sau tai biến, mà thuốc tác động và tiêu trừ yếu tố căn nguyên của tai biến đột quỵ, từ đó ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng chèn ép gây liệt dây thần kinh số VII và liệt cơ mặt.
Trong khi các nhóm thuốc Tây đã nêu hướng đến điều trị thuyên giảm triệu chứng nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nhiều bệnh lý thứ cấp. Người bệnh tai biến có thể lựa chọn uống An Cung Trúc Hoàn về lâu về dài mà hoàn toàn không gây tác dụng phụ, lành tính cho cơ địa bởi các công dụng sau:
- Thúc đẩy tuần hoàn máu não để tăng chuyển hóa trong các tế bào thần kinh, hồi phục cấu tạo và chức năng của dây thần kinh vận động bị tổn thương, giảm tai biến liệt cơ mặt.
- Tiêu trừ các huyết khối trong lòng mạch, thông sạch mạch máu sau tai biến, duy trì hoạt động dẫn lưu máu trong hệ thống mạch, tránh hiện tượng tắc nghẽn hoặc vỡ mạch gây chèn ép các dây thần kinh vận động.
- Thông sạch lòng máu, trôi chất cặn bẩn bám trên thành mạch để máu dẫn lưu đến toàn bộ cơ thể, khôi phục chức năng vận động cho các vị trí bị yếu, liệt sau tai biến như liệt mặt, méo miệng, tê bì tay chân.
- Kích thích người bệnh sau tai biến ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc, bớt căng thẳng để cơ thể tạo ra năng lượng và đề kháng tự nhiên. Khi có cơ bắp khôi phục, tinh thần minh mẫn sẽ hỗ trợ việc tập luyện vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cử động của cơ mặt đạt kết quả cao, tránh tình trạng bị tai biến liệt mặt hoặc các biến chứng viêm loét giác mạc mù lòa, bán thân bất toại về sau.
Nhìn chung, liệt cơ mặt là dạng khuyết tật thường gặp sau tai biến do liệt dây thần kinh số VII nhưng có thể được điều trị tích cực bằng bài thuốc Đông y An Cung Trúc Hoàn kết hợp với phương pháp trị liệu, phục hồi chức năng cơ mặt và chế độ dinh dưỡng khoa học. Hy vọng rằng, những thông tin trên sẽ giúp các bác vượt qua di chứng liệt mặt, sớm trở lại cuộc sống và diện mạo ban đầu.
Khi quý cô bác hoặc người thân đang gặp phải tình trạng liệt mặt, méo miệng do tai biến, xin đừng ngần ngại nhấc máy gọi đến Lương y Nguyễn Quý Thanh theo số 0901 70 55 66 để được thăm khám, chẩn bệnh và tư vấn phác đồ điều trị hồi phục di chứng phù hợp nhất.
LIÊN HỆ : 0901.70.55.66 hoặc 0968.17.30.68 để được Lương Y Nguyễn Quý Thanh tư vấn khám chữa bệnh đau đầu sau tai biến.