Nhồi máu não là gì? Nguyên nhân gây nhồi máu não là do đâu? Bài viết dưới đây là tất cả những điều cần biết về bệnh nhồi máu não giúp bạn có các biện pháp điều trị và phòng chống nhồi máu não hiệu quả.

Nhồi máu não chiếm hơn 85% tổng số ca đột quỵ (dạng còn lại là xuất huyết não). Bệnh phổ biến ở người cao tuổi, tuy nhiên, những người trẻ cũng có nguy cơ bị nhồi máu não. Vậy bệnh nhồi máu não là gì?

1. Bệnh nhồi máu não là gì?

Bệnh nhồi máu não (tiếng anh là Cerebral Infarction) là một loại đột quỵ bắt nguồn từ việc mạch máu cung cấp lên não bị tắc do cục máu đông hoặc xơ vữa động mạch tạo nên vùng hoại tử và thiếu máu não.

Cục máu đông trong não hình thành khi các mảng xơ vữa nứt vỡ kích hoạt chuỗi quá trình đông máu. Huyết khối phát triển gây nghẽn mạch khiến não trở nên thiếu máu cục bộ. Khi thiếu máu cục bộ, vùng trung tâm bị hoại tử có lưu lượng máu thấp do không cung cấp đủ oxy và glucose. Trong vài giây đến vài phút dòng máu lên não sẽ bị ngưng dẫn đến nhồi máu não.

Bệnh nhồi máu não khác với xuất huyết não do chảy máu não. Có đến 70-80% bệnh nhân đột quỵ là do nhồi máu não tuy nhiên bệnh có thể chữa khỏi còn xuất huyết não rất dễ dẫn đến tử vong hoặc tàn phế.

Có đến 70-80% bệnh nhân đột quỵ là do nhồi máu não.

2. Phân loại nhồi máu não

Có 3 loại nhồi máu não gồm có:

  • Nhồi máu não do tắc mạch não: Đây là dạng nhồi máu não do xơ vữa động mạch, viêm động mạch, bóc tách động mạch, các bệnh lý về máu hay do u não chèn ép. 
  • Nhồi máu não do lấp mạch: Loại nhồi máu não này gây ra do cục máu đông từ tim hoặc các mảng xơ vữa trên thành mạch bong ra và trôi theo dòng máu lên não. Khi đến mạch máu nhỏ nó sẽ bị mắc lại gây bít tắc máu lên não dẫn đến thiếu máu não, nhồi máu não.
  • Bệnh nhồi máu não do co mạch: Dạng bệnh xảy ra sau xuất huyết dưới nhện hoặc nguyên nhân không rõ.

3. Triệu chứng của nhồi máu não

Trường hợp điển hình, các triệu chứng xuất hiện đột ngột, tiến triển chỉ trong vài giờ đến vài ngày. Về lý thuyết, những biểu hiện thần kinh khu trú sẽ ứng với khu vực tưới máu của động mạch bị tổn thương. Tuy nhiên, trên thực tế, do các động mạch thông nối với nhau nên có sự cấp máu bù bởi các động mạch còn nguyên, làm các triệu chứng xuất hiện không rõ ràng.

Tùy vào vị trí tổn thương mà triệu chứng bệnh cũng khác nhau:

  • Tổn thương ở động mạch cảnh: mất thị lực phần động mạch bị tổn thương, Liệt nửa người, Tiểu tiện không tự chủ, rối loạn trí nhớ… Tắc các nhánh động mạch cảnh trong có thể gây phù não gây lơ mơ, ngủ gà, hôn mê trong các diễn biến nặng
  • Tổn thương động mạch não trước: Trong trường hợp này người bệnh ít khi rối loạn ý thức, thông thường sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm, liệt nửa người đối diện phía bên tổn thương ưu thế chân nặng hơn tay. Bên cạnh đó người bệnh có thể rối loạn cơ vòng hay câm bất động.
  • Tổn thương động mạch não sau: Người bệnh mất ngôn ngữ giác quan, mất đọc khi vị trí tổn thương ở bán cầu trội, ngoài ra còn có thể yếu liệt nửa người nhẹ, mất khả năng hoạt động. Nếu vị trí tổn thương ở nhánh sâu sẽ có biểu hiện đau kiểu đồi thị : bỏng rát liên tục, thỉnh thoảng có cơn đau dữ dội, có triệu chứng ngoại tháp, mất điều hòa.
  • Tổn thương động mạch sống nền: Liệt các dây thần kinh sọ não ngoại vi cùng bên tổn thương, liệt trung ương, mất cảm giác nửa người bên đối diện, rối loạn cơ vòng.

Các triệu chứng lâm sàng của nhồi máu não xảy ra đột ngột thường vào lúc đang ngủ. Trong số đó, triệu chứng điển hình nhất là đau đầu, nôn, buồn nôn và liệt nửa người. Bệnh nhân có biểu hiện các biểu hiện nhẹ thoáng qua như: tê tay, chân, nửa người đến đột ngột xuất hiện các triệu chứng thần kinh khu trú như liệt tay, chân, nửa người, thậm chí hôn mê.

4. Nguyên nhân dẫn đến nhồi máu não

Nhồi máu não xảy ra khi một vùng não không được cấp máu, nguyên  nhân thường gặp là do xơ vữa mạch máu lớn và bệnh lý về tim gây huyết khối…

  • Xơ vữa các mạch máu lớn và trung bình chiếm 50%: thường xảy ra ở người tăng lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng homocystein máu xạ trị, bóc tách động mạch, viêm mạch do nấm và lao, hội chứng viêm mạch hệ thống, viêm mạch hệ thần kinh trung ương cùng bên.
  • Bệnh mạch máu nhỏ chiếm 25%: Xơ vữa động mạch, nhiễm trùng (giang mai, lao, cryptococcus), viêm mạch.
  • Thuyên tắc từ tim chiếm 20%: Tăng huyết áp, bệnh cơ tim, rung nhĩ, huyết khối nhĩ trái, huyết khối thành thất sau nhồi máu cơ tim, viêm nội tâm mạc, u nhầy nhĩ trái.

Xơ vữa các mạch máu lớn và trung bình là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu não.

5. Các đối tượng có nguy cơ cao bị nhồi máu não

Một số bệnh có nguy cơ gây nên nhồi máu não như:

  • Người mắc bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu cao làm tổn thương các mạch máu theo thời gian, khiến cho cục máu đông dễ hình thành, gây tai biến mạch máu não.
  • Người bị bệnh cao huyết áp: Huyết áp cao làm tăng thêm áp lực công việc cho tim và mạch máu, do đó thành mạch máu dễ bị rạn nứt và tổn thương. Lâu dần những tổn thương đó khiến thành mạch bị xơ cứng, lòng mạch thu hẹp dần khiến máu khó lưu thông dễ hình thành nên các cục máu đông gây bít tắc các mạch máu nhỏ và gây ra hiện tượng nhồi máu não.
  • Bệnh tim mạch như bệnh rung tâm nhĩ: Rung tâm nhĩ là một dạng nhịp tim bất thường gây cục máu đông hình thành trong tim. Những cục máu đông sau đó có thể di chuyển đến não, dẫn tới tai biến.
  • Người béo phì: Béo phì liên quan đến huyết áp cao và tiểu đường, làm tăng khả năng bị tai biến. 
  • Người có lối sống không lành mạnh

6. Các phương pháp chẩn đoán nhồi máu não

Chẩn đoán nhồi máu não cần dựa vào cả triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm hỗ trợ:

  • Triệu chứng lâm sàng: thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng điển hình như: đau đầu, nôn hoặc buồn nôn, liệt nửa người, rối loạn ý thức hoặc rối loạn vận động
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner): trong giai đoạn tối cấp (3-6 giờ) của nhồi máu não, các thay đổi trên hình ảnh chụp cắt lớp não rất kín đáo, có thể thấy những hình ảnh sớm như: mất ranh giới chất xám, mờ rãnh cuộn não, hẹp khe Sylvius, mất dải băng thùy đảo, hẹp não thất và bể đáy, tăng tỷ trọng các mạch máu trong khu vực đa giác Willis do cục máu đông đặc biệt giữa động mạch não giữa. Khi đã hình thành ổ nhồi máu não thì CT scanner sẽ cho hình ảnh giảm tỷ trọng ở vùng vỏ não, vùng dưới vỏ hoặc vùng chất trắng hoặc chất xám trong sâu theo vùng chi phối tưới máu của động mạch
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): ổ nhồi máu não giảm nhẹ tín hiệu trên ảnh T1W, tăng tín hiệu trên ảnh T2W ở giai đoạn cấp. Tiêm thuốc đối cản quang thấy ổ tổn thương ngấm thuốc

Chụp cắt lớp CT chẩn đoán nhồi máu não.

7. Các biện pháp điều trị nhồi máu não

Hiện nay, đã có nhiều phương pháp điều trị mới được áp dụng nhằm góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong và tàn phế cho người bệnh nhồi máu não. Các phương pháp tái thông mạch máu được áp dụng nhiều tại Việt Nam và trên thế giới : tiêm thuốc tiêu sợi huyết và lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học. 

  • Tiêm thuốc tiêu sợi huyết được tiến hành bằng cách luồn ống thông theo đường động mạch vào vị trí huyết khối và bơm thuốc tiêu sợi huyết hoặc lấy cục máu đông ra khỏi lòng mạch. Tuy nhiên đối với thuốc tiêu sợi huyết tĩnh mạch chỉ có tác dụng khi bệnh nhân đến trước 4 tiếng sau khởi phát. Đối với thuốc tiêu sợi huyết tĩnh mạch chỉ định trong khoảng thời gian trước 6 tiếng với hệ cảnh trong và trước 12 tiếng với hệ động mạch thân nền.
  • Lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học là sử dụng dụng cụ đặc thù để lấy cục máu đông ra khỏi cơ thể. Hiện các dụng cụ được sử dụng rộng rãi như: Hệ thống hút huyết khối( Penumbra); Dụng cụ kéo huyết khối ( merci); dụng cụ mở lại dòng mạch và kéo huyết khối ( solitaire).

Ngoài ra, Hiện nay các bác sĩ Argentina vừa thử nghiệm thành công phương pháp mới điều trị nhồi máu não mà không cần can thiệp bằng phẫu thuật đó là tiêu huyết khối bằng sóng siêu âm. Có cùng nguyên lý với phương pháp siêu âm thai nhi kết hợp thiết bị đặc biệt để tạo ra sóng siêu âm có tần số rất thấp có khả năng làm tan khối máu tụ trong động mạch não.

8. Cách phòng ngừa tai biến nhồi máu não

Cách phòng ngừa tai biến nhồi máu não gồm có 1 số cách như sau:

  • Nên kiểm soát nguy cơ béo phì và duy trì chỉ số khối cơ thể lý tưởng BMI là 25 hoặc ít hơn.
  • Thường xuyên đo huyết áp
  • Hãy tránh xa các chất kích thích, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, chế độ ăn uống khoa học,…
  • Hạn chế ăn quá nhiều dầu mỡ, đặc biệt là chất béo bão hòa hay cholesterol
  • Không ăn quá nhiều muối, đồ đóng hộp sẵn, hay bột ngọt chứa nhiều muối
  • Không hút thuốc lá
  • Thường xuyên tập thể dục: đi bộ 20-30 phút mỗi ngày hoặc bơi lội 3-4 lần mỗi tuần
  • Điều trị bệnh lý tim mạch theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Hạn chế tình trạng căng thẳng thần kinh. Tránh tình trạng mất ngủ.
  • Giữ gìn cơ thể ấm áp khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông hay khi áp suất không khí lên cao trong mùa hè.
  • Hạn chế tắm khuya hay tắm ở nơi gió lớn, đặc biệt là với người bị cao huyết áp.
  • Điều trị triệt để những nguyên nhân gây nhồi máu não
  • Không vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh,…

Bài thuốc gợi ý: Bài thuốc Đông y phòng chống và điều trị tai biến nhồi máu não An Cung Trúc Hoàn

Tai biến nhồi máu não có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng nặng nề như tàn tật suốt đời. Chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa tai biến nhồi máu não là cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ tử vong, giảm nhẹ các di chứng cũng như tránh tái phát tai biến lần 2.