Chúng ta đều biết rằng, não là cơ quan chỉ huy quan trọng nhất của hệ thần kinh trung ương, nó chỉ chiếm 2% trọng lượng của cơ thể, nhưng não cần đến 15% khối lượng máu từ tim bóp ra, 20% tổng lượng oxy trong máu và tiêu thụ 25% lượng đường trong máu.
Tế bào não không thường xuyên dự trữ đường, vì vậy, việc cung cấp máu cho não phải diễn ra thường xuyên, liên tục, đều đặn.
Chỉ cần thiếu máu trong trong vài giây thì não đã bị thiếu năng lượng và ngay lập tức có các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, tê yếu tay chân,…
Điều thứ hai là về mạch máu não, có thể nói, mạng lưới mạch máu não vô cùng phong phú lại rất nhỏ nên dễ tổn thương.
Vậy thiếu máu não là gì?
Thiểu năng tuần hoàn não hay là thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu tới não, đồng nghĩa với việc thiếu oxy cũng như các chất dinh dưỡng cho tế bào não.
Lưu lượng máu trung bình thường phải đạt được là 50ml máu/100 gram não trong một phút. Nếu như mà lưu lượng máu không đạt như vậy thì sẽ gọi là thiếu máu não và để chẩn đoán việc này người ta thường làm 1 chẩn đoán trong y tế là lưu huyết não đồ để xác định lưu lượng máu lên não có đủ hay không giúp trả lời bệnh nhân có bị thiếu máu não hay không hay thiểu năng tuần hoàn não.
Tế bào thần kinh rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy, bởi vì nó có 2% mà lấy oxy tới 20%, tức là nhiều gấp 10 lần các cơ quan khác. Cho nên nhu cầu cung cấp oxy cho não là hết sức cần thiết.
Khi tế bào thần kinh thiếu oxy thì đồng nghĩa là tế bào thần kinh bị thiếu năng lượng để hoạt động. Đây là cơ quan trung ương, cơ quan đầu não mà lại thiếu năng lượng để hoạt động thì các chức năng của nó sẽ bị ảnh hưởng như ảnh hưởng đến cấu trúc, sự tồn tại và phát triển của tế bào não, đồng thời ảnh hưởng đến 1 loại các chức năng khác của cơ thể.
Những đối tượng nào có nguy cơ bị thiếu máu não?
Đối tượng hay gặp tình trạng thiếu máu não trước đây thường là người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay, những người bị thiếu máu não không chỉ còn nằm trong phạm vi người cao tuổi nữa mà mở rộng hơn rất nhiều.
- Người trung và cao tuổi
Tình trạng thiếu máu não hay là thiểu năng tuần hoàn não thường gặp ở lứa tuổi trung niên, cao niên, bởi vì do quá trình lão hóa của cơ thể theo thời gian. Ví dụ như:
Lão hóa dẫn đến thoái hóa cột sống cổ, chèn vào động mạch thân nền, dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não.
Hoặc là quá trình lão hóa dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, xơ cứng động mạch làm hẹp thành mạch máu và cơ quan đích là não sẽ bị thiếu máu não.
Hay là bệnh cao huyết áp hoặc suy tim chẳng hạn dễ làm hình thành các cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu não.
Bên cạnh đối tượng người cao tuổi có nguy cơ cao bị thiếu máu não thì hiện nay đối tượng mắc tình trạng bệnh lý này còn mở rộng hơn rất là nhiều. Vậy những đối tượng đó là những ai?
- Dân văn phòng
Tại sao dân văn phòng lại có nguy cơ thiếu máu não trong khi họ là những người trẻ? Lý do là bởi đặc thù công việc văn phòng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng cung cấp máu lên não, ví dụ như là trong không gian chật hẹp, thường xuyên thiếu oxy, không ký lưu thông không tốt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy não.
Lý do tiếp theo đó là thường xuyên làm việc với máy tính và lao động trí óc rất nhiều. Đối diện trước mặt họ luôn luôn là máy tính hoặc là điện thoại cầm tay để liên hệ với các đối tác về việc này, việc khác,… Công việc luôn luôn hối hả và cảm giác quay ngoắt cái là đã đến 12 giờ trưa. Rồi có khi vừa làm vừa ăn, ăn vội ăn vàng ăn ngay trên bàn làm việc, rồi thỏa hiệp với thức ăn nhanh. Thời gian làm việc như thế thì người ta ít có thời gian để vận động thể lực.
Bên cạnh đó, buổi chiều thì lại rủ nhau trà sữa, nước ngọt hay cà phê hay đồ ăn vặt, thức ăn để bổ sung năng lượng,… Sau giờ làm hoặc buổi tối có thể bia rượu nữa. Rồi tôi chưa kể đến công việc căng thẳng, nhiều người có thói quen hút thuốc lá,…
Ngoài ra, việc cứ ngồi 1 chỗ làm việc với chiếc máy tính mà không vận động cũng sẽ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ, làm chèn ép lên mạch máu não, gây thiếu máu lên não tương tự như với người cao tuổi như đã đề cập bên trên.
Cuối cùng là khi ăn uống không điều độ, khoa học sẽ gây thừa cân, béo phì, máu nhiễm mỡ, từ đó dẫn đến tình trạng vữa xơ động mạch, cao huyết áp, tiểu đường,…
Những vấn đề trên có thể nói là rất nguy hiểm và là những yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh thiếu máu não ở đối tượng dân văn phòng.
Những triệu chứng nào cảnh báo bệnh thiếu máu não?
- Đau đầu
Thiếu máu não thì triệu chứng đau đầu là dấu hiệu xuất hiện rất sớm và gặp rất nhiều. Triệu chứng này có thể xuất hiện cả khi bị cảm mạo, ngồi gió, ăn uống kém,… cũng gây đau đầu. Tuy nhiên, đây là triệu chứng phổ biến nhất chiếm tới 90% người bị thiếu máu não gặp phải. Vì vậy, khi bị đau đầu thường xuyên chúng ta cần nghĩ ngay đến bị thiếu máu não.
- Hoa mắt, chóng mặt, ù tai
Thiếu máu não dẫn đến tình trạng các tế bào não, trong đó có các tế bào nuôi các dây thần kinh thị giác, thính giác bị ảnh hưởng, dẫn đến hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đặc biệt là khi thay đổi tư thế. Đây cũng là các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị thiếu máu não, chiếm tới 87%.
- Mất ngủ kéo dài
Tình trạng mất ngủ cứ kéo dài hết ngày này sang ngày khác, có thể là số lượng vẫn đảm bảo về mặt thời gian, nhưng chất lượng giấc ngủ không có, ví dụ, cứ ngủ một lúc lại tỉnh dậy, thậm chí có những bệnh nhân mất ngủ cả đêm luôn, hay 1 ngày chỉ ngủ được đôi ba tiếng đồng hồ.
- Suy giảm trí nhớ
Khi tình trạng thiếu máu não không được can thiệp điều trị, cộng với ảnh hưởng của các hậu quả kèm theo như đau đầu, hoa mắt, mất ngủ dài ngày, bệnh nhân sẽ dần bị suy giảm trí nhớ. Người bệnh sẽ gặp tình trạng nhớ nhớ quên quên, mà người trẻ hay nói đùa với nhau cái câu là “não cá vàng” hay “rơi mất não” khi vừa mới đây thôi mà đã quên, không biết mình định nói gì nữa.
- Tê bì, nhức mỏi tay chân
Vì bị thiếu máu não nên việc cung cấp máu nuôi các dây thần kinh chi phối các vùng xa trở nên khó khăn hơn. Não là cơ quan được ưu tiên cung cấp máu rồi mà còn đang thiếu thì thử hỏi là các mạch máu ở các nơi xa, các cơ quan ra sao cho đủ được.
Vì vậy, cho nên thiếu máu não sẽ có các biểu hiện như tê bì, nhức mỏi các cái đầu ngón tay, ngón chân và có cảm giác như kiến bò rất khó chịu.
Nếu gặp phải 5 triệu chứng nêu trên, các bác phải chú ý ngay và đi khám tại các bệnh viện để tìm nguyên nhân thiếu máu não và có biện pháp điều trị phù hợp.
Xem thêm: Con thiếu máu não thoáng qua là gì?
Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não là gì?
Có một số nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu não:
Thứ nhất, phải kể đến nguyên nhân là do lão hóa hoặc do ngồi nhiều, ít vận động, cổ ít thực hiện các động tác quay đi quay lại,… có thể gây thoái hóa cột sống cổ loa ngoài, làm chèn ép lên mạch máu lên não dẫn đến thiếu máu não.
Thứ hai là do chế độ dinh dưỡng kém, không đầy đủ các chất, thiếu cân đối, các vitamin hay những nguyên tố vi lượng không cung cấp đủ, gây hoa mắt, chóng mặt,… Đây là trường hợp thiếu máu não do suy nhược cơ thể, cần đi khám và xét nghiệm máu sẽ ra ngay kết quả.
Thứ ba là bệnh lý về tim mạch, phải nói thẳng là bệnh lý này rất nguy hiểm. Gọi là tim và mạch thì nó liên quan đến chức năng tim co bóp có tốt không hay là bị yếu dẫn đẩy máu lên não kém; hoặc là các mạch máu có bị xơ vữa động mạch, cứng động mạch không, nếu có sẽ làm hẹp lòng động mạch, dẫn đến tình trạng là lưu huyết não kém, lưu huyết não kém đi sẽ dẫn đến cơ quan đích là não bị thiếu thiếu máu, thiếu oxy, thiếu các chất dinh dưỡng.
Xơ vữa động mạch, suy tim không chỉ gây thiếu máu não mà có thể dẫn đến tình trạng huyết khối. Những người bị máu lưu thông chậm, xơ vữa động mạch, cộng với máu có độ nhớt cao thì rất dễ hình thành các huyết khối. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra cơn thiếu máu cấp thoáng qua hoặc tai biến mạch máu não.
Ngoài ra, xơ cứng động mạch, xơ vữa động mạch còn dẫn đến tình trạng cao huyết áp, tiểu đường,… cũng là các bệnh lý “tiền” đột quỵ não.
Bên cạnh đó, những thói quen không khoa học, ví dụ như hút thuốc lá chẳng hạn, chất nicotin trong thuốc lá gây co thắt mạch sẽ dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não.
Thêm nữa, việc lạm dụng đạm, mỡ, đường dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa, béo phì, thừa cân, xơ vữa động mạch, xơ vữa động mạch cứng mạch sẽ gây thiếu máu não.
Như đã nói ở trên, tình trạng ngồi máy tính quá lâu, nghiện điện thoại, ít vận động làm cho khí huyết lưu thông kém.
Với dân văn phòng, việc ngồi ở trong điều hòa, máy lạnh tiên tục cũng gây ra co thắt các mạch máu não, làm lưu thông máu lên não cũng kém đi.
Hoặc là một thói quen mà rất nhiều bạn trẻ hay mắc phải là nằm gối rất cao. Gối cao trên 15cm khi nằm làm cho tư thế cổ bị gập lại, dẫn đến tình trạng thiếu máu não.
Các triệu chứng và tình trạng trên rất nhiều người gặp phải nhưng lại không quan tâm thích đáng, nhất là người trẻ nhiều công việc, lại hay chủ quan nên không đi kiểm tra để biết được các nguyên nhân và điều trị sớm, dẫn đến tình trạng bệnh ngày một nặng thêm.
Biến chứng của thiếu máu não là gì và nguy hiểm như thế nào?
Thiếu máu não có nguy hiểm không? Câu trả lời là Có, bệnh không chỉ nguy hiểm mà còn rất là phức tạp.
Ở mức độ nhẹ, các triệu chứng như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ triền miên dẫn đến trạng thái tâm lý bất ổn, nhớ nhớ quên quên. Tình trạng này thường gọi là suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, làm cho chất lượng công việc sẽ giảm đi rất nhiều, lúc nào cũng cảm thấy như thiếu năng lượng, mệt mỏi.
Nhưng nếu chúng ta cứ bỏ qua những triệu chứng đó vì công việc bận rộn hay chủ quan rằng chúng ta còn trẻ thì dần dần chúng ta sẽ có các biến chứng nặng hơn, ví dụ như đau nửa đầu, xơ hóa não, động kinh, Parkinson hay cơn thiếu máu não cấp thoáng qua.
Nếu chúng ta lại vẫn tiếp tục bỏ qua nữa thì có thể dẫn đến tình trạng đột quỵ trong tầm tay và lúc đó khi đã bị đột quỵ rồi thì bệnh đã quá nặng và việc mà cứu chữa để trở về cuộc sống bình thường gần như là ít. Bệnh còn để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh và ảnh hưởng rất nhiều đến việc chăm sóc y tế cũng như là về chất lượng lao động. Đối với các bạn trẻ mà đã bị tai biến mạch máu não, không chỉ ảnh hưởng đến số người lao động trong xã hội mà còn trở thành một gánh nặng cho gia đình, người thân.
Cách điều trị bệnh thiếu máu não là gì?
Khi có những triệu chứng như trên thì yếu tố tiên quyết là chúng ta không được chủ quan, phải đi khám để tìm ra nguyên nhân. Ví dụ như nguyên nhân là do thiếu máu chẳng hạn thì chúng ta phải bổ sung dinh dưỡng; nếu là do thoái hóa cột sống cổ thì ngoài chế độ dinh dưỡng thì cần có chế độ luyện tập phù hợp, tập trung vào các động tác quay cổ, thường xuyên đứng lên khi làm việc, tránh ngồi máy tính quá lâu. Mỗi tiếng nên đi ra ngoài 1 chút để thay đổi không khí, có những động tác nhỏ giúp tăng cường vận động,…
Việc thứ hai là tìm ra những thói quen không tốt, ví dụ như hút thuốc lá, rượu bia,… chúng ta phải bỏ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, chúng ta phải dành ra một thời gian trong một ngày, một tuần từ 3 đến 5 buổi, mỗi buổi 30 phút có thể đi bộ, tập vẩy tay hoăc tập bơi,…
Còn nếu chúng ta đã để tình trạng muộn rồi thì sẽ rất nguy hiểm và phức tạp. Lúc này chúng ta phải điều trị bằng thuốc và khi có những triệu chứng gì bất thường phải báo ngay với gia đình cũng như là đi khám ngay ở các trung tâm y tế để xử lý kịp thời, tránh việc có cơn thiếu máu cấp thoáng qua mà lại bỏ qua sẽ dẫn đến tình trạng tai biến mạch máu não nặng.
Cách nào để chủ động phòng tránh thiếu máu não?
Căn bệnh nguy hiểm như thế nhưng vẫn cách phòng ngừa, và phòng bệnh thì bao giờ cũng tốt hơn là chữa bệnh.
Về việc phòng bệnh, trước hết là thay đổi lối sống lành mạnh, điều độ. Làm việc cần kết hợp với luyện tập, làm việc có kế hoạch, đừng để những áp lực đến nhiều quá, người ta gọi là các yếu tố stress.
Chế độ dinh dưỡng phải đủ chất, cân đối. Các thực phẩm phải an toàn, kiểm soát chỉ số đường huyết thấp và trung bình. Chỉ số đường huyết cao sẽ dẫn đến nguy cơ rối loạn chuyển hóa đường. Đối với các bạn trẻ cũng phải hết sức chú ý đến việc không hút thuốc lá, giảm muối để không bị cao huyết áp hay các bệnh lý về tim mạch hỏi thăm.
Đặc biệt là giấc ngủ, cì vai trò của giấc ngủ lớn lao lắm. Chúng ta luôn luôn là phải ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ, đảm bảo cả về mặt số lượng là từ 6 đến 8 giờ trong một ngày và cố gắng ngủ khoảng 30 phút buổi trưa.
Luôn giữ trạng thái tinh thần vui vẻ, suy nghĩ tích cực thì không lo co mạch dẫn đến tình trạng thiếu máu não nữa. Có chế độ vận động vừa sức, kiểm soát được cân nặng.
Đối với những người cao tuổi, cần chú ý điều chỉnh các bệnh mãn tính, ví dụ như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường,… Cần phải theo dõi sát sao tình hình bệnh và điều trị đã phù hợp chưa, liều lượng thuốc uống đúng, đủ, đều để kiểm soát các bệnh lý đó theo mục tiêu của việc điều trị từng bệnh lý.
Ngoài ra, chúng ta nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm bệnh hoặc để điều chỉnh biện pháp điều trị với các bệnh lý sẵn có một cách kịp thời.
Khi đã xảy ra đột quỵ não thì việc điều trị cần lưu ý những gì?
Vấn đề điều trị thiểu năng tuần hoàn não như đã nói ở giai đoạn sớm sẽ liên quan đến vấn đề như chế độ dinh dưỡng sao cho đủ chất để không bị thiếu máu; vận động; giấc ngủ, nghỉ ngơi hợp lý,… là đã đảm bảo hiệu quả điều trị tốt.
Tuy nhiên nếu bệnh đã sang đến giai đoạn nặng thì cần dùng thuốc để điều trị. Một lời khuyên là nên dùng các thuốc y học cổ truyền sẽ rất lành tính, có công dụng bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường lưu thông khí huyết cũng như tăng cường chất lượng máu, tăng cường tuần hoàn não, giãn mạch, giãn cơ để cơ có thể dãn ra khỏi cột sống cổ,…
Chẳng hạn, chúng ta cũng có thể dùng các thuốc tăng cường tuần hoàn não để cải thiện các triệu chứng, ví dụ như là Piracetam hoặc Ginkgo Biloba. Trường hợp nặng hơn thì có thể sử dụng thuốc Cerebrolysin. Ngoài ra, nên bổ sung thêm vitamin B1, B12, sắt. Đó là các thuốc giúp cải thiện, tăng cường tuần hoàn não.
Nhưng khi có những triệu chứng mà nó nặng hơn nữa, có thể là các cơn thiếu máu não cấp thoáng qua và chưa đến mức độ đột quỵ thì chúng ta vẫn phải xem đây như là một bệnh nhân đột quỵ và phải được cấp cứu. Việc điều trị khó hay dễ còn phụ thuộc vào cách sơ cứu đột quỵ ban đầu tại nhà như thế nào và di chuyển đến trung tâm y tế điều trị bằng cách nào, có an toàn hay không.
Để cứu sống bệnh nhân và hạn chế những khiếm khuyết về mặt thần kinh cũng như các di chứng và phục hồi khả năng tự đi lại phụ thuộc vào việc bệnh nhân có được phát hiện sớm và sơ cứu đột quỵ đúng cách hay không, có được cấp cứu đúng trong 3 giờ vàng đột quỵ hay không, rồi các trung tâm điều trị tích cực đến mức độ như thế nào,…
Hiện nay, trên thị trường cũng có 1 số loại thuốc giúp phòng chống, điều trị và hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não rất hiệu quả, trong đó có thể kể đến là thuốc An Cung Trúc Hoàn của Lương y Nguyễn Quý Thanh.