Xin chào Lương y Nguyễn Quý Thanh!
Em trai tôi mới 29 tuổi, cách đây 2 năm thì bị tai nạn giao thông chấn thương đầu, tụ máu bầm trong não và phải nhập viện điều trị. Trong vòng 2 tháng em tôi đã trải qua 2 lần phẫu thuật và hôn mê sâu, chân tay bắt đầu co quắp, cứng đờ và người sụt cân rõ rệt. Từ sau khi tỉnh lại và được xuất viện thì gia đình tôi được khuyên nên cho em tiến hành phục hồi chức năng ở trung tâm y tế ngay, trong suốt thời gian đó em tôi có trí nhớ bình thường, hơi nói ngọng, chân tay được đóng nẹp thường xuyên để tập đi lại, nhưng khi tháo nẹp thì các chi vẫn có hiện tượng co cứng biến dạng. Cho tôi hỏi tại sao lại có tình trạng này ạ? Làm cách nào để em tôi sớm vận động bình thường trở lại và cải thiện ngoại hình? Dùng thuốc ACTH của Lương y trong thời gian này có còn thích hợp không ạ?
(Bạn. Quỳnh Trâm – Hà Nội)
Bạn Trâm thân mến!
Co cứng cơ là di chứng thường gặp sau chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não (đột quỵ não), chấn thương cột sống – tủy sống, xơ cứng rải rác,… Tùy vào từng nguyên nhân khác nhau mà các mẫu co cứng ở dạng toàn thể, khu trú hoặc theo vùng.
Trong đó, chấn thương đầu hay chấn thương sọ não là tình trạng não bộ bị tổn thương do có lực bên ngoài tác động mạnh vào đầu, cổ hoặc não bị xuyên qua bởi vật thể sắc nhọn. Cho dù người bệnh may mắn sống sót vẫn mang trên mình các di chứng thần kinh nghiêm trọng như liệt nửa người hoặc liệt toàn thân, co cứng cơ và biến dạng các chi, rối loạn cảm giác các giác quan, rối loạn cơ tròn, nói khó, trầm cảm, đau đầu, mất ngủ, mất nhận thức,…
Do một số nguyên nhân nhất định mà sau tổn thương hệ thần kinh trung ương có thể gây ra di chứng yếu liệt, co cứng các nhóm cơ ở chân tay khiến người bệnh trở nên tàn phế, mất đi khả năng vận động và lao động. Mọi tổn thương hệ thần kinh trung ương sẽ kéo theo quá trình tái tổ chức mạnh mẽ các cấu trúc bị mất liên lạc không hoàn toàn bên dưới của các phản xạ khoanh tủy điều khiển vận động cơ thể, chính điều này giải thích vì sao xuất hiện tình trạng co cứng như trường hợp của em trai bạn Trâm.
Các triệu chứng có liên quan đến co cứng cơ sau chấn thương sọ não, bao gồm:
- Đau, cứng đờ.
- Rung giật.
- Co thắt các cơ gấp và duỗi.
- Kiểm soát vận động kém tinh vi.
- Biến dạng khớp.
Ở chi trên, biến dạng thường gặp là tình trạng gấp khuỷu, khép vai, cẳng tay quay sấp, gấp cổ tay, bàn tay nắm chặt, ngón tay cái gập vào lòng bàn tay. Kết quả là làm giảm hoặc mất chức năng của tay trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là khi muốn duỗi khuỷu tay và các ngón; co cứng gây đau, khó khăn trong vệ sinh cá nhân, giảm thẩm mỹ về ngoại hình.
Với chi dưới, biến dạng co cứng xuất hiện ở dạng bàn chân duỗi và nghiêng trong, gối duỗi, khép đùi, háng gập, ngón chân co quắp. Biến dạng khiến bệnh nhân đứng mất vững và dáng đi bất thường, buộc họ bước đi trên đầu ngón chân với gối duỗi quá mức hay ngược lại là gấp gối bù trừ. Nếu co cứng cơ tam đầu kèm theo co cứng cơ chày sau, ngoài biến dạng gấp gan chân như bàn chân ngựa còn kèm biểu hiện lật trong bàn chân.
Cho dù là tình trạng co cứng biến dạng do bất cứ nguyên nhân gì thì bạn cần lưu ý các yếu tố làm tăng co cứng chính là nhiễm trùng đường niệu, táo bón, móng chân mọc quặp vào trong, lở loét tỳ đè, nẹp chỉnh hình hoặc xe lăn quá chật,… Điều này có thể lý giải cho việc em trai bạn thường xuyên được đóng nẹp để luyện tập đi lại nhưng vẫn có hiện tượng chân co cứng biến dạng khi tháo nẹp ra.
Mặt khác, trên cùng một bệnh nhân thì biểu hiện co cứng sẽ thay đổi theo thời gian. Các yếu tố khác nhau như nhiệt độ, thể trạng, mức tỉnh táo, tư thế, kích thích da, kích thích thực vật… được phân tích dựa vào sự phân bố các đường giải phẫu thần kinh bị tổn thương cũng có ảnh hưởng đến biểu hiện co cứng biến dạng ngày càng trở nên giảm nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn.
Vậy, làm cách nào để điều trị co cứng sau chấn thương sọ não?
Điều trị co cứng sau chấn thương sọ não cần phối hợp giữa vật lý trị liệu, thuốc chống co cứng cơ đường uống hoặc tiêm tại chỗ. Nếu các phương pháp trên không hiệu quả thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật thần kinh và chấn thương chỉnh hình.
Mục tiêu sau điều trị cần đạt được là giảm hậu quả co cứng cơ, biến dạng như co rút khuỷu tay, cổ tay, các ngón tay chân, các co rút bàn chân ngựa; khắc phục cảm giác đau, rung giật; tăng khả năng tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân và cải thiện tính thẩm mỹ cho người bệnh.
Với tuổi đời em trai bạn còn trẻ nên việc áp dụng vật lý trị liệu song song với dùng thuốc có khả năng đạt hiệu quả điều trị cao, chỉ cần người bệnh luôn quyết tâm, kiên nhẫn và gia đình thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần.
- Điều trị co cứng, biến dạng sau chấn thương sọ não bằng vật lý trị liệu
- Bài tập cho toàn thân
– Tập lăn nghiêng sang phía bên liệt: Dùng tay lành nắm lấy cạnh giường bên liệt, dùng chân lành để tự xoay mình.
– Tập lăn nghiêng sang phía bên lành: Dùng tay lành đưa tay liệt ngang qua thân mình và dùng tay lành nắm lấy thành giường cùng bên, chui bàn chân lành xuống dưới cổ chân liệt rồi xoay người.
– Tập trồi lên: Nằm ngửa, chân lành gập, hông và gối gập, tay lành giữ thành giường nâng mạnh người lên.
– Tập trồi xuống: Nằm ngửa, bên lành gập hông và gập gối, tay lành giữ thành giường ấn mạnh xuống, tụt người xuống.
– Tập ngồi không có trợ giúp: Nếu muốn ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa, tay lành nâng tay liệt đặt lên bụng, bàn tay và khuỷu tay lành ấn mạnh xuống giường tự ngồi dậy.
– Tập ngồi không có trợ giúp: Nếu muốn ngồi dậy từ tư thế nằm nghiêng phía bên liệt, người bệnh dùng tay lành chống xuống giường gần chỗ vai liệt, đẩy mình lên đồng thời đẩy hai chân ra khỏi giường rồi ngồi dậy. Nếu muốn ngồi dậy từ tư thế nằm nghiêng bên lành, người bệnh nâng tay liệt ngang qua thân mình, đẩy mình lên bằng tay lành, đồng thời đẩy 2 chân ra khỏi giường rồi ngồi dậy.
– Tập ngồi có trợ giúp: Lấy 1 sợi dây buộc vào cuối chân giường, người bệnh cầm đầu dây kéo lên tự ngồi dậy.
- Bài tập cho tay liệt
– Vận động tay liệt với sự trợ giúp của tay lành.
– Gấp duỗi vai bên liệt ở các vị trí khác nhau.
- Bài tập với hông và chân liệt
– Tập dồn trọng lượng lên chân liệt.
– Tập làm cầu với 2 chân, sau đó với riêng chân liệt.
– Tập gấp duỗi chân liệt.
– Tập gấp duỗi riêng khớp hông bên liệt trong khi khớp gối gấp.
– Tập dạng, khép khớp háng bên liệt trong khi khớp gối gấp.
- Bài tập ở tư thế ngồi
– Tập ngồi chuyển trọng lượng lần lượt sang 2 bên mông kết hợp điều chỉnh thân mình cho phù hợp: Tập giữ thăng bằng ở tư thế ngồi thẳng, tập ngồi nghiêng sang bên không liệt, tập ngồi nghiêng bên liệt.
– Tập vận động tay liệt ở tư thế ngồi.
– Tập vận động chân liệt ở tư thế ngồi: Chẳng hạn như tập ngồi bắt chéo chân liệt qua chân lành; dậm gót chân xuống sàn nhà; dồn trọng lượng về phía trước để chuẩn bị tập đứng lên; đứng lên khi đang ngồi trên giường, ghế hoặc xe lăn.
- Bài tập ở tư thế đứng và đi
– Tập đứng và giữ thăng bằng trong thanh song song với sức nặng cơ thể dồn lên 2 chân.
– Tập đứng và dồn trọng lượng cơ thể lên từng chân.
– Tập đi: Trong thanh song song, ngoài thanh song song, tập lên xuống cầu thang.
- Tập các động tác tự chăm sóc bản thân
– Khả năng của người bệnh tự vệ sinh ở phòng bệnh.
– Khả năng của người bệnh tự mặc hoặc cởi quần áo, tắm, lau khô và chải chuốt.
– Khả năng của người bệnh tự ăn và uống.
– Khả năng người bệnh tự đi vệ sinh.
- Chú ý khi sử dụng các dụng cụ trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình
Các dụng cụ chỉnh hình như dụng cụ chỉnh hình cổ bàn chân hoặc nẹp bàn tay có thể giúp duy trì tư thế bình thường hoặc làm vững trong các vận động chức năng.
Có thể xem xét sử dụng nẹp, bó bột, kéo dãn thụ động trong những trường hợp co rút và biến dạng tăng tiến. Nên sử dụng nẹp và bột vừa vặn tốt để giảm khó chịu và giảm đau; kéo dãn thụ động cũng được thực hiện cẩn thận với kéo dãn chậm kéo dài.
Cần phải chú ý khi lắp dụng cụ chỉnh hình nhằm tránh các vùng đè ép, đặc biệt khi có biến dạng hoặc giảm cảm giác. Các vùng đè ép có thể gây khó chịu và đau, làm tăng co cứng và các rối loạn hành vi.
Chỉ nên cân nhắc dụng cụ trợ giúp đi sau khi lượng giá đầy đủ về những lợi ích và tác hại có thể có của chúng và liên quan đến tình trạng thể chất, khả năng nhận thức của người bệnh.
- Điều trị co cứng, biến dạng các chi sau chấn thương sọ não bằng bài thuốc Đông y An Cung Trúc Hoàn
Có thể thấy, các biểu hiện di chứng sau chấn thương sọ não vì bất cứ lý do gì thì đều cần được phục hồi chức năng não bộ sớm nhất để không làm mất giai đoạn “vàng” của người bệnh, tức giai đoạn tế bào não mới bị tổn thương và dễ dàng hồi sinh.
Hiện nay, tuy có nhiều phương pháp điều trị co cứng, biến dạng các chi nhưng điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp với phục hồi chức năng, vật lý trị liệu vẫn được ưu tiên hàng đầu. Trong đó, An Cung Trúc Hoàn là một lựa chọn phù hợp dành cho những bệnh nhân đang trong giai đoạn chữa trị các di chứng sau chấn thương, đột quỵ não.
Với công thức gia truyền hoàn hảo và chiết xuất 100% từ các thành phần từ thảo dược thiên nhiên có hoạt tính tốt, thuốc phát huy tác dụng đặc hiệu lên chức năng não bộ mà không tác dụng phụ cho người bệnh. Bài thuốc An Cung Trúc Hoàn hỗ trợ người bệnh rút ngắn được thời gian điều trị, tăng tính hồi phục toàn diện về chức năng vận động, nhận thức, trí nhớ, ngôn ngữ,…
Thành phần Ô Rô trong An Cung Trúc Hoàn có tính mát, công dụng giảm đau, tiêu viêm, tan máu ứ, giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu. Nhờ đó, người bệnh có thể khắc phục được các yếu tố làm tăng co cứng cơ như nhiễm trùng tiết niệu, táo bón, loét tì đè,…
Thành phần Đảng Sâm tăng khả năng co bóp tim, bơm máu trơn hoạt đến não, các chi và nội tạng; kháng viêm, kháng khuẩn; chống mệt mỏi;… Khi máu lưu thông tốt sẽ đưa oxy và dinh dưỡng nuôi toàn bộ cơ thể và các chi yếu liệt, giảm nguy cơ co cứng và các thương tật lở loét tì đè.
Thành phần Nấm Linh Xanh, Địa Long, Sỏi Mật Bò có tác dụng bồi dưỡng thể trạng, tăng cường đề kháng, an định thần kinh, tăng trao đổi chất đến các tế bào. Từ đó giúp cho người bệnh có thêm sức lực kéo lại vận động trên chính các tri giác, giác quan của mình, chống lại tình trạng co cứng cơ và yếu liệt ở chân tay.
Xem thêm: Khắc phục di chứng não với bài thuốc An Cung Trúc Hoàn
Để em trai bạn Trâm sớm trở lại vận động như bình thường, khắc phục co cứng biến dạng chân tay và cải thiện về mặt ngoại hình, bạn có thể liên hệ trực tiếp theo thông tin bên dưới để tôi tư vấn một liệu trình dùng thuốc và luyện tập phục hồi thích hợp nhất nhé.
- Hotline: 0901.70.55.66 – 0968.17.30.68
- Địa chỉ nhà thuốc: 54F Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Website chính thức: www.ancungtruchoan.com.vn
- Fanpage: Facebook.com/LYNguyenQuyThanh
Chúc em trai của bạn sớm hồi phục!
Di chứng để lại sau tai biến thật sự nặng nề, nhưng nếu tận tình chạy chữa sẽ có kết quả
Sau khi bị tai biến má con chân tay con co cứng lại , con kết hợp tập luyện và uống thuốc an cung trúc hoàn , má con giờ cũng đã đỡ hơn rất nhiều
Vì đặc thù ngành nghề tôi phải rượu bia và tiếp khách hàng ngày, chính vì thế một lần say tôi đã bị tai nạn giao thông dẫn đến máu tụ ở đầu,tôi đã được cấp cứu kịp thời, sau lần tai nạn đó hay nhớ nhớ quên quên, tìm hiểu được thuốc an cung trúc hoàn tôi đã mua uống, và tôi cảm thấy trí nhớ của tôi được cải thiện rất nhiều
cháu bị tai nạm giao thông chấn thương sọ não được mổ, nhưng sau khi cứu sống được cháu thì hiện cháu cũng chỉ ở nhà giúp đỡ người thân làm việc nhà còn cháu không đi làm được ạ, cháu hay bị co giật , nhà thuốc cho cháu hỏi cháu có uống được thuốc này không ạ?