Trúc Hoàng là vị thuốc thuộc nhóm thanh nhiệt hoá đàm, dùng trong trường hợp ho suyễn tức hoặc điên giản kinh phong có đàm ngưng trệ. Trúc Hoàng kết hợp cùng một số loại thảo dược khác còn đem đến tác dụng phòng chống, phục hồi và điều trị các chứng đột quỵ và tai biến mạch máu não.

Trúc Hoàng là gì? Phương pháp bào chế

Trúc hoàng hay còn gọi là Thiên Trúc Hoàng, là phần bột màu trắng hoặc vàng tồn đọng lại trong ống tre hoặc nứa – Bambusa sp. Họ lúa – Poaceae.

Để có được thành phẩm là Thiên Trúc Hoàng sử dụng trong y học, cần trải qua nhiều công đoạn thu hái và chế biến. Thiên Trúc Hoàng thường xuất hiện vào mùa Thu – Đông, bởi trong thời điểm này chất dịch trong các ống tre, nứa sẽ được cô đặc lại. Người thu hái thuốc sẽ đem nướng các ống, sao cho các dịch trong cây vón lại thành những cục bột màu trắng, lấy ra đem phơi âm can là có thể sử dụng làm thuốc trực tiếp.

Tác dụng của Trúc Hoàng 

Trúc Hoàng (Thiên Trúc Hoàng) có nhiều công dụng khác nhau trong Y học cổ truyền. Thành phần bên trong chứa nhiều kali hydroxit, silic, Al2O3, Fe2O3, calci carbonat. Theo các ghi chép trong dược điển Việt Nam, Trúc Hoàng có vị ngọt, tính hơi hàn, quy vào hai kinh can và tâm. Có công năng thanh nhiệt trừ đàm, định tâm, an thần, phát tán phong nhiệt.

Trên lâm sàng Trúc Hoàng chuyên được sử dụng chữa các chứng:

  • Người bệnh sốt cao gây hôn mê, vật vã, nói sảng.
  • Bệnh hô hấp như: Viêm phế quản, viêm phổi gây khó thở, đờm khò khè.
  • Chữa trẻ em sốt cao, có triệu chứng co giật và hôn mê.

Nếu Trúc Hoàng được kết hợp cùng với: Đẳng Sâm, Địa Long, Sỏi mật bò,… thì có thể đem lại tác dụng phòng chống đột quỵ, chữa các di chứng của tai biến mạch máu não.

Liều sử dụng của Trúc Hoàng trong Y học

Trúc Hoàng (Thiên Trúc Hoàng) có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc hoặc dạng bột để đưa vào cơ thể. Liều lượng của thuốc cũng sẽ khác nhau ở các dạng:

  • Thuốc sắc uống: Sử dụng 3- 6g / ngày.
  • Trúc Hoàng ở dạng thuốc bột: 1 – 3g / ngày.

Việc sử dụng Trúc Hoàng cũng có một số điểm cần lưu ý về kiêng kỵ của nó. Trúc Hoàng và Trúc Lịch đều sử dụng để chữa hôn mê, mê sảng, tuy nhiên Trúc Hoàng có tính hoà hoãn, nên được sử dụng cho trường hợp trẻ em sốt cao, còn Trúc Lịch tính hàn mạnh, ngoài chữa co giật còn thanh nhiệt, trừ vật vã và giảm khát nước, nên tránh sử dụng với nhau. Những người không có chứng đàm nhiệt thì tốt nhất không nên dùng.

Trúc Hoàng được sử dụng trong bài thuốc cổ truyền nào

Từ lâu Thiên Trúc Hoàng đã được sử dụng làm một vị trong các bài thuốc Y học cổ truyền phương Đông. Với tác dụng vốn có kết hợp cùng các loại thảo dược khác, đem đến hiệu quả cao cho người bệnh, đặc biệt đối với trường hợp đột quỵ, do nhiễm phong, sốt cao co giật.

Bài thuốc chữa sốt cao gây kinh giật, mê man, trúng phong cấm khẩu

Các vị thuốc gồm: Thiên Trúc Hoàng 2g, Chu Sa 0,3g, Ngưu Hoàng 1g.

Đem các vị trộn với nhau và tán thành bột nhỏ, chỉ nên sử dụng 3g/ngày, uống 1g/lần x 3 lần/ngày vào buổi sáng, trưa và tối. Đối với trẻ e nên sử dụng một nửa liều so với người lớn, khoảng 1,5 – 2g mỗi ngày.

Bài thuốc trị ho suyễn tức có đàm ngưng trệ

Các vị thuốc bao gồm: Thiên Trúc Hoàng 6g, Thanh Đại 6g, Cương Tằm 4g, Hoàng Liên 4g, Chu Sa 2g, Xạ Hương 0,8g, Tằm sa 12g.

Đem các vị thuốc tán nhỏ thành bột, trộn cùng với nhau. Sau đó đem bột chế với phụ gia là hồ tinh bột, viên tròn thành các viên hoàn nhỏ. Sử dụng để uống khoảng 2 – 4g trên ngày.

Bài thuốc trị sốt cao gây mê man, giật kinh phong

Các vị trong bài thuốc bao gồm: Thiên Trúc Hoàng 40g, Trần Bì 40g, Bán Hạ 40g, Bạch Đậu Khấu 40g, Mộc Hương 40g, Chỉ Xác 40g, Toàn Yết 40g, Bối Mẫu 40g, Trầm Hương 40g, Thiên Ma 40g, Cương Tằm 40g, Đơm Nam Tinh 60g, Đại Hoàng 60g, Cam Thảo 24g, Câu Đằng 24g, Xạ Hương 12g, chu sa, Ngưu Hoàng 12g, Chu Sa 12g.

Đem các dược liệu trên tán nhỏ thành bột mịn, trộn lẫn cùng nhau. Sử dụng thêm phụ liệu để làm ẩm sau đó viên thành những viên hoàn nhỏ khoảng 0,09g, bọc bên ngoài viên hoàn thêm một lớp bột Chu Sa. Đối với người lớn uống 2 viên/lần x 2 lần/ngày. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày.

Kết hợp Trúc Hoàng trong bài thuốc phục hồi di chứng sau đột quỵ

Trong Y học cổ truyền các bài thuốc chữa đột quỵ không hề ít, tuy nhiên để đem lại hiệu quả cao trong điều trị cho người bệnh phải nói đến bài thuốc An Cung Trúc Hoàn của Lương Y Nguyễn Quý Thanh, chuyên phục hồi các di chứng sau tai biến. Thuốc đem lại hiệu quả tốt nhờ kết hợp nhiều nguyên liệu, vị thuốc quý với nhau, Trúc Hoàng là một trong số các vị thuốc đó. An Cung Trúc Hoàn đem đến tác dụng triệt để trong phòng ngừa tai biến mạch máu não, cũng như điều trị ổn định các di chứng sau đột quỵ ở bệnh nhân:

  • Phòng ngừa các cơn tai biến, đặc biệt là người cao tuổi: Với công dụng chống đông máu, giảm chỉ số mỡ máu, hạn chế nguy cơ tắc nghẽn lòng mạch. Loại bỏ hoàn toàn yếu tố gây tăng áp lực thành mạch và huyết áp, giữ ổn định huyết áp và ngăn chặn khả năng vỡ mạch, xuất huyết não.
  • Sử dụng điều trị trong trường hợp bệnh nhân đột quỵ não: Làm tan cục máu đông và tiêu sợi tơ huyết, cùng các tác nhân gây hẹp lòng mạch, thông mạch máu não. Giúp bệnh nhân dần lấy lại được ý thức và hành vi của mình.
  • Sử dụng cho bệnh nhân sau tai biến: Sau tai biến người bệnh dễ gặp phải các di chứng như: Liệt cơ vùng mặt, méo miệng, giảm trí nhớ, thiếu tập trung, liệt nửa người, chân tay tê bì, khí huyết lưu thông kém,… An Cung Trúc Hoàn hoàn toàn có khả năng hỗ trợ giảm bớt biểu hiện của di chứng một cách hiệu quả.

Trúc Hoàng là loại dược liệu khá phổ biến trong các bài thuốc điều trị và phục hồi đột quỵ, tai biến mạch máu não. Hãy sử dụng An Cung Trúc Hoàn như một điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh, đặc biệt là với người cao tuổi. Để tìm hiểu rõ hơn về công dụng phục hồi di chứng sau đột quỵ, hoặc tư vấn thuốc An Cung Trúc Hoàn, bạn đọc vui lòng liên hệ Lương Y Nguyễn Quý Thanh: 0901 70 55 66 để thăm khám miễn phí và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.