Cao huyết áp là gì? Cao huyết áp có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị cao huyết áp như thế nào? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nếu bạn đang muốn tìm hiểu về căn bệnh cao huyết áp này nhé!

Cao huyết áp đã trở thành một căn bệnh rất phổ biến, có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm thậm chí có thể tử vong. Vì vậy phát hiện và điều trị cao huyết áp sớm là vô cùng cần thiết.

1. Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp (tiếng anh là High blood pressure hoặc Hypertension)  là tình trạng áp lực máu tác động lên thành mạch duy trì ở mức cao hơn bình thường. Cao huyết áp xảy ra khi huyết áp của bạn tăng đến mức không lành mạnh.

Ở nước ta cao huyết áp đang ngày càng trở thành mối nguy hại cho cộng đồng. Trong những năm gần đây tỷ lệ cao huyết áp đã lên đến 25,1%, nghĩa là cứ 4 người trưởng thành thì sẽ có 1 người bị cao huyết áp. Trong đó tỷ lệ nam giới cao huyết áp là 28,3% và nữ giới là 23,1%.

2. Triệu chứng của cao huyết áp

Hầu hết những người bị cao huyết áp thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh kéo dài nhiều năm và trở nên trầm trọng thì các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện. Dưới đây là một số triệu chứng sẽ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng:

  • Đau đầu, chóng mặt
  • Hụt hơi
  • Chảy máu cam
  • Đau, tức ngực
  • Mắt nhìn mờ
  • Đi tiểu ra máu

Triệu chứng của cao huyết áp.

3. Cao huyết áp có nguy hiểm không?

Cao huyết áp có nguy hiểm không? Cao huyết áp rất nguy hiểm vì nó khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu ra cơ thể, từ đó có thể làm hỏng các mạch máu cũng như các cơ quan trong cơ thể bạn.

Cao huyết áp nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng sau:

  • Đau tim hoặc đột quỵ: Cao huyết áp có thể gây xơ cứng và làm dày lên các động mạch (xơ vữa động mạch) dẫn đến đau tim, đột quỵ
  • Chứng phình động mạch: Huyết áp tăng có thể khiến các mạch máu của bạn yếu đi và phình ra, dẫn đến chảy máu nội bộ, đe dọa tính mạng
  • Suy tim: Cao huyết áp khiến tim phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày khiến tim to và yếu đi
  • Suy thận: Các mạch máu trong thận có thể bị thu hẹp lại, ngăn cản cơ quan này hoạt động bình thường.
  • Xuất huyết võng mạc: Có thể làm các mạch máu trong mắt bị vỡ, gây giảm hay mất thị lực
  • Giảm trí nhớ: Huyết áp cao không được kiểm soát cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ và ghi nhớ
  • Mất trí nhớ: Các động mạch bị thu hẹp hoặc bị chặn có thể hạn chế lưu lượng máu đến não, dẫn đến một loại chứng mất trí nhớ.

Cao huyết áp là nguyên nhân làm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu lên đến 12,7%. Trong khi đó tăng đường máu là nguyên nhân làm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu là 5,8%.

Theo số liệu năm 2005, trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì tăng huyết áp là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu người.

4. Chỉ số huyết áp bao nhiêu là cao?

Huyết áp được đo bằng milimet thủy ngân (mmHg). Chỉ số huyết áp là sự kết hợp của hai phép đo:

  • Huyết áp tâm thu: Là lực mà tim bạn bơm máu xung quanh cơ thể. Huyết áp tâm thu dao động từ 90 đến 140 mmHg
  • Huyết áp tâm trương: Là sức cản đối với lưu lượng máu trong mạch máu. Huyết áp tâm trương dao động từ 60 đến 90 mmHg

Huyết áp lý tưởng là từ 90/60 mmHg đến 120/80 mmHg, huyết áp cao được coi là 140/90mmHg hoặc cao hơn

Nếu chỉ số huyết áp trong khoảng từ 120/80 mmHg đến 140/90 mmHg có nghĩa là bạn có nguy cơ bị huyết áp cao nếu không có phương pháp kiểm soát huyết áp.

5. Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp

Có hai loại tăng huyết áp và mỗi loại sẽ có một nguyên nhân khác nhau:

  • Tăng huyết áp nguyên phát: Hầu hết mọi người đều mắc loại huyết áp này. Loại tăng huyết áp này phát triển theo thời gian mà không có nguyên nhân xác định. Các yếu tố có nguy cơ tăng cao huyết áp nguyên phát như: gen, tiền sử gia đình, di truyền, thay đổi trong cơ thể
  • Tăng huyết áp thứ phát: Tăng huyết áp thứ phát có xu hướng xuất hiện đột ngột, xảy ra nhanh chóng và có thể trở nên nghiêm trọng hơn tăng huyết áp nguyên phát. Một số điều kiện có thể gây tăng huyết áp thứ phát bao gồm: Khó thở khi ngủ, vấn đề về thận, khối u tuyến thượng thận, các vấn đề về tuyến giáp, tác dụng phụ của thuốc, sử dụng ma túy bất hợp pháp, lạm dụng rượu hoặc

Nguyên nhân gây ra cao huyết áp

6. Chẩn đoán cao huyết áp

Để biết mình có bị cao huyết áp hay không bạn có thể tự kiểm tra huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà. Bên cạnh đó bạn hãy thường xuyên đi khám để được chẩn đoán bệnh.

Để chẩn đoán cao huyết áp, bác sĩ sẽ đo huyết áp nhiều lần và yêu cầu bạn theo dõi huyết áp tại nhà để cung cấp thêm thông tin cho bác sĩ.

Bác sĩ có thể sẽ tiến hành nhiều xét nghiệm để chẩn đoán cao huyết áp như:

  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Sàng lọc cholesterol
  • Kiểm tra hoạt động của tim bằng điện tâm đồ
  • Siêu âm tim hoặc thận

Để có kết quả chính xác bạn nên tránh hút thuốc, ăn uống trước khi đo, thư giãn và không nên nói chuyện trong khi đo huyết áp.

7. Điều trị cao huyết áp như thế nào?

Tùy theo tăng huyết áp nguyên phát hay thứ phát, mà sẽ có các cách điều trị khác nhau.

Nếu được chẩn đoán cao huyết áp nguyên phát thì thay đổi lối sống sẽ giúp bạn điều trị huyết áp. Tuy nhiên, nếu đã thay đổi lối sống mà huyết áp của bạn vẫn chưa ổn định thì bác sĩ sẽ kê toa thuốc cho bạn sử dụng.

Khi được chẩn đoán cao huyết áp thứ phát thì bác sĩ sẽ tập trung điều trị nguyên nhân tiềm ẩn gây ra cao huyết áp. Ví dụ: một loại thuốc bạn đang sử dụng làm tăng huyết áp, thì bác sĩ sẽ kê một loại thuốc khác không có tác dụng phụ này.

Quá trình điều trị cao huyết áp cần rất nhiều thời gian và phải liên tục thay đổi. Vì vậy hãy kiên trì và thường xuyên đến gặp bác sĩ để có những phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

8. Thuốc điều trị cao huyết áp

Có rất nhiều loại thuốc có thể sử dụng để hạ huyết áp và dưới đây là một số loại thuốc bạn có thể cân nhắc sử dụng:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB)
  • Thuốc chẹn canxi
  • Thuốc chẹn alpha
  • Thuốc chẹn alpha-beta
  • Thuốc chủ vận trung ương
  • Thuốc giãn mạch
  • Thuốc đối kháng thụ thể Aldosterone
  • Thuốc ức chế renin

Đôi khi, để điều trị cao huyết áp hiệu quả bạn cần phải kết hợp 2 hoặc 3 loại thuốc. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra sự kết hợp thuốc và liều lượng thích hợp.

Xem thêm: Các loại thuốc chữa huyết áp tốt nhất hiện nay

Một trong những loại thuốc điều trị cao huyết áp mà bạn có thể sử dụng đó là An Cung Trúc Hoàn. Không chỉ có các công dụng nổi bật như phòng ngừa, điều trị, phục hồi chức năng sau đột quỵ mà An Cung Trúc Hoàn cũng là một bài thuốc Đông y chữa cao huyết áp vô cùng hiệu quả.

Với các tác dụng điều hoà huyết áp, giảm mỡ máu, tăng tuần hoàn máu, tăng độ đàn hồi thành mạch, ổn định tim mạch thì An Cung Trúc Hoàn hoàn toàn có thể điều trị cao huyết áp.

Thuốc được điều chế 100% từ các loại thảo dược lành tính như: ô rô, đảng sâm, nấm linh xanh, ngưu hoàng,…  nên rất an toàn, không hề gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.

Thuốc đã được chứng nhận lâm sàng, công bố có hiệu quả chữa bệnh thực sự và được sở Y tế Thái Nguyên và Bộ y tế cấp phép lưu hành.

Thuốc chữa cao huyết áp An Cung Trúc Hoàn

9. Chữa cao huyết áp tại nhà bằng cách thay đổi thói quen

  • Dùng thuốc đúng cách: Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có xảy ra tác dụng phụ, bạn không nên bỏ sử dụng thuốc. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được đưa ra một vài sự gợi ý về các loại thuốc khác
  • Đặt lịch khám bác sĩ thường xuyên: Điều trị huyết áp cần rất nhiều thời gian vì vậy để điều trị huyết áp hiệu quả, bạn cần phải đi khám thường xuyên và lâu dài
  • Áp dụng thói quen lành mạnh: Bạn nên ăn thực phẩm lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên và giảm cân nếu đang thừa cân, hạn chế uống rượu, bia và bỏ thuốc lá.
  • Giảm stress: Hãy luôn giải phóng những suy nghĩ tiêu cực, trò chuyện với bạn bè, gia đình để luôn vui vẻ, thoải mái

Xem thêm: 20 cách điều trị cao huyết áp tức thời hiệu quả

10. Cách phòng chống cao huyết áp

Việc đầu tiên mà bạn cần làm để phòng ngừa cao huyết áp đó là bổ sung những loại thực phẩm tốt cho tim vào bữa ăn hàng ngày. Hãy ăn một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả và ít chất béo bão hòa. Muối chính là một trong những nguyên nhân làm cho huyết áp tăng cao vì vậy ăn nhạt là một lựa chọn thích hợp để phòng ngừa cao huyết áp

Hãy chăm chỉ tập luyện để giảm cân nên bạn đang thừa cân hay béo phì, vì đây là một yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp.

Nicotine trong khói thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp của bạn, hãy cai thuốc lá nếu bạn vẫn đang duy trì thói quen xấu này.

Hạn chế uống rượu, bia vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Chỉ nên uống tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cao huyết áp là gì, cao huyết áp có nguy hiểm không và những thông tin liên quan đến cao huyết áp. Hãy áp dụng ngay những cách phòng ngừa và điều trị cao huyết áp ở trên để cải thiện tình trạng bệnh bạn nhé. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.