Tam thất là một nguyên liệu thuốc hẳn không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây là một vị thuốc quý, có giá thành không hề rẻ, chuyên được các vị Lương Y sử dụng trong các bài thuốc quý của mình để điều trị cho người bệnh. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về loại thảo dược này nhé!
Tam thất khô là gì? Điều chế ra sao?
Củ Tam Thất khô là củ của cỏ Tam Thất, một loại cỏ nhỏ thuộc họ Ngũ Gia Bì. Tam thất xuất hiện nhiều ở các vùng cao như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái,…
Để lấy được củ Tam Thất làm khô cần trải qua nhiều công đoạn kỳ công. Đầu tiên là chọn cây có củ lớn, sau đó đem về cắt phần thân trên và lấy phần thân rễ. Lấy thân rễ rửa sạch để loại bỏ đất và tạp chất bám xung quanh. Chặt và cắt chia riêng phần thân rễ, rễ nhanh, đem phơi âm can khoảng 2 ngày là cho ráo, là bạn đã có thể sử dụng củ tam thất khô được rồi.
Công dụng của củ Tam Thất Khô
Tuỳ theo quan niệm của y học hiện đại và y học cổ truyền, củ tam thất được diễn đạt theo từng cách khác nhau.
Theo quan điểm của Y học hiện đại
Trong củ Tam Thất khô chứa nhiều saponin, flavonoid, phytosterol, polysaccharide và tinh dầu. Có tác dụng:
- Có thể giúp bổ trợ điều trị cho người bệnh ung thư, đặc biệt là căn bệnh u xơ tử cung. Thảo dược này làm tăng tính nhạy cảm của mô ung thư với thuốc đặc hiệu chữa bệnh, từ đó giảm liều thuốc tây phải dùng mà vẫn giữ được khả năng chữa bệnh tốt, còn giảm đi các tác dụng phụ.
- Có lợi cho tim mạch, cải thiện tuần hoàn máu não. Tác dụng của tam thất trong bảo vệ mạch máu, ngăn chặn nguy cơ các mảng vữa bá vào lòng mạch gây xơ, chít hẹp lòng mạch. Ngoài ra còn ngăn chặn các nguy cơ gây tai biến mạch máu não, ổn định huyết áp, đặc biệt là những người cao tuổi, có thành mạch kém đàn hồi và không bền.
- Tăng cường khả năng đề kháng, giúp trí tuệ luôn minh mẫn. Đề phòng các hội chứng bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu ở người bệnh.
- Sử dụng tốt cho mắt, làm tan các cục máu đông, hoặc làm mất đi các tia máu có thể xuất hiện ở mắt.
- Chức năng cầm máu tốt nếu được làm ở dạng bột và đắp lên vết thương nhỏ.
- Cải thiện đời sống tình dục ở những người yếu sinh lý.
Theo quan điểm Y học cổ truyền
Củ Tam thất khô có tính ôn, vị ngọt hơi đắng, quy vào các kinh Can, Thận. Có tác dụng Bổ huyết, hành khí, lợi tiểu, lợi niệu, phá huyết, giảm đau trong nhiều trường hợp.
Củ Tam Thất khô dùng trong các trường hợp:
- Bệnh nhân bị thổ huyết, có xuất hiện cục máu đông trong cơ thể và cần phá huyết .
- Tiểu tiện ra máu do thận hư, huyết hư.
- Sưng đau chấn thương, lồng ngực đau nhói.
- Giúp lợi tiểu lợi niệu, bồi bổ cho cơ thể.
- Giảm đau trong nhiều chấn thương.
Liều sử dụng và cách dùng của Tam Thất khô
Mỗi ngày một người chỉ nên sử dụng từ 3 – 9g Tam Thất khô, mỗi lần nên sử dụng từ 1 – 3 g. Bạn có thể sử dụng bằng cách tán nhuyễn thành bột mịn, để uống hoặc sử dụng ngoài da nếu muốn.
Đặc biệt với loại dược liệu này hoàn toàn không nên sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.
Một số bài thuốc sử dụng Tam Thất Khô hiệu quả
Chữa suy nhược cơ thể: Tam Thất 12g, Kê Huyết Đằng 20g, Hương Phụ 12g, Sâm Bổ Chính 30g, Ích Mẫu 30g. Đem tán nhỏ thành bột, pha uống, ngày uống 30g.
Chữa đau thắt lưng: bột tam thất cùng bột hồng nhân sâm mỗi loại 20g trộn đều, ngày uống 4g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), pha chiêu với nước ấm.
Có xuất hiện phần mềm bầm tím hoặc tụ máu: bột tam thất 12g, dấm vừa đủ, trộn đều được hỗn hợp đặc sánh, sờ lên keo, không dính tay, lấy đắp lên vết thương. Nếu vết thương bị loét thì trước tiên cần rắc thẳng bột tam thất lên sẽ lành.
Chữa những cơn đau thắt ngực: ngày uống 3 – 6g bột Tam Thất, 1 lần duy nhất. Pha cùng với nước còn ấm để uống.
Đau thắt ngực do mạch vành: Sử dụng Tam Thất 20g, đan sâm 20g đem sắc lên lấy nước để uống hoặc lấy nước để nấu cháo. Nên duy trì ăn liên tục trong vài tháng để bệnh điều trị tốt.
Chữa chứng ho ra máu, có máu cam, đi tiểu ra máu hoặc nước tiểu đỏ có hồng cầu: sử dụng đá hoa 12g (nung), thêm Tam Thất 10g, tóc rối đem đốt tồn tính thành than 4g. Trộn đều đem tán bột chia làm 2 lần uống với nước sôi.
Chữa huyết ứ, phụ nữ bị rong kinh, rong huyết: Sử dụng Tam Thất 4g, Ô Tặc Cốt 12g, Ngải Điệp 12g, Đơn Bì 8g, Xuyên Khung 8g, Đương Quy 8g, Ngũ Linh Chi 4g. Sắc lấy nước uống trong thời gian chu kỳ.
Việc sử dụng Tam Thất Khô trong Y học Cổ truyền không phải ai cũng biết. Tuy nhiên nếu bạn đã xem qua bài viết này, chắc hẳn cũng đã có thể hiểu sơ qua về các tác dụng cũng như cách dùng của Tam Thất Khô. Nếu còn thắc mắc gì hoặc cần tư vấn sản phẩm hãy để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ.
Review Tam thất khô – Việt Thanh
Chưa có đánh giá nào.