Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não là một giai đoạn vô cùng quan trọng do sau khi vượt qua cơn “thập tử nhất sinh”, người bệnh phải chịu đựng các thương tật nhất định về vận động, lời nói, thị lực và nhận thức. Không những vậy, các mối nguy hiểm từ một thể trạng đã suy kiệt, nhiễm trùng thứ phát, biến chứng hoại tử và nguy cơ tái phát đột quỵ luôn “chực chờ” đe dọa sự sống của người bệnh bất cứ lúc nào.

Do đó, gia đình và người thân cần lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não sao cho hợp lý. Một quy trình chăm sóc chuẩn chỉnh, thận trọng và không bỏ bê, không lơ là sẽ góp phần nâng cao khả năng hồi phục của người bệnh xuất huyết não trong tương lai.

1. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não

1.1. Do bệnh nhân xuất huyết não thường gặp nhiều di chứng và bất lợi sau bệnh

Sau khi trải qua xuất huyết não, người bệnh có nguy cơ mắc di chứng là rất cao. Trong đó,  di chứng nặng nề nhất có thể là liệt tay chân, liệt nửa người hoặc toàn thân, loạn ngôn ngữ và cấm khẩu, mất nhận thức, thậm chí là sống như “người thực vật”.

Ngoài ra, bệnh nhân xuất huyết não còn đối mặt với nhiều bất lợi khác như:

  • Cơ thể suy yếu, mất cân bằng;
  • Đau nhức đầu do tăng huyết áp;
  • Thay đổi tính cách và tâm lý;
  • Lở loét da, nhiễm trùng hô hấp, tắc mạch do nằm lâu;
  • Viêm nhiễm hệ niệu do vệ sinh vùng sinh – môn không đúng cách;
  • Mắc các vấn đề do tác dụng phụ của thuốc;…

1.2. Do khả năng hồi phục sau xuất huyết não là có giới hạn nên cần tận dụng tối đa thời gian chăm sóc

Với người bệnh từ độ tuổi 50 trở lên, việc hồi phục diễn ra rất chậm hoặc gần như không tiến triển. Thống kê có khoảng 50% bệnh nhân xuất huyết não nặng sẽ tử vong trong 30 ngày đầu tiên, một nửa trong số đó bị chết chỉ trong 2 ngày đầu. Chỉ 1/5 số người bệnh xuất huyết não có thể vượt qua giai đoạn khó khăn sau bệnh và tái hòa nhập cuộc sống như người bình thường.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, từ 3 – 6 tháng đầu là thời gian người bệnh tai biến có thể tiếp nhận điều trị và chăm sóc phục hồi nhanh nhất. Mức độ này sẽ giảm dần từ sau 6 – 12 tháng tiếp theo và giảm thêm trong 1 – 2 năm sau đó. Chính vì vậy, gia đình cần lập ra kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não ngay từ sớm theo một liệu trình được bác sẽ chỉ định hoặc khuyến cáo.

2. Quy trình chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não là như thế nào?

2.1. Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý 

Chế độ dinh dưỡng của người bệnh xuất huyết não cần được đảm bảo tổng nhu cầu năng lượng từ 1.800 – 2.200kcal mỗi ngày, đầy đủ thành phần dinh dưỡng đạm – mỡ – tinh bột và sinh tố.

Các nhóm thức ăn cần được bổ sung vào thực đơn khi chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não gồm: Cá biển, thịt gà, thịt bò, sữa, trứng, đậu phụ, súp lơ, rau cải bó xôi, cà chua, cà rốt, bí đỏ, táo, cam quýt, quả mâm xôi, dâu tây,…

Cho người bệnh ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá no vì điều này dẫn đến khó thở, nghẹt đường thở. Để bệnh nhân ăn uống chậm rãi, từ tốn, không thúc ép.

Cho người bệnh ăn các loại thức ăn mềm, sệt, dễ nhai nuốt và tiêu hóa như cháo, súp, nước hoa quả,… Có thể ăn cháo, súp trong các bữa chính, bổ sung thêm nước hoa quả xen giữa các bữa ăn.

Hạn chế cho bệnh nhân xuất huyết não ăn các chất béo, dầu mỡ, đồ chiên xào, thức ăn nhiều muối. Không dùng các chất kích thích bia, rượu, cà phê, chè, thuốc lá,…

Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não cần chú ý đến tiền sử bệnh tim, huyết áp cao, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu để áp dụng chế độ ăn theo chỉ định của bác sĩ.

Đối với người bệnh xuất huyết não bị liệt cơ hầu họng, bị rối loạn nuốt gây nghẹn đặc – sặc lỏng thì có thể cho ăn qua ống thông (sonde). Chăm sóc bệnh nhân bằng cách nâng bệnh nhân dậy ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, sau mỗi bữa ăn nếu bệnh nhân bị nôn hoặc đầy bụng thì cần phải giảm khối lượng thức ăn xuống.

Đối với bệnh nhân có đời sống thực vật, cần thực hiện chăm sóc dinh dưỡng qua ống thông dạ dày hoặc mở thông dạ dày (mở một lỗ nhỏ ở thành bụng trước, nối thông vào dạ dày, đặt 1 ống thông có van 1 chiều vào dạ dày) để có thể bơm ăn chủ động trong thời gian dài cho người bệnh.

2.2. Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân xuất huyết não

Trong một quy trình chăm sóc cần chú ý xoay trở tư thế nằm của người bệnh xuất huyết não 2 – 3 giờ một lần, kèm theo xoa bóp những vùng da kín (như vùng xương cụt, xương bả vai, gót chân, mông, ót đầu, lưng…) để máu huyết lưu thông.

Nếu bệnh nhân có hiện tượng lở loét da, cần dùng phấn rôm, rượu thuốc hoặc nước muối sinh lý và bông gòn nhúng khô lau chùi xung quanh vết loét.

Cho bệnh nhân xuất huyết não nằm chiếu cói, nệm nước hoặc nệm hơi. Không sử dụng loại nệm cao su, chiếu nhựa.

Lau chùi cơ thể bệnh nhân sạch sẽ, thay quần áo mỗi ngày, tắm gội 3 ngày một lần, đảm bảo cơ thể khô thoáng trước khi nằm và luôn giữ ấm cơ thể người bệnh. Vệ sinh răng miệng hằng ngày để tránh các ổ nhiễm khuẩn sinh sôi trong khoang miệng.

Tập thở sâu, thở mạnh kèm vỗ rung lồng ngực và lưng, khạc đờm hoặc móc hút đờm dãi để tránh viêm tắc đường hô hấp, viêm phổi và tăng tuần hoàn ngoại biên.

Nếu bệnh nhân mất tự chủ đại tiểu tiện, cần đóng bỉm, thay bỉm và vệ sinh sạch sẽ vùng sinh – môn (sinh dục – hậu môn) sau mỗi lần bệnh nhân đại tiểu tiện. Thay bỉm và vệ sinh ít nhất 3 lần trong ngày.

Nếu bệnh nhân táo bón thì chăm sóc bằng cách xoa bụng, cho uống nhiều nước, sử dụng thuốc thụt tháo cho bệnh nhân khi không thấy bệnh nhân đại tiện nhiều ngày liền. Ngược lại, nếu bệnh nhân bị tiêu chảy thì nên bù đủ nước, ăn đủ dinh dưỡng, vệ sinh sạch sẽ sau tiêu chảy.

Nếu bệnh nhân mang các sonde như sonde tiểu, sonde dạ dày thì cần chăm sóc cho đúng cách, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ tránh nhiễm khuẩn. Cụ thể như thức ăn trong sonde dạ dày đủ lỏng; nhiệt độ thức ăn đủ ấm; sau lần bơm thức ăn cuối cùng của mỗi bữa qua sonde phải bơm khoảng 20ml nước lọc ngâm trong sonde nhằm tránh cho thức ăn lên men trong sonde, vệ sinh ống thông để không nhiễm trùng. 

2.3. Tuân thủ các y lệnh của y bác sĩ trong chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não

Tuân thủ các y lệnh của bác sĩ

  • Dùng thuốc: Gồm có thuốc tiêm, thuốc uống, đường dùng, thời gian và liều dùng. Quy trình chữa trị bằng thuốc nếu có bất thường phải báo ngay cho bác sĩ.
  • Xét nghiệm: Công thức máu, đường máu, ure và creatinin máu, điện tim, điện não, protein niệu, soi đáy mắt, chụp X-quang tim phổi.
  • Thủ thuật: Đặt sonde dạ dày, sonde tiểu,…

Theo dõi toàn trạng

  • Tri giác (tính theo thang điểm Glasgow): Tình trạng bình thường có tổng điểm tối đa là 15 điểm. Trong đó gồm thị lực 4 điểm, lời nói 5 điểm, vận động 6 điểm.
  • Tình trạng liệt.
  • Dấu hiệu sinh tồn như mạch, thân nhiệt, nhịp thở, huyết áp,…
  • Tình trạng thông khí.
  • Tình trạng lở loét da.
  • Tình trạng tổn thương mắt, thận, tim mạch.
  • Những biến chứng, tác dụng phụ của thuốc, các dấu hiệu bất thường khác. 

2.4. Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não bằng cách hỗ trợ người bệnh tập luyện phục hồi chức năng

Phục hồi vận động

Việc chăm sóc phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân xuất huyết não cần đảm bảo những nguyên tắc nhất định như: Tập luyện bắt đầu từ sớm, nhưng không quá sớm (phù hợp nhất là từ sau 24 – 48 giờ); tập luyện lặp lại động tác nhiều lần nhất có thể; cả bệnh nhân và gia đình phải kiên trì đến cùng;…

Thay đổi các tư thế nằm ngửa, nằm nghiêng, ngồi dậy,… để giảm nguy cơ lở loét lưng. Đặt tay chân người bệnh ở tư thế sinh lý.

Tập vận động thụ động trước ở nửa người bên liệt (nghĩa là quy trình tập luyện có người hỗ trợ, chăm sóc hoặc dùng các dụng cụ trợ năng). Sau đó, người bệnh thực hiện các bài tập chủ động và chuyên biệt cho tay, chân hoặc dáng đi đứng.

Để bệnh nhân xuất huyết não tự lập trong các sinh hoạt cá nhân càng nhiều càng tốt như cầm nắm đồ vật, thay quần áo, ăn uống, đánh răng, chải đầu, đi vệ sinh,…

Hỗ trợ người bệnh co duỗi chân tay 2 lần mỗi ngày; xoa bóp các khớp cơ, các chi để phòng ngừa tình trạng teo cơ, rút gân, cứng khớp.

Duy trì vận động mỗi ngày, không để bệnh nhân chây ì, bỏ bê tập luyện hay phó mặc cho số phận.

Trong thời gian đầu chăm sóc sau xuất huyết não, nên để người bệnh tập luyện vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cùng các chuyên gia tại các cơ sở y tế. Sau đó, người thân và gia đình có thể trợ giúp tự người bệnh tự tập luyện tại nhà với những bài tập đơn giản.

Phục hồi lời nói

Trong kế hoạch chăm sóc, cần tập cho bệnh nhân xuất huyết não nói lặp những từ, những câu ngắn gọn, đơn giản. Sau đó, tăng mức độ thử thách bằng cách cho người bệnh nhìn hình để mô tả vật; đặt câu hỏi để người bệnh tìm cách trả lời; đoán từ còn thiếu trong câu; hát ngâm nga một câu hát yêu thích,… 

Phục hồi tâm lý

Trò chuyện, chia sẻ thường xuyên với bệnh nhân xuất huyết não để giúp cho họ luôn cảm thấy mình được quan tâm, đồng cảm. Khả năng chăm sóc tốt về mặt tình cảm và tâm lý sẽ giúp cho tinh thần người bệnh càng trở nên lạc quan, phấn chấn và có động lực vượt qua bệnh tật.

Gia đình nên tạo điều kiện để bệnh nhân tự túc trong các sinh hoạt thường ngày (như tập ngồi xe lăn, tập đứng và giữ thăng bằng đứng, tập cầm nắm đồ vật, tập bám vịn để bước đi,…). Người thân đóng vai trò là người hỗ trợ hoặc đi theo phòng hờ người bệnh khi bị té ngã. 

2.5. Chăm sóc người bệnh xuất huyết não ngăn ngừa đột quỵ tái phát

  • Điều trị các nguyên nhân gây tai biến xuất huyết não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim…
  • Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, tập lại thói quen sinh hoạt điều độ.
  • Tránh làm việc hay suy nghĩ nặng đầu óc; hạn chế xúc động mạnh; ngủ đủ giấc.
  • Quan tâm và chăm sóc thân nhiệt của người bệnh khi thời tiết chuyển lạnh, các đợt gió mùa và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè.
  • Không tắm khuya và tắm ở nơi kín gió, đặc biệt đối với người cao huyết áp.
  • Rèn luyện thân thể bằng cách năng tập thể dục như đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp, thiền,… ối thiểu 30 phút mỗi ngày.
  • Không vận động quá thể lực cho phép như đá bóng, vác nặng hay chạy nhanh…
  • Không dùng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích.   

3. Sử dụng bài thuốc Đông y An Cung Trúc Hoàn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não 

Như đã nói, việc cứu chữa người bệnh xuất huyết não thoát khỏi tình trạng bệnh cấp tính chưa phải là mục tiêu duy nhất. Vì bệnh nhân vẫn có thể gặp các rủi ro do mất sức, bội nhiễm, biến chứng hoặc tái phát xuất huyết não lần nữa. 

Do đó, chúng ta cần có một liệu pháp hỗ trợ người bệnh sớm phục hồi các chức năng đã mất, đồng thời bồi đắp thể trạng sớm khỏe mạnh trở lại vì khi cơ thể yếu nhược càng lâu thì chính là lúc các tác nhân xấu từ môi trường dễ tấn công và xâm nhiễm. 

Hiện nay, sử dụng thuốc An Cung Trúc Hoàn chính là một trong số những liệu pháp được các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung vào kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não cũng như bệnh đột quỵ nói chung. 

Có thể nói, An Cung Trúc Hoàn của lương y Nguyễn Quý Thanh là sản phẩm Đông dược duy nhất trên thị trường được chứng minh công dụng toàn diện trên cả ba mặt PHÒNG, TRỊ và PHỤC HỒI bệnh tai biến xuất huyết não lẫn nhồi máu não. Điều này hiếm có sản phẩm thuốc nào cùng nhóm Đông dược làm được, nhất là việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não là một quy trình chuyên biệt và rất phức tạp. 

Bài thuốc An Cung Trúc Hoàn được bào chế từ 06 dược liệu tự nhiên gồm Thiên Trúc Hoàng, Nấm Lim Xanh, Sỏi Mật Bò, Đảng Sâm, Ô Rô, Địa Long. Đặc biệt, An Cung Trúc Hoàn không pha chế thêm bất kỳ thành phần nào khác nên không gây tác dụng phụ “khỏi bệnh này, mắc bệnh khác” như thường thấy ở thuốc Tây khi sử dụng lâu dài. 

Nhờ các hoạt chất nổi bật trong An Cung Trúc Hoàn như germanium, saponin triterpenes, adenosine, lumbritin, adenine, xanthine, nhiều vitamin và khoáng chất khác,… nên thuốc có công dụng đặc biệt tốt đối với hệ thần kinh và tuần hoàn của người bị tai biến mạch máu não.

Trong quy trình chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não, gia đinh có thể tham vấn ý kiến của Lương y Nguyễn Quý Thanh để thống nhất được một liệu trình dùng thuốc kết hợp với chăm sóc điều dưỡng và luyện tập phù hợp, do mỗi thể trạng và tình cảnh người bệnh là không giống nhau. Thông thường, một liệu trình điều trị đột quỵ xuất huyết não được khuyến cáo dùng từ 2 – 9 lọ thuốc theo đúng các chỉ định của lương y để mang lại kết quả khả quan nhất. 

Sau khi uống An Cung Trúc Hoàn, người bệnh sẽ cảm thấy máu huyết lưu hoạt trong toàn bộ cơ thể, nhất là não bộ và phần cơ thể yếu liệt có thể cảm nhận sự hồi sinh rõ rệt. Bệnh nhân có huyết áp ổn định, giảm chứng đau đầu ù tai, chân tay có lực và buông lỏng tự nhiên hơn, vết thương nhanh liền lại, thu hẹp vùng lở loét, hoạt động hô hấp thông suốt. 

Không những vậy, tinh thần người bệnh xuất huyết não cũng trở nên tỉnh táo, bớt căng thẳng, có khả năng nhận biết sự vật sự việc xung quanh; ăn uống ngon miệng, ngủ đủ giấc, hứng thú với việc tập luyện để phục hồi các chức năng cơ thể bị thiếu sót. Những điều này sẽ góp phần thúc đẩy cho mục tiêu chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não nhanh có tiến triển nhanh và đạt hiệu quả cao.

Kết luận:

Có thể thấy, việc chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não là một quá trình kéo dài, không ít thách thức với người bệnh và gia đình. Do đó, lập một kế hoạch chăm sóc rõ ràng là cách giúp ta giảm trừ được các bất lợi có thể xảy ra do di chứng nằm liệt quá lâu, biến chứng hoại tử, tác dụng phụ của thuốc, các sơ suất dễ mắc phải trong thời gian chăm nuôi người bệnh còn yếu,…

Nếu có thắc mắc về việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não, cũng như quy trình chăm sóc người bệnh tai biến đột quỵ như thế nào cho đúng, các bác hãy nhấc điện thoại gọi ngay cho Lương y Nguyễn Quý Thanh theo số 0901.70.55.66 hoặc để lại thông tin trên website chính thức www.ancungtruchoan.com.vn để Lương y tiện liên lạc lại.