Nhồi máu não có phục hồi được không? Cần làm gì để phục hồi chức năng sau nhồi máu não?
Phục hồi sau nhồi máu não là “công cuộc” vô cùng quan trọng nhằm giúp người bệnh có di chứng não trở lại cuộc sống bình thường và tự lập càng sớm càng tốt. Chức năng thần kinh nào bị thiệt hại sau một cơn đột quỵ thì người bệnh sẽ được tập luyện để gợi nhắc và kích hoạt lại chính các chức năng đó.
Thực tế cho thấy, nhồi máu não có thể phục hồi được và bắt đầu ngay từ sau 48 giờ khi tình trạng bệnh nhân đã ổn định. Giai đoạn trong 3 – 6 tháng tiếp theo chính là khoảng thời gian tiến triển nhanh nhất của quá trình hồi phục nên người bệnh và gia đình cần nắm bắt.
Sau đây, bài viết xin hệ thống một cách toàn diện và chuẩn xác về các phương pháp phục hồi chức năng sau nhồi máu não để các bác được thông tỏ tường tận.
1. Phục hồi chức năng vận động sau nhồi máu não
Tập nằm đúng tư thế cho bệnh nhân nhồi máu não liệt nửa người để giảm co cứng và biến dạng khớp
- Nằm ngửa
Vai và hông bên liệt được kê trên gối, khớp gối gập nhẹ, cổ chân đặt vuông góc với cẳng chân để tránh biến dạng bàn chân co quắp vào lòng bàn chân.
- Nằm nghiêng sang bên liệt
Khớp vai bên liệt gập, cánh tay liệt duỗi vuông góc với thân người, chân liệt duỗi; thân bên lành nằm nửa ngửa và có gối đỡ sau lưng, cánh tay lành đặt thả lỏng trên thân, chân lành gập ở khớp háng và gối.
- Nằm nghiêng sang bên lành
Thân người nằm vuông góc với mặt giường, vai và cánh tay bên lành đặt tự do, chân lành duỗi; tay liệt đặt trên gối mềm sao cho vuông góc với thân, chân liệt cũng kê trên gối mềm, khớp gối và háng gập nhẹ.
Tập lăn trở cho bệnh nhân nhồi máu não liệt nửa người để tránh lở loét vùng tỳ đè
- Lăn sang bên liệt
Nâng tay và chân lành lên đưa về phía bên liệt, xoay cả nửa thân mình sang bên liệt.
- Lăn sang bên lành
Đan hai bàn tay vào nhau, gập gối và háng bên liệt, dùng tay lành kéo tay liệt sang bên lành, đẩy hông xoay sang bên lành.
Tập ngồi dậy cho bệnh nhân nhồi máu não liệt nửa người để tránh viêm phổi, tắc tĩnh mạch sâu
- Ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa
Người nhà ngồi bên cạnh làm chỗ tựa để người bệnh bấu vào một bên cánh tay, một tay còn lại người nhà choàng qua đỡ vai người bệnh, từ từ đỡ người bệnh ngồi dậy.
- Ngồi dậy từ tư thế nằm nghiêng
Nếu người bệnh nằm nghiêng về bên liệt thì cho chân lành gập và chống tay khỏe để ngồi dậy, đồng thời người nhà đỡ hai vai giúp nâng thân người bệnh lên. Nếu người bệnh nằm nghiêng về bên lành thì chân lành luồn dưới gót chân liệt để đẩy chân liệt ra cạnh mép giường, thả hai chân xuống cạnh giường, người nhà đỡ vai dưới để giúp người bệnh chống duỗi khuỷu tay lành và tự nâng thân người ngồi dậy.
Tập hoạt động, sinh hoạt hằng ngày để bệnh nhân sau nhồi máu não được gợi nhớ các thói quen
- Tập di chuyển từ giường sang ghế/xe lăn và ngược lại
Đặt xe lăn sát cạnh giường và nghiêng góc 45 độ về bên lành, người bệnh nhấc mông chồm người tới trước, tay lành chống lên mặt ghế/xe lăn rồi nhấc người qua. Tương tự, người bệnh muốn di chuyển từ ghế/xe lăn qua giường thì tay lành vịn thành giường và nhấc người qua.
- Tập đứng lên, ngồi xuống
Người bệnh nhổm người lên và đưa 2 vai ra phía trước, tay tì lên bàn hoặc thanh vịn; nhấc mông lên, đẩy hông về trước, duỗi thẳng gối để phân bổ trọng lượng đều trên cả hai chân. Khi ngồi thì người bệnh gập hông ra sau và hạ mông nhẹ nhàng xuống mặt ghế.
- Tập đứng thăng bằng
Người bệnh tập đứng trong thanh song song trước, sau đó cho họ tập cúi nhặt vật ở dưới đất mỗi bên 10 lần để đứng vững hơn.
- Tập thay quần áo
Xỏ tay áo hoặc ống quần cho bên liệt trước, bên lành sau. Ngược lại, cởi tay áo hoặc ống quần bên lành trước rồi đến bên liệt sau.
Tập phục hồi cơ bên liệt để bệnh nhân sau nhồi máu não giải phóng co cứng và ức chế trương lực cơ ở các chi
- Tập kéo giãn vai
Người bệnh nằm trên giường, hai bàn tay kê dưới đầu, ấn nhẹ khuỷu tay ra phía sau theo khả năng cho phép.
- Tập kéo giãn cánh tay
Người bệnh ngồi trên giường, tay liệt chống ra xa, tay lành giữ khuỷu tay liệt sao cho tay thẳng, bàn tay và các ngón xòe ra, giữ đúng tư thế trong 15 – 20 giây.
- Tập lau bàn
Người bệnh đặt tay lành lên tay liệt, bên dưới tay liệt có khăn lau bàn. Dùng tay lành giúp tay liệt đẩy khăn về các hướng trên mặt bàn, khi cánh tay duỗi thẳng mới đẩy thân người theo.
- Tập duỗi gối
Người bệnh ngồi thẳng lưng trên ghế có lưng tựa, chân liệt đặt trên ghế đối diện. Dùng tay lành đặt lên tay liệt và dùng hai tay ấn thẳng xuống đầu gối sao cho khớp gối căng giãn nhất có thể.
Tập vận động để bệnh nhân nhồi máu não giảm co cứng, co rút cơ bên liệt và cứng khớp vai, khớp cổ chân
- Dùng nẹp chỉnh hình duy trì tư thế đúng
Khi bệnh nhân cử động thường xuyên và khó giữ đúng các tư thế như trên thì nên dùng nẹp chỉnh hình càng nhiều càng tốt để nắn chỉnh lại tư thế. Chẳng hạn như nẹp dưới đầu gối phòng bàn chân thuổng, nẹp cổ tay phòng tay co quắp và biến dạng gập, đai treo cánh tay giúp đỡ vai khỏi xệ và bán trật khớp.
- Tập theo tầm vận động các khớp ở chi và thân mình
Cho bệnh nhân nằm ngửa, vai bên liệt sát mép giường. Người nhà giữ vai và cầm cẳng tay (khúc trên khuỷu tay) đưa lên phía đầu càng cao càng tốt, khi nào người bệnh đau thì dừng lại.
- Kéo giãn cổ tay bên liệt
Người bệnh nằm ngửa, cánh tay gập lên phía vai 90 độ. Người nhà dùng một tay duỗi khuỷu tay người bệnh thẳng ra, tay còn lại duỗi cổ tay hết tầm, sau đó kéo duỗi các ngón tay.
- Kéo giãn cổ chân liệt
Người bệnh nằm ngửa, duỗi chân. Người nhà dùng một tay giữ cẳng chân người bệnh, tay kia dùng ngón cái và ba ngón đối diện giữ chặt gót chân người bệnh, vừa kéo chân người bệnh xuống và đẩy mũi chân theo hướng ngược lại. Cách này giúp cho bàn chân không bị gập quá mức vào lòng bàn chân.
- Tập với các dụng cụ
Người bệnh có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ phục hồi chức năng sau nhồi máu não như gậy tập đi; ròng rọc, thanh gỗ tập duỗi khớp vai; tạ, bao cát tập mạnh cơ.
2. Phục hồi chức năng thị giác sau nhồi máu não
- Nháy mắt chậm
Người bệnh hít vào và đóng hai mí mắt, thở ra trong khi mở mí mắt. Có thể sử dụng ngón tay để hỗ trợ đóng, mở mí mắt nhằm kích thích các cơ điều khiển.
- Đảo mắt vòng tròn
Xoay chậm rãi đồng tử theo 4 vòng tròn chiều kim đồng hồ và 4 vòng ngược chiều kim đồng hồ nhằm giúp mắt tinh nhanh, ngừa đục thủy tinh thể.
- Liếc mắt theo chiều ngang hoặc dọc
Giữ đầu thẳng, liếc mắt nhìn ngang từ điểm bên trái sang điểm bên phải hoặc cử động nhãn cầu dọc theo chiều lên – xuống, lặp lại 10 lần liên tục để mắt trở nên linh hoạt, giảm mỏi mắt và mờ mắt.
- Tập trung gần – xa
Giơ ngón tay trỏ trước mặt sao cho cách xa một khoảng cánh tay. Hít vào và tập trung nhìn vào ngón tay, sau đó thở ra trong khi đưa mắt nhìn xa hơn qua ngón tay đó để tăng cường thị lực.
- Nhắm – mở mắt
Ngồi thẳng lưng, nhắm mắt thật chặt trong 5 giây, sau đó mở to mắt tối đa có thể, lặp lại khoảng 10 lần để làm tăng lực cơ mí mắt.
3. Phục hồi chức năng ngôn ngữ sau nhồi máu não
- Tập nói những từ quen thuộc
Cho người bệnh tập nói những từ, những câu đơn giản và quen thuộc để tự diễn đạt những nhu cầu sinh hoạt hằng ngày như: Có, không, ăn cơm, uống nước, đi tiểu, thay quần áo,… Hoặc khuyến khích nói tự nhiên bằng cách gọi tên, đếm số, đọc bảng chữ cái, ngày tháng năm,…
- Tập nói tên và mô tả đồ vật
Để người bệnh quan sát và gọi tên các đồ vật hiện hữu xung quanh mình như bàn, ghế, giường, tủ, sách, quạt, tivi,… và tự mô tả hình dáng, màu sắc, kích thước của chúng theo chính cảm nhận của họ.
- Thực hành nói qua tranh ảnh
Cho bệnh nhân quan sát các tranh ảnh và đặt ra câu hỏi để họ trả lời. Chẳng hạn như đưa một bức ảnh về gia đình họ rồi đặt câu hỏi đây là ai, bao nhiêu tuổi, làm nghề gì,…
- Tập hát
Khuyến khích người bệnh ngâm nga hát theo một vài câu hát yêu thích, kể cả hát karaoke.
- Tiếp xúc với nhiều người
Tạo điều kiện và môi trường gần gũi để người bệnh tiếp xúc với nhiều người như gia đình, bạn bè hoặc những người cùng hoàn cảnh bằng cách ăn cơm chung, họp mặt gia đình, sinh hoạt câu lạc bộ, dạo bộ công viên, đi dã ngoại,…
4. Phục hồi chức khả năng năng nhận thức sau nhồi máu não
- Chơi trò chơi nhỏ
Hướng dẫn người bệnh chơi cờ vua, đố chữ, chơi hỏi đáp, chơi nhìn hình đoán vật,… từ đơn giản đến phức tạp để gợi nhớ lại ký ức đã có, tăng tính tập trung, giải trí, kích hoạt trí não.
- Lặp lại thông tin nhiều lần
Cho người bệnh nghe và tự lặp lại thông tin mới nhiều lần, tập ghi chép vào sổ tay để nhớ lâu hơn.
- Viết ghi chú dán khắp nơi
Các tờ giấy nhỏ ghi lại tên tuổi người bệnh, thông tin người nhà, thời gian uống thuốc, lịch tập luyện, lịch tái khám,… sẽ nhắc nhớ người bệnh cần làm gì mỗi ngày và dần đi vào tâm trí của họ như một thói quen.
- Sắp xếp đồ đạc trật tự
Sắp xếp ngăn nắp các vật dụng vào đúng vị trí mà người bệnh thường sinh hoạt nhất (như bàn chải, khăn mặt, thuốc, quần áo,…) là cách giúp họ định hình được những sinh hoạt cần làm hằng ngày mà không bị bỏ sót.
Quá trình phục hồi sau nhồi máu não sẽ trở nên toàn diện nhất nếu người bệnh kết hợp giữa các bài tập phục hồi chức năng như đã liệt kê với một liệu trình thuốc điều trị sau nhồi máu não lành tính, không tác dụng phụ của An Cung Trúc Hoàn.
Mọi thắc mắc về phương pháp phục hồi chức năng hoặc chọn thuốc điều trị sau nhồi máu não, các bác hãy liên hệ ngay với Lương y Nguyễn Qúy Thanh theo số 0901.70.55.66 để được giải đáp tận tình nhất.
Bệnh nhân đọc nhiều: Top các loại thuốc trị tai biến tốt nhất hiện nay trên thị trường
Nguồn tham khảo: