Teo cơ là một dạng di chứng vận động sau tai biến do các chi ở trạng thái “lười” và thụ động thời gian dài. Những khối cơ tập trung chủ yếu ở chân, tay không được sử dụng dần dần teo nhỏ, mỏng và yếu đi, người bệnh khi đó muốn thao tác, di chuyển cũng là một trở ngại lớn.
1. Nguyên nhân và biểu hiện triệu chứng của teo cơ sau tai biến
Trước hết, tại sao người bệnh sau tai biến dễ bị tình trạng teo cơ?
Như ta đã biết, hậu quả sau một cơn tai biến mạch máu não có thể cướp đi của người bệnh nhiều kỹ năng cơ bản trong cuộc sống. Các bất lợi cơ học mà họ gánh chịu bao gồm tê bì, yếu, liệt, co cứng,… khiến cho việc kiểm soát phối hợp giữa các chi trở nên cứng nhắc, vụng về, thậm chí là bất lực.
Theo thống kê có đến 80% bệnh nhân sống sót sau tai biến đột quỵ rơi vào tình trạng không thể hoặc mất hẳn khả năng vận động. Đó thường là khuyết tật một bên tay, chân hoặc thân mình.
Teo cơ, teo nhỏ tay chân xảy ra khi cơ thể thiếu hụt các vận động thể chất khiến cho mô trên cơ co lại, bắp cơ bị suy giảm về khối lượng và sức bền. Một khi teo cơ xuất hiện sẽ làm nhóm cơ đó yếu đi, sinh hoạt vận động càng khó khăn gấp bội.
Triệu chứng của teo cơ sau tai biến là gì?
Tình trạng tai biến teo cơ có thể được quan sát và cảm nhận qua các biểu hiện sau:
- Kích thước một bên tay, chân nhỏ hơn so với bên còn lại, đồng nghĩa với một bên tay chân bị teo lại.
- Cảm thấy một bên tay, chân yếu hơn so với bên kia.
- Cảm giác đau nhức tay, chân.
- Tê bì chân tay, khó áp cánh tay vào thân người.
- Di chuyển khó khăn, thậm chí ngồi hoặc nằm bất động một chỗ.
- Động tác co/duỗi chân tay bất linh hoạt, khó cầm nắm hay nâng vác đồ vật.
Nếu người bệnh không kiên trì điều trị teo cơ sau tai biến thì dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như: Mất khả năng thăng bằng, lở loét tì đè, huyết khối phát triển ở các chi, vẹo xương sống, gãy xương, suy giảm sinh lý, liệt cơ, tàn phế.
2. Cách điều trị teo cơ sau tai biến
Các yếu tố nào sau tai biến tác động đến tình trạng teo cơ?
- Tâm lý người bệnh
Sau tai biến người bệnh thường cảm thấy kiệt sức, tâm trạng bất ổn, lú lẫn, không còn đủ ý chí và sự minh mẫn để vực dậy vận động nên dễ tỏ ra chán nản, buông xuôi, chối bỏ điều trị phục hồi chức năng. Khi đó, cơ thể chỉ nằm hoặc ngồi bất động quá lâu sẽ khiến cho cơ co rút, chân tay bị teo, biến dạng.
- Vấn đề ăn uống
Người bệnh sau tai biến thường gặp các vấn đề nuốt sặc, mệt mỏi khiến cho việc ăn uống kém ngon miệng, khó tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Vì vậy, việc cung cấp dưỡng chất và protein nuôi dưỡng các bắp cơ trở nên thiếu thốn, làm cơ teo giảm kích thước, chân tay bị teo nhỏ.
Mặt khác, trở ngại ăn uống làm cân nặng sụt giảm, thân hình gầy gò suy dinh dưỡng cũng gây cản trở lớn đối với quá trình khôi phục sức lực toàn thân để lấy lại vận động. Từ đó, tình trạng teo cơ, chân tay bị teo nhỏ càng diễn biến nặng nề, phức tạp.
Teo cơ sau tai biến được khắc phục và điều trị bằng cách nào?
Trên thực tế, teo cơ là di chứng sau tai biến có thể hồi phục bằng cách năng tập luyện và bồi bổ thể chất giúp thúc đẩy cơ ở chân tay nở phình, phát triển và linh hoạt trở lại.
Bên cạnh đó, gia đình cần tích cực thúc đẩy, động viên người bệnh lạc quan đương đầu với những khuyết tật khó tránh khỏi sau tai biến, nhắc nhớ họ về các sinh hoạt thường nhật đang trong trạng thái “ngủ quên” như tự ăn uống, thay quần áo, tự đi lại trong phòng, vệ sinh cá nhân, tự đại tiểu tiện,…
- Phương pháp y học cổ truyền (Châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp)
Châm cứu tác động vào một số huyệt ở tay liệt (kiên trung, kiên tỉnh, tý nhu,…), huyệt ở chân liệt (hoàn khiêu, phong thị, âm lăng tuyền,…), huyệt ở đầu mặt cổ (bách hội, giáp xa, hạ quan,…) kết hợp bấm huyệt, xoa bóp bên liệt để đả thông huyết khí, thư giãn tinh thần, kéo giãn các cơ, xoa dịu vùng bị tê nhức, hạn chế co cứng, co ngắn, giảm teo nhỏ cơ bắp chân tay sau tai biến.
- Phục hồi chức năng
Ban đầu, người bệnh tập cử động, thao tác chân tay theo cách thụ động bằng các bài tập phục hồi chức năng theo tầm vận động cơ khớp và phải có sự trợ giúp của y tế viên, người nhà. Cụ thể là:
(1) Tập chuyển đổi giữa tư thế nằm sang ngồi: Nghiêng người sang bên lành, thả hai chân cạnh giường, chống tay ngồi dậy. Nếu muốn nằm xuống thì thao tác ngược lại.
(2) Tập di chuyển từ giường sang ghế, xe lăn: Đặt xéo ghế/xe lăn một góc 45 độ so với cạnh giường. Nghiêng người bên lành về phía ghế, chồm về trước, chống mạnh tay lên mặt ghế/xe lăn tạo điểm tựa để nhấc người qua.
(3) Tập vận động hai tay: Người bệnh ngồi hoặc nằm, hai bàn tay đan vào nhau (ngón cái tay yếu liệt để phía ngoài ngón cái tay lành), đưa thẳng hai cánh tay lên ôm qua khỏi đầu, lặp lại nhiều lần.
(4) Tập kéo giãn bàn chân: Người bệnh ngồi thẳng lưng trên ghế, kê chân yếu liệt lên ghế đối diện, đặt tay mạnh lên tay yếu và áp trên đầu gối, đồng thời ấn thẳng xuống. Có thể đặt thêm túi cát nhỏ lên đùi phía trên khớp gối, giữ tư thế từ 10 – 15 phút/lần.
Theo thời gian, quy trình tập luyện nâng cao dần để người bệnh “hồi nhớ” các vận động cơ bản, sau đó có thể chủ động co duỗi chân tay, đứng lên ngồi xuống, bước đi về phía trước, cầm nắm đồ vật, thay quần áo, tự ăn uống, tự đi vệ sinh…
Phục hồi chức năng sau tai biến là một quá trình toàn diện cả về thể chất, tinh thần, cảm xúc, giao tiếp. Một mặt giúp bệnh nhân tránh lở loét do nằm lâu trên giường, ngăn ngừa hình thành thêm huyết khối, giảm co cứng và teo cơ chân tay, giải phóng một phần năng lượng để kích thích cảm giác đói, thèm ăn.
- Chế độ dinh dưỡng
Người bệnh tăng cường dung nạp các nhóm thực phẩm sau: Nhóm giàu protein (thịt, cá, trứng, sữa, đậu hũ,…) nhằm duy trì cân nặng, nuôi dưỡng vùng cơ bị teo; nhóm giàu vitamin (cam, quýt, bông cải xanh, rau bina,…) giúp bảo vệ và khôi phục tế bào thần kinh bị tổn thương; nhóm khác (ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, bơ,…) hỗ trợ giảm cholesterol, ngừa tăng huyết áp và các bệnh tim mạch – là các bệnh nguy cơ của tai biến đột quỵ.
Xem thêm: Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não
3. Điều trị co cứng cơ sau đột quỵ bằng bài thuốc An Cung Trúc Hoàn
Ngoài phương pháp châm cứu, bấm huyệt xoa bóp, phục hồi chức năng vận động càng sớm càng tốt để kéo dần cơ thể thoát khỏi trạng thái kém cử động, bất hoạt, bị teo chân tay sau tai biến thì việc điều trị và bồi bổ từ bên trong bằng một liệu trình an toàn, lành tính, không tác dụng phụ với An Cung Trúc Hoàn là điều cần thiết.
Sau hơn 20 năm áp dụng điều trị lâm sàng cho hơn 1.000 bệnh nhân đột quỵ não, An Cung Trúc Hoàn là sản phẩm thuốc Đông y duy nhất hiện nay có chứng nhận xác thực cả về hiệu quả phòng ngừa cũng như khắc phục các di chứng liệt mặt, méo miệng, liệt chân tay, liệt nửa người, rối loạn vận động, co cứng cơ, teo cơ, teo chân tay, suy giảm trí tuệ,… có nguy cơ xảy ra sau tai biến mạch máu não.
(1) Thành phần Đảng Sâm trong An Cung Trúc Hoàn có công dụng tăng cường co bóp tim, bơm máu trơn hoạt đến não, các chi và nội tạng; chống gầy ốm, mệt mỏi do kém ăn sau tai biến… Nhờ đó, cơ thể giảm suy kiệt, máu lưu thông tốt sẽ đưa oxy và dinh dưỡng nuôi toàn bộ cơ thể và các chi yếu liệt, giảm nguy cơ co cứng, teo cơ chân tay.
(2) Thành phần cây Ô Rô có tính mát, được chỉ định cho mục tiêu giảm đau, tiêu viêm, lở loét, tan máu ứ, giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu. Nhờ đó, uống An Cung Trúc Hoàn giúp đào thải nhanh chất cặn bẩn, cục máu đông tồn ứ, độc tố ra khỏi cơ thể; đề phòng trước các thương tật thứ cấp do bị teo cơ, nằm tì đè lâu ngày như lở loét da, nhiễm trùng tiết niệu, táo bón, huyết khối tĩnh mạch.
(3) Nấm Linh Xanh, Địa Long là nguồn dược liệu chính đóng vai trò trong việc bồi dưỡng thể trạng, tăng cường sức đề kháng, dưỡng an thần kinh, thúc đẩy trao đổi chất đến các tế bào để khôi phục chức năng thần kinh trung ương, giúp người bệnh đủ minh mẫn để kéo lại vận động trên chính các giác quan của mình; chống lại sự yếu liệt, co cứng, teo cơ chân tay xảy ra trong giai đoạn hồi phục sau tai biến.
Nhìn chung, teo cơ là dị tật sau tai biến gây ảnh hưởng lớn đến khả năng cử động, di chuyển. Người bệnh được khuyến khích duy trì tập luyện, điều trị sớm và đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt để khôi phục hình dạng và kích thước cơ bắp chân tay bị teo. Bên cạnh đó, dùng An Cung Trúc Hoàn trong vòng ½ tháng đến 3 tháng (tùy theo mức độ di chứng) giúp thúc đẩy thời gian và hiệu quả phục hồi bệnh.
Nếu có vấn đề thắc mắc về di chứng yếu liệt, co cứng, teo cơ sau tai biến, mời các bác nhấc máy gọi số 0901 70 55 66 và gặp trực tiếp Lương y Nguyễn Quý Thanh để được hồi đáp một cách tận tâm, đầy đủ nhất.
Đọc nhiều: Top các loại thuốc điều trị tai biến hiệu quả hiện nay
Quá trình đồng hành cùng người thân mình mới hiểu tìm được bài thuốc chữa được bệnh đúng là may mắn hơn vớ được vàng lúc đó.Mọi ngguoi nên tòm hiểu về thuốc và làm theo chỉ dẫn của lương y để đạt hiệu quả cao
bài viết rất hay quá ạ, xin cảm ơn