Cục máu đông là gì? Tại sao cục máu đông trong não lại là nguyên nhân gây đột quỵ? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ các kiến thức về cục máu đông trong não và các cách làm tan cục máu đông hiệu quả.
Khi nói đến cục máu đông thì ai cũng nghĩ đó là điều xấu. Nhưng thực chất thì cục máu đông là gì và quá trình hình thành cục máu đông thì không phải ai cũng hiểu được căn nguyên sâu xa.
Muốn biết cách làm tan các cục máu đông hiệu quả thì trước hết cần hiểu chính xác bản chất và cơ chế hình thành của cục máu đông.
1. Cục máu đông là gì?
Máu là chất lỏng chảy trong lòng mạch với thành phần bao gồm các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương.
Các cục máu đông sẽ hình thành khi có tổn thương, ví dụ như vết thương ngoài da chẳng hạn, thì tiểu cầu sẽ tập trung tại các vị trí tổn thương trên lớp niêm mạc của các mạch máu tạo thành các nốt tiểu cầu.
Bên cạnh đó, các yếu tố đông máu trong cơ thể sẽ kích hoạt mạng lưới fibrin (sợi huyết) làm hình thành nên cục máu đông hay cục huyết khối.
Quá trình tan cục máu đông sẽ diễn ra khi vết thương lành, các sợi huyết sẽ tự hoà tan vào tiểu cầu và quay lại máu bình thường.
Như vậy, chúng ta biết rằng cục máu đông hay cục huyết khối hoàn toàn không phải là vấn đề quá đáng sợ. Khi có những tổn thương niêm mạc mạch máu thì tiểu cầu và fibrin sẽ hình thành các cục máu đông giúp cầm máu vết thương. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để ngăn tình trạng chảy máu, bảo vệ cơ thể không bị mất máu.
2. Khi nào cục máu đông sẽ trở nên nguy hiểm?
Cục máu đông không phải lúc nào cũng xấu nhưng trong trường hợp nào thì cục máu đông sẽ trở nên nguy hiểm?
Chúng ta đã biết thì khi có vết thương thì cơ thể sẽ có phản ứng tự động hình thành các cục máu đông hay cục huyết khối để ngăn chảy máu. Nhưng, nếu các tổn thương ở nội mạc mạch máu (bên trong lòng mạch), cơ thể cũng sẽ tạo ra các cục máu đông theo cơ chế tương tự. Các cục máu đông nằm bên trong lòng mạch mới thực sự là những mối đe dọa đến sức khỏe.
Khi nội mạc mạch máu bị tổn thương, các cục máu đông trong mạch máu sẽ gây tắc nghẽn dòng máu mang các tế bào hồng cầu và oxy đi nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể giúp chúng hoạt động và mang bạch cầu để tăng sức đề kháng, ngăn tình trạng nhiễm trùng.
Như vậy, các cục máu đông trong mạch máu sẽ gây khó khăn cho tuần hoàn máu, làm suy giảm chức năng của các bộ phận liên quan do không nhận được đủ dinh dưỡng và oxy cho các hoạt động cần thiết.
Nhưng, nếu các cục máu đông bong ra khỏi lòng mạch và di chuyển trong mạch máu thì còn mang theo nhiều nguy cơ và gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn rất nhiều. Các cục máu đông tự do này có thể di chuyển lên não gây ra các biến chứng nặng nề là tai biến mạch máu não, đột quỵ não.
3. Cục máu đông trong não ảnh hưởng như thế nào?
Như đã nói ở trên, cục máu đông bong ra khỏi lòng mạch có thể di chuyển đến não và khi cục máu đông ở não sẽ làm suy giảm giảm hoặc mất hoàn toàn chức năng của não tùy theo vị trí gây tắc mạch và mức độ lấp mạch nhiều hay ít.
Biến chứng nặng nhất của cục máu đông trong não gây ra là tình trạng đột quỵ, có thể dẫn đến hôn mê, kèm theo liệt nửa người do tình trạng tai biến. Tình trạng này gọi là thể tai biến nhồi máu não (do thiếu máu cục bộ).
Ngoài ra, cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu có làm tăng áp lực máu lên thành mạch, gây nứt vỡ mạch máu não và dẫn đến chảy máu não. Tình trạng tai biến này gọi là thể tai biến xuất huyết não (do chảy máu não).
4. Tại sao cục máu đông trong não lại gây ra tai biến, đột quỵ?
Ở trạng thái bình thường, máu gồm các thành phần như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu hình lưỡi có nhiệm vụ cung cấp oxy đến các bộ phận khác nhau.
Các tế bào não là một trong những tế bào cần cung cấp lượng oxy nhiều nhất trong cơ thể. Khi các cục máu đông hình thành, tức là có sự ngăn chặn lấp mạch, việc cung cấp oxy cho não không còn đủ, tế bào não thiếu oxy sẽ ngừng hoạt động, làm gián đoạn quá trình vận hành của cơ thể.
Chính vì vậy các cục máu đông có thể dẫn đến đột quỵ, tai biến mạch máu não, bệnh nhân có thể hôn mê kèm theo liệt nửa người. Nếu mạch máu không được khơi thông hoặc không được cấp cứu kịp thời thì các tế bào não vĩnh viễn không thể phục hồi, bệnh nhân sẽ phải sống chung với những biến chứng suốt đời và có những trường hợp nặng có thể gây tử vong.
Tuy nhiên, bệnh nhân bị tai biến vẫn có cơ hội hồi phục lại, người bị liệt nửa người cũng có thể trở lại cuộc sống bình thường tuỳ theo thời gian cấp cứu và mức độ tổn thương của não.
5. Cách làm tan cục máu đông điều trị tai biến mạch máu não
Đột quỵ não không phải bệnh có thể điều trị ở nhà mà khi phát hiện bệnh nhân có những dấu hiệu tai biến mạch não thì người nhà cần gọi cấp cứu để có thể đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để tận dụng thời gian vàng trong đột quỵ.
Trong lúc đợi cấp cứu có thể thực hiện các biện pháp sơ cấp cứu đột quỵ đúng cách. Cần giữ ấm cho bệnh nhân, nếu bệnh nhân bị choáng nên đắp chăn mỏng, đối với đầu bệnh nhân cần phải mát.
Tuyệt đối không đánh cảm, cạo gió hoặc cho bệnh nhân uống nước gừng hay các loại nước khác vì bệnh nhân dễ bị sặc. Đặt bệnh nhân nằm nghiêng nếu có tình trạng nôn để các chất nôn không gây tắc đường thở.
Giúp bệnh nhân đến cơ sở y tế càng sớm, việc hồi phục và điều trị tế bào não bị tổn thương não sẽ nhanh hơn, khả năng bệnh nhân sống sót và hồi phục sẽ lớn hơn.
Tuyệt đối không cho bệnh nhân uống các thuốc chống tập tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu vì khi chưa đến bệnh viện thì chúng ta không biết được bệnh nhân bị đột do nhồi máu não hay xuất huyết não.
Nếu là do xuất huyết não mà cho bệnh nhân uống các thuốc tan máu sẽ dẫn đến chảy máu não ồ ạt, làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng.
Xem thêm: Top 20 thuốc chống đột quỵ, thuốc trị đột quỵ tốt nhất hiện nay
6. Làm thế nào để phòng ngừa các cục máu đông trong não?
6.1. Phát hiện sớm và kiểm soát các bệnh lý nguy cơ gây tai biến
Để phòng ngừa những tai biến đột quỵ do cục máu đông trong não gây ra thì việc đầu tiên là tầm soát các bệnh lý nếu có, khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm những bệnh lý nguy cơ gây tai biến như tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường, mỡ máu,…
Xem thêm: Tại sao bị đột quỵ? Nguyên nhân đột quỵ và các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ
6.2. Áp dụng chế độ ăn uống cân đối
Bên cạnh việc tầm soát các bệnh lý là nguyên nhân có thể gây cục máu đông trong não và tai biến mạch máu não thì điều chỉnh chế độ ăn sao cho khoa học, lành mạnh cũng rất cần thiết.
Nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ, phủ tạng từ động vật, thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật, bổ sung thêm vitamin, rau xanh.
Đặc biệt, các bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu thì nên ăn thanh đạm với các món hấp, luộc, không ăn đồ chiên, xào, nhiều dầu mỡ,…
Với bệnh nhân cao huyết áp cần điều chỉnh chế độ ăn, tránh ăn quá mặn, nên ăn nhiều cá, rau xanh.
Xem thêm: Ăn gì phòng ngừa đột quỵ hiệu quả?
6.3. Xây dựng lối sống lành mạnh
Không hút thuốc lá kể cả chủ động và thụ động, người nghiện thuốc thì nên cai thuốc, những người xung quanh thì nên tránh xa vì hít phải khói thuốc còn độc hại gấp nhiều lần hút thuốc.
Ngoài ra nên hạn chế đồ uống có cồn như rượu, bia. Những người bị mất ngủ, khó ngủ nên giảm bớt hoặc giảm tối đa sử dụng các chất kích thích ví dụ như cà phê.
6.4. Thường xuyên vận động
Bên cạnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, cân đối thì cũng cần rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập vận động.
Nếu chúng ta ít vận động, ngồi nhiều một chỗ sẽ gây khó khăn trong việc điều trị các bệnh lý nền như cao huyết áp, mỡ máu,… Ngoài ra ít vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh với những người chưa có tiền sử bệnh.
Thời gian tập luyện nên khoảng 1 tiếng/ngày, có thể chia làm 2-3 lần trong một ngày nhưng vẫn đủ thời gian. Các bài tập chỉ cần đơn giản như tập thể dục, đi bộ, đạp xe,… Chỉ cần thực hiện đều đặn tình trạng rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên vận động quá nhiều hoặc với cường độ quá mạnh. Không cần thiết phải tập luyện quá một tiếng hay tập liên tục trong một lúc.
Đặc biệt chú ý thời điểm sáng sớm mới dậy là thời điểm hoàn toàn không phù hợp để tập vận động đối với người tăng huyết áp và người có tuổi.
6.5. Phối hợp sử dụng thuốc chống cục máu đông
Sử dụng thuốc chống cục máu đông là cách hiệu quả để phòng ngừa từ sớm tình trạng cục máu đông trong não dẫn đến tai biến, đột quỵ. Kết hợp với, những thói quen ăn uống, sinh hoạt nói trên sẽ khiến việc dùng thuốc sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Thuốc ngăn cục máu đông có 2 nhóm chính:
- Nhóm thuốc chống tập kết tiểu cầu như: acetylsalicylic acid (ASA) ,clopidogrel, dipyridamole,…
- Nhóm thuốc chống đông máu: apixaban, dabigatran, warfarin,…
Các thuốc này có tác dụng ngăn cho tiểu cầu không liên kết được với nhau hoặc các sợi fibrin tạo thành các cục máu đông.
Tuy nhiên, các thuốc này cần có chỉ định của bác sỹ, bệnh nhân và người nhà tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng.
Ngoài ra, các thuốc này có tác dụng làm máu không đông lại được nên sẽ gây 1 số tác dụng phụ không mong muốn, phổ biến nhất là xuất huyết và chảy máu không kiểm soát, ví dụ dễ bị chảy máu lợi khi chải răng, dễ bị bầm tím, đi tiểu hoặc phân có máu,…
Hiện nay, có 1 số loại thuốc Đông y có công dụng đánh tan cục máu đông và phòng chống hình thành các cục máu đông trong não hiệu quả.
Thuốc điều trị tai biến mạch máu não do cục máu đông An Cung Trúc Hoàn do lương y Nguyễn Quý Thanh kế thừa bài thuốc quý từ thời tiên tổ là những thái y Triều Lê – được bào chế từ những loại thảo dược thiên nhiên quý, chắt lọc các dược chất mang công năng điều trị tai biến mạch máu não cao như: Cây ô rô, Đăng Sâm, Địa long, Trúc Hoàng, Nấm lim xanh, Ngưu hoàng ( sỏi mật bò).
Những loại thảo dược này cung cấp nhóm dược chất có khả năng làm đứt các sợi fibrin – tác nhân chính hình thành cục máu đông gây tai biến mạch máu não, kích thích hoạt động của tế bào não, giúp tim tăng cường hoạt động co bóp, từ đó tăng áp và lưu lượng máu cho nội tạng, các chi và não, tăng hồng cầu và đường huyết, tăng nồng độ cortisone trong huyết tương, đảm bảo lưu thông máu, giảm lượng mỡ thừa trong máu và ổn định huyết áp.
Thuốc điều trị tai biến mạch máu não An Cung Trúc Hoàn đã được Bộ Y Tế chứng nhận và cấp phép lưu hành, do Trung Tâm phát triển Y học cổ truyền Việt Thanh chịu trách nhiệm sản xuất, phân phối bởi văn phòng đại diện tại Hà Nội.
Quý vị quan tâm đến bài thuốc điều trị tai biến mạch máu não An Cung Trúc Hoàn vui lòng liên hệ Trung Tâm phát triển Y học cổ truyền Việt Thanh
Số điện thoại: 0901.70.55.66