Thiếu máu não thoáng qua là gì? Thiếu máu não thoáng qua có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây là tất cả những điều cần biết về cơn thiếu máu não thoáng qua giúp bạn đọc nắm được để có các biện pháp điều trị và phòng ngừa tai biến mạch máu não thoáng qua phù hợp và đúng cách.
Theo nhiều nghiên cứu, hàng năm, tại Hoa Kỳ có khoảng 200.000 đến 500.000 trường hợp gặp cơn thiếu máu thiếu máu não thoáng qua. Còn ở Anh thì có khoảng 150.000 người/năm bị thiếu máu não thoáng qua.
Với những bệnh nhân trên 65 tuổi, theo thống kê cho thấy cứ khoảng 10 đến 15 người trong độ tuổi trên 65 thì có 1 người có nguy cơ bị thiếu máu não thoáng qua.
Tại Việt Nam, tuy chưa có con số thống kê cụ thể nhưng các ca bệnh nhập viện do cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua ngày càng tăng cao.
Vậy thiếu máu não thoáng qua là gì? có nguy hiểm không? Làm cách nào để nhận biết, điều trị và phòng ngừa nguy cơ tai biến mạch máu não thoáng qua? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay sau đây.
1. Thiếu máu não thoáng qua là gì?
Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) là cơn rối loạn chức năng thần kinh thoáng qua, triệu chứng giống triệu chứng đột quỵ tuy nhiên chỉ kéo dài trong một vài phút, thường kéo dài dưới 1 đến 2 giờ, chủ yếu gây ra do sự lấp mạch bởi huyết khối nhỏ.
Huyết khối này có thể hình thành ở các vị trí tổn thương trong mạch máu não, cũng có thể là từ các vị trí khác di chuyển lên não, gây tắc nghẽn dòng chảy máu lên não.
Các triệu chứng thiếu máu não thoáng qua xảy ra nhanh và phục hồi nhanh do cái tắc nghẽn mạch tạm thời và thông thường không gây tổn thương não sau đó, nhưng nó lại là dấu hiệu rất nguy hiểm cảnh báo đột quỵ não thực sự có thể xảy ra trong tương lai. Nếu không có biện pháp phòng ngừa tốt thì chúng ta sẽ đối mặt với tình trạng đột quỵ não thực sự.
2. Thiếu máu não thoáng qua có nguy hiểm không?
Có khoảng 10 – 15% bệnh nhân có cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua sẽ bị đột quỵ trong vòng 3 tháng. Đặc biệt là một nửa trong số này có nguy cơ đột quỵ trong phòng 48 giờ.
Nhìn vào những con số này chúng ta có thể thấy cơn thiếu máu não thoáng qua là 1 bệnh lý cực kỳ nguy hiểm cần được quan tâm thích đáng để ngăn chặn sớm nguy cơ dẫn đến đột quỵ não.
Như chúng ta đã biết, tình trạng một lượng máu đến não giảm xuống so với bình thường khiến cho não bộ không được cung cấp oxy đầy đủ sẽ gây ra tình trạng thiếu máu não cục bộ thoáng qua.
Các triệu chứng thiếu máu não thoáng qua kéo dài trong thời gian ngắn và biến mất một cách nhanh chóng và rất không may là chúng ta thường bỏ qua những triệu chứng đó mà không biết mức độ nguy hiểm của cơn thiếu máu não thoáng qua.
Đây là tình trạng rất nguy hiểm cần được lưu tâm để có biện pháp ngăn chặn từ sớm. Cơn thiếu máu não thoáng qua có thể gây ra các tổn thương tế bào thần kinh và làm suy giảm trí nhớ. Đặc biệt nếu dẫn đến đột quỵ não thực sự sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, để lại các di chứng nặng nề thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.
3. Những đối tượng nào dễ gặp phải cơn thiếu máu thoáng qua?
Có rất nhiều yếu tố tác động dẫn đến cơn thiếu máu thoáng qua như yếu tố về chủng tộc, tuổi tác, di truyền, đặc biệt yếu tố tuổi tác là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của thiếu máu não thoáng qua.
Càng cao tuổi thì nguy cơ mắc các bệnh như là huyết áp cao, đái tháo đường hoặc là bệnh rối loạn chuyển hóa càng nhiều và tuổi càng cao thì nguy cơ mắc tình trạng đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua là càng cao.
Thứ hai là tiền sử gia đình, người ta thấy rằng những người có tiền sử gia đình có người bị đột quỵ hay cơn thiếu máu não thoáng qua cũng là yếu tố nguy cơ rất rõ rệt của tình trạng bị đột quỵ hoặc là cơn thiếu máu não thoáng qua.
Bên cạnh đó có thể kể đến yếu tố khác như lối sống và thói quen sinh hoạt không tốt. Ví dụ, những người có thói quen hút thuốc lá có nguy cơ mắc gấp đôi so với người không hút thuốc. Ngoài ra, những người có chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt không lành mạnh, ví dụ như ăn nhiều chất béo hoặc lười vận động, lạm dụng rượu, bia sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc là cơn thiếu máu não thoáng qua.
Ngoài ta, những bệnh nhân mà mắc những bệnh như huyết áp cao, tiểu đường hoặc bệnh lý tim mạch kiểm soát không tốt cũng làm tăng nguy cơ gây ra tình trạng đột quỵ hoặc là cơn thiếu máu não thoáng qua.
Như vậy, người cao tuổi, người mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu cũng như là có những thói quen sinh hoạt không tốt như hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích, dùng nhiều các thiết bị điện tử, thức khuya,… những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua.
4. Làm thế nào để nhận biết những triệu chứng thiếu máu não thoáng qua?
Các dấu hiệu của bệnh thiếu máu cục bộ thoáng qua cũng giống như đột quỵ não. Tuy nhiên các triệu chứng cơn thiếu máu não thoáng qua thường diễn ra trong một vài phút, có thể kéo dài trong một vài giờ sau đó thì biến mất.
Các triệu chứng đột quỵ thoáng qua cũng thường xuất hiện cách đột ngột, ví dụ như:
- Đột ngột bất tỉnh
- Đột ngột đau đầu
- Đột ngột nhìn mờ hoặc mất thị lực 1 hoặc 2 mắt, mờ cả 2 mắt
- Đột ngột yếu liệt một bên cơ thể, chân tay
- Đột ngột nói méo miệng, nói khó hoặc nói ngọng
- Đột ngột bị tê nửa người
Ngoài ra, còn 1 số dấu hiệu khác, ví dụ như chóng mặt, hoa mắt đi đứng không vững hoặc giảm khả năng tập trung hay gặp trục trặc về trí nhớ.
Đó là các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ não hoặc cơn thiếu máu thiếu máu não cục bộ thoáng qua.
Tuy nhiên, khoảng vài tiếng sau các triệu chứng thiếu máu não thoáng qua sẽ tự khỏi.
Các triệu chứng trên là triệu chứng điển hình của cơn thiếu máu não thoáng qua nhưng đó cũng có thể là triệu chứng của đột quỵ não thực thụ mà việc chẩn đoán cần dựa vào các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh chuyên biệt như là chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não hoặc là chụp cắt lớp (CT) sọ não để xác định tổn thương và đưa ra hướng điều trị kịp thời.
Nếu kết quả chẩn đoán là đột quỵ thực sự thì có hướng điều trị cấp cứu. Còn nếu kết quả chẩn đoán đó là cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua thì chúng ta có phương án điều trị dự phòng, tránh xảy ra cơn đột quỵ thực thụ.
5. Nguyên nhân nào dẫn đến cơn thiếu máu não thoáng qua?
Hầu hết các trường hợp gặp phải cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua đều do tắc nghẽn mạch não bởi cục máu đông. Huyết khối có thể hình thành trên nền của xơ vữa mạch hoặc là do dị dạng, rối loạn nhịp tim.
Cục máu đông sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn dòng máu và làm giảm tưới máu một phần của não bộ. Khi tế bào não bị thiếu máu trong vòng chỉ một vài giây thì đã gây ra những triệu chứng đột quỵ thoáng qua như đã nói ở trên.
Sau đó, cục máu đông trong não này có thể tự tan ra hoặc chỉ gây tắc nghẽn một phần của não, vì vậy chúng ta cần thực hiện các biện pháp chẩn đoán để xác định được tình trạng, vị trí tắc nghẽn để có các hướng xử lý kịp thời.
6. Bệnh nhân có cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua cần được xét nghiệm và chẩn đoán như thế nào?
Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua có các triệu chứng lâm sàng thoáng qua, nhưng là yếu tố chỉ điểm nguy cơ cao của đột quỵ não thực sự. Do vậy, cần phải được xử trí và điều trị sớm nhất có thể.
Các xét nghiệm cơn thiếu máu não thoáng qua bao gồm:
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) sọ não và chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não
- Làm các xét nghiệm như điện tim, siêu âm tim, siêu âm hệ thống mạch
- Các xét nghiệm liên quan để đánh giá các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid,…
Đây là những xét nghiệm cần thiết giúp đánh giá sớm để phòng ngừa cơn đột quỵ có thể xảy ra.
7. Cơn thiếu máu não thoáng qua được điều trị như thế nào?
Khi mà người bệnh trải qua một cơn thiếu máu não thoáng qua thì cơ thể thường có khả năng tự phục hồi nhanh trong vài phút và chậm nhất thì cũng chỉ là trong vòng vài giờ, vì thế mà gây ra tâm lý chủ quan, không kịp thời thăm khám tại các cơ sở y tế.
Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua cần phải xử trí và điều trị như bệnh lý đột quỵ não thực sự. Tại sao lại như thế?
Để chẩn đoán cơn thiếu máu thoáng qua cũng như chẩn đoán đột quỵ thì cần phải có sự kiểm soát rất chặt chẽ.
- Thứ nhất là chỉ có những nhân viên y tế là bác sĩ mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác cho người bệnh đang có cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua hay là đột quỵ
- Thứ 2, nếu có cơn đột quỵ thực sự thì chỉ có 3 giờ vàng còn gọi là thời gian vàng trong đột quỵ
- đầu tiên sau khi xảy ra đột quỵ não để thực hiện các biện pháp cấp cứu mới mang lại hiệu quả tốt cho những bệnh nhân bị đột quỵ não thực sự.
- Thứ 3, cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua nếu được chẩn đoán sớm và chưa xảy ra cơn đột quỵ não thực sự trong vòng vài tiếng sau đó thì chúng ta có thể biết để phòng ngừa trước, không để xảy ra cơn đột quỵ cấp.
Cơn thiếu máu não thoáng qua có các triệu chứng xuất hiện và mất đi rất nhanh chóng. Nhiều người chúng ta thường lầm tưởng là do bị rối loạn tiền đình hay là bị trúng gió và thường điều trị bằng các phương pháp dân gian như cạo gió, châm cứu, bấm huyệt thuốc hoặc là sử dụng một số thuốc được quảng cáo là ngăn ngừa đột quỵ. Tuy nhiên, những cách điều này không những không đem lại hiệu quả mà còn gây nguy hiểm cho người bệnh, tiền mất tật mang.
Xem thêm: Top các thuốc chống đột quỵ
Vì vậy, khi có những dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ thiếu hoặc là cơn thiếu máu não thoáng qua thì cần phải đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám đầy đủ và có phác đồ điều trị hợp lý.
8. Cơn thiếu máu não thoáng qua có thể phòng ngừa bằng những cách nào?
Bất kỳ ai chúng ta cũng có thể gặp phải cơn thiếu máu qua và nguy cơ càng cao khi chúng ta càng lớn tuổi hoặc có các bệnh lý liên quan. Vì vậy, để hạn chế bị thiếu máu thoáng qua, chúng ta cần kiểm soát và thay đổi những yếu tố nguy cơ chủ quan có thể thay đổi được, bao gồm:
- Có chế độ ăn uống hợp lý
- Tăng cường vận động tập thể dục
- Bỏ những thói quen không tốt như hút thuốc lá, lạm dụng rượu, bia,…
- Những người bị bệnh tiểu đường, mỡ máu, huyết áp cao thì phải được kiểm soát tốt và thăm khám thường xuyên
- Đối với những người chưa có các yếu tố nguy cơ, chúng ta nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm và điều trị dứt điểm những dấu hiệu nguy cơ nếu có.
Bài thuốc gợi ý: An Cung Trúc Hoàn – Thuốc Đông y phòng chống đột quỵ, điều trị và hỗ trợ phục hồi di chứng sau tai biến mạch máu não
Cơn thiếu máu não thoáng qua TIA là cảnh báo rằng bệnh nhân có khả năng bị đột quỵ trong tương lai, vì vậy chúng ta cần điều trị sớm để phòng ngừa đột quỵ não. Nếu có những dấu hiệu của cơn thiếu máu thoáng qua, kể cả khi các triệu chứng đã biến mất thì cũng cần đi khám sức khỏe để có cách phòng ngừa.