Nguyên nhân tụt huyết áp đột ngột là gì? Tụt huyết áp đột ngột sẽ ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe của người bị bệnh. Tụt huyết áp thường xảy ra rất phổ biến trên thế giới, không chỉ người Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua, không để ý tới.
Hiện nay, tụt huyết áp không chỉ xảy ra với người già, người cao tuổi mà còn xảy ra đối với khá nhiều người trẻ. Vì vậy, không nên coi thường căn bệnh tưởng chừng không quan trọng này,
Tụy huyết áp là gì?
Tụt huyết áp hay còn gọi là hiện tượng huyết áp thấp, dưới 90mmHg. Người bị tụt huyết áp thường có các dấu hiệu như chóng mặt, choáng váng, bứt rứt, gây buồn nôn, khó chịu trong người.
Một số triệu chứng, dấu hiệu tụt huyết áp thường gặp
- Đau đầu, chóng mặt
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
- Rối loạn chức năng thần kinh
- Đau vùng ngực hoặc khó chịu vùng tim
- Rối loạn chức năng nội tiết
- Các dấu hiệu khác
Nguyên nhân tụt huyết áp đột ngột
Nguyên nhân tụt huyết áp đột ngột, huyết áp thấp
- Mất máu
Mất máu gây tụt huyết áp du mất ít hay nhiều máu. Các trường hợp gây mất máu lượng lớn có thể do phẫu thuật, tai nạn bất ngờ hoặc do các nguyên nhân khác.
- Mất nước
Mất nước có thể xảy ra do nôn ói, tiêu chảy trong thời gian dài hay tập luyện thể dục, thể thao quá sức ra nhiều mồ hôi dẫn đến sốc nhiệt. Nếu không có lượng nước bổ sung kịp thời đáp ứng cho cơ thể có thể gây ra các hiện tượng tụt huyết áp đột ngột khá nguy hiểm.
- Cơ tim bị yếu
Cơ tim yếu làm cản trợ việc bơm máu, giảm lượng máu được bơm đi các mạch máu toàn cơ thể. Từ đó dẫn đến thiếu máu ở các mạch máu và tụt huyết áp. Cơ tim yếu có thể do bị nhồi máu cơ tim hoặc cơ tim bị tổn thương do virus.
- Viêm
Các bộ phận trong cơ thể bi viêm sẽ khiến các chất di chuyển khỏi mạch máu để tập trung vào vùng mô bị viêm, rồi rút máu. Từ đó dẫ đến mạch máu thiếu một lượng máu nhất định dẫn đến giảm huyết áp.
- Tim đập nhanh
Tim đập nhanh bất thường, hoặc không đều dẫn tới việc các tâm thất của tim bị co bóp thất thường ảnh hưởng tới lượng máu không cung cấp đủ. Điều này, làm tâm thất không nhận được lượng máu tối đa, do đó gây thiếu máu du tim đập nhanh hơn bình thường.
- Nghẽn mạch máu
Xảy ra khi xơ vữa động mạch hoặc bị nhồi máu cơ tim. Khi đó mạch máu có thể bị tắc nghẽn dẫn đến lưu lượng máu bị giảm từ đó gây ra tụt huyết áp. Nguy hiểm hơn là gây ra đột quỵ, tai biến mạch máu não.
- Mang thai
Khi mang thai gây ra các hiện tượng tụt huyết áp. Dù đây là triệu chứng bình thường dù vậy, các bà bầu nên kiểm soát các triệu chứng tụt huyết áp tránh gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
- Thiếu dinh dưỡng
Thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cơ thể. Việc thiếu dinh dưỡng sẽ gây ra nhiều biến chứng của bệnh trong đó có tụt huyết áp.
- Nhiễm trùng nặng
Rất nguy hiểm khi vi khuẩn ở những nơi nhiễm trùng thâm nhập vào dòng máu từ đó làm ảnh hưởng tới mạch máu và gây tụt huyết áp.
- Bệnh về nội tiết
Các bệnh như suy giảm chức năng tuyến giáp, tuyến thượng thận suy yếu, bệnh ở tuyến cận giáp, bệnh tiểu đường và hạ đường huyết… đều có thể gây tụt huyết áp.
Tụt huyết áp có nguy hiểm không?
Nếu tình trạng huyết áp thấp, tụt huyết áp diễn ra thường xuyên sẽ khiến hệ thần kinh dần suy giảm chức năng. Từ đó, cơ thể không kịp điều chỉnh lượng oxy, chất dinh dưỡng cung cấp cho các cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, não, thận gây tổn thương các cơ quan này.
Không kiểm soát được tình trạng tụt huyết áp này lâu dần sẽ dẫn đến các bệnh như nhồi máu cơ tim, co thắt ngực, suy thận thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Trong nhiều trường hợp tụt huyết áp đột ngột có thể dẫn đến tình trang tai biến mạch máu não (trong đó nhồi máu não chiếm khoảng 30%). Hơn nữa, tụt huyết áp rất nguy hiểm đối với những người đang lái xe hoặc làm việc trên cao.
Làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ
Tụt huyết áp nên làm gì? phải làm sao? Tùy vào vị trí, nên nhanh chóng đưa người bị tụt huyết áp đến nơi thoáng mát hoặc đặt bệnh nhân trong tư thế nằm đầu hơi thấp, chân cao hơn đầu.
Sau đó, cho người bị tụt huyết áp uống 2 cốc nước khoảng 480 ml giúp điều hòa huyết áp. Hoặc bạn cũng có thể cho người bệnh uống trà sâm, trà gừng, nước chè đặc, cafe, nước nho…
Đối với các bệnh nhân bị huyết áp thường xuyên nên mang phòng theo trong người các loại thuốc giúp tăng huyết áp như: heptamyl, coramin,…để sử dụng trong các trường hợp cần thiết.
Mẹo chữa tụt huyết áp bất ngờ
Tụt huyết áp nên uống gì?
Các mẹo chữa tụt huyết áp bất ngờ sẽ làm giảm nhanh triệu chứng tụt huyết áp. Tuy nhiên, về lâu dài người bị tụt huyết áp cần đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và đưa ra những lời khuyên phù hợp với từng tình trạng của bệnh nhân.
- Gừng tươi
1 ly nước gừng tươi ấm sẽ làm tăng huyết áp nhanh chóng, rất phù hợp dành cho những người bị huyết áp thấp, tụt huyết áp đột ngột. Bạn có thể sử dụng trà gừng hoặc gừng tươi đều được.
- Mật ong và gừng
Rửa sạch gừng tươi, thái lát mỏng sau đó ngâm vào nước sôi khoảng 1 phút cho đỡ cay. Tiếp theo, cho 3 thìa mật ong vào nồi nước đun sôi cùng gừng tươi rồi cho ra cốc để nguội dùng dần trong các trường hợp bị tụt huyết áp. Bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
- Tụt huyết áp uống nước đường
Uống nước đường không hẳn chữa được tụt huyết áp tạm thời bởi không phải lúc nào tụt huyết áp cũng do hạ đường huyết. Vì vậy, theo chuyên gia tùy từng nguyên nhân tụt huyết áp mà bạn có thể sử dụng các phương pháp phù hợp.
- Tụt huyết áp có nên truyền nước
Đối với các trường hợp tụt huyết áp nhẹ, nhanh chóng phục hồi thì không cần thiết. Tuy nhiên, với các trường hợp nặng, cơ thể mệt mỏi kéo dài, gây mất nước các bạn có thể truyền nước.
Tụt huyết áp nên ăn gì?
- Ăn đồ ăn có vị mặn hơn so với bình thường có thể sử dụng thêm muối hoặc nước sốt đậu nành.
- Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa phụ, không được bỏ bữa, ăn ít đồ ăn có chứa nhiều tinh bột.
- Nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, sắt, acid folic để giúp tăng tốc độ quá trình tạo máu. Một số loại thực phẩm bạn nên sử dụng như: Ngũ cốc nguyên hạt, trứng, cá, thịt nạc, rau cải bó xôi, súp lơ xanh, táo, bí đỏ, lựu, mật ong…
Tụt huyết áp nên uống thuốc gì?
Fludrocortisone: Fludrocortisone có tác dụng với hầu hết các dạng tụt huyết áp do giúp giữ nước nhờ hoạt động giúp thúc đẩy khả năng giữ muối của thận. Tuy nhiên, khi sử dụng Fludrocortisone người huyết áp thấp cần bổ sung đầy đủ lượng muối cho cơ thể mỗi ngày.
Midodrine: Midodrine sử dụng cho người huyết áp thấp với các nguyên nhân do rối loạn chức năng của hệ thần kinh. Midodrine kích hoạt các thụ thể trên các tĩnh mạch, động mạch nhỏ nhất để từ đó giúp huyết áp tăng lên,
Huyết áp thấp và cách điều trị
- Ăn nhiều muối
Người thường xuyên bị tụt huyết áp nên ăn nhiều muối hơn bình thường. Người huyết áp thấp nên ăn nhiều hơn 12g muối/ngày. Ăn nhiều muối sẽ giúp đảm bảo không bị hạ đường huyết.
- Không bỏ bữa sáng
Bữa sáng rất quan trọng giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động cả ngày dài. Có rất nhiều trường hợp mắc huyết áp thấp do suy nhược cơ thể từ việc bỏ bữa sáng.
- Hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo và tinh bột
Các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như gạo, bánh mì, khoai tây và các thực phẩm có nhiều chất béo như thịt mỡ, trứng sữa sẽ gây ra tình trạng béo phì làm lượng đường huyết không ổn định.
- Tăng cường thực phẩm chứa sắt, vitamin
Thiếu máu là nguyên nhân chính gây ra tụt huyết áp. Do đó, cần bổ sung các thực phẩm chứa sắt và vitamin bổ máu làm sản sinh ra lượng máu cần thiết cho cơ thể.
- Tập thể thao
Tập thể thao điều độ, hàng ngày giúp cơ thể khỏe mạnh, lượng máu trong cơ thể lưu thông tốt làm giảm các hiện tượng gây tụt huyết áp.
Phòng ngừa tụt huyết áp
- Chế độ ăn uống lành mạnh
- Uống nhiều nước
- Chất caffein trong cà phê có tác dụng làm tăng huyết áp
- Ăn những bữa nhỏ, ít carbohydrate
- Tắm nước ấm có pha thêm muối magiê
- Ăn mặn hơn người bình thường
Trên đây là bài viết “Nguyên nhân tụt huyết áp đột ngột” và các thông tin về bệnh tụt huyết áp. Tụt huyết áp cũng là căn bệnh hết sức nguy hiểm về lâu về dài có thể dẫn tới hiện tượng tai biến mạch máu não. Nếu bạn là người thường xuyên bị tai biến, bạn có thể tham khảo bài thuốc an cung trúc hoàn của lương y Nguyễn Quý Thanh giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não. Mọi thắc mắc về bài thuốc hoặc các hiện tượng mệt mỏi, tai biến mạch máu não vui lòng liên hệ theo số Hotline: 0901.70.5566
>>Xem thêm: Nhồi máu não có nguy hiểm không? Thông tin cần biết