Tại sao chân tay bị yếu sau tai biến? Các cách điều trị tai biến chân tay yếu là gì? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ nguyên nhân và các biện pháp đẩy lùi di chứng chân tay yếu sau tai biến.

Tai biến mạch máu não là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh để lại di chứng rất nặng nề làm ảnh hưởng đến cuộc sống, làm cho bệnh nhân không thể trở lại với công việc trước đó, họ có thể không nói được, không hiểu được, chân tay yếu sau tai biến,…

Xem thêm: Di chứng tai biến mạch máu não và các cách hỗ trợ phục hồi

1. Tại sao tai biến tay chân bị yếu?

Nguyên nhân gây ra chân tay yếu sau tai biến là do tai biến là bệnh xảy ra trên phần não bộ của con người. Não bộ là cơ quan kiểm soát hầu hết mọi hoạt động của cơ thể chúng ta và nó hoạt động theo cơ chế: não phải điều khiển nửa cơ thể bên trái, não trái điều khiển mọi hoạt động của nửa cơ thể bên phải. Nếu não bị tổn thương sẽ gây rối loạn các chức năng vận động của cơ thể.

Hầu hết các cơn đột quỵ xảy ra khi não không được cung cấp đủ oxy, khiến cho các tế bào não bị chết đi. Khi các khu vực của não chịu trách nhiệm về sức cơ  và cử động bị hư hỏng, nó có thể dẫn đến nhẹ thì tay chân bị yếu, nặng hơn bị liệt toàn bộ cơ thể.

Con người muốn duy trì được các chức năng vận động thì phải thông qua hệ tháp, hệ ngoại tháp, tiểu não và các tế bào vận động ngoại biên. Sau đó, các cơ bắp sẽ trực tiếp thực hiện vận động. Vì vậy liệt vận động sẽ xảy ra khi não bị tổn thương ở các vùng nói trên.

2. Cách điều trị tay chân yếu sau tai biến

Tai biến tay chân yếu là một di chứng gây ra cho người bệnh rất nhiều phiền hà, bất tiện trong đời sống hàng ngày ngay cả những sinh hoạt ăn uống cho đến việc vệ sinh cá nhân cũng trở nên khó khăn. Di chứng này sẽ rất khó có thể hồi phục nếu không có một phương pháp điều trị đúng đắn.

Chính vì vậy, cần phải có phương pháp hợp lý và phù hợp cho người bệnh. Dưới đây là một số cách điều trị  giúp cải thiện tình trạng chân tay yếu sau tai biến mà bạn có thể áp dụng.

2.1. Thuốc điều trị tay chân yếu sau tai biến

Thuốc giãn cơ: Chân tay yếu sau tai biến là một di chứng không thể tránh khỏi, với nhóm thuốc này sẽ hỗ trợ giúp làm giãn các cơ cho bệnh nhân nhằm giúp bệnh nhân có thể vận động dễ dàng hơn, hồi phục nhanh hơn.

Một số thuốc giãn cơ thường dùng: baclofen; diazepam; dantrolen,…

Thuốc giảm co thắt cơ bắp: Đột quỵ có thể khiến cơ bắp bị co rút không kiểm soát, do đó người bệnh có thể được tiêm một mũi Botox (botulinum)  để giảm co thắt và chuột rút xảy ra.

2.2. Áp dụng biện pháp vật lý trị liệu

Đối với bệnh nhân bị chân tay yếu sau tai biến, các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp phần tay, chân bị yếu được vận động để duy trì và phục hồi cơ lực, nếu không thường xuyên tập luyện thì phần bộ phận đó dễ bị cứng khớp và dẫn đến liệt hoàn toàn.

Biện pháp này giúp người bệnh không bị co rút cơ, làm tăng khả năng vận động của cơ xương khớp với những bài tập như: xoa bóp, duỗi các chi, giúp người bệnh xoay sang hai bên…

Một số bài tập cụ thể bệnh nhân có thể áp dụng để cải thiện tình trạng chân tay yếu sau tai biến:

Bài tập phục hồi tay yếu sau tai biến

  • Vận động tay

Bài tập đứng với tư thế thăng bằng giúp phục hồi tay yếu sau tai biến: Với bài tập này người bệnh sẽ đứng thẳng lưng, trọng lượng cơ thể dồn xuống đôi chân đồng thời vận động thân mình: cúi xuống, ngửa ra sau, xoay người; đứng và vận động tay: đưa tay lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái.

Bài tập phục hồi tay yếu sau tai biến.

  • Vận động khớp ngón tay

Khi tập bài tập này, bệnh nhân cần mở rộng cánh tay, căng lòng bàn tay và các ngón tay. Sau đó, lần lượt chạm từng đầu ngón tay vào ngón tay cái của bàn tay ấy, xoa tròn hai ngón tay vào nhau rồi lại duỗi tay ra. Cần thực hiện lặp đi lặp lại hành động trên từ 8 – 10 lần để đạt kết quả tốt nhất.

  • Vận động khớp cổ tay

Giữ cánh tay phải với lòng bàn tay úp xuống. Bàn tay trái ấn nhẹ nhàng xuống bàn tay phải cho đến khi bạn cảm thấy căng ở cổ tay và cánh tay, giữ tư thế trong vài giây. Thực hiện động tác này 10 lần, sau đó lặp lại tương tự với bàn tay trái.

Thời gian thực hiện: 10 động tác/tay. Tần suất: 3 lần/ngày

  • Vận động khớp khuỷu tay

Để người bệnh nằm thoải mái, thư giãn. Một tay cầm phía trên khớp khuỷu tay, một tay cầm ở bàn tay người bệnh. Thử cử động nhẹ nhàng lên xuống theo tầm vận động khớp.

Bài tập phục hồi chân yếu sau tai biến

  • Bài tập gập duỗi chân

Bài tập chuyển trọng lượng giúp phục hồi chân yếu sau tai biến: Bệnh nhân tựa phần hông của mình lên cạnh mép bàn hoặc người thân có thể vịn tay hỗ trợ bệnh nhân. Hai bàn chân bệnh nhân đặt ngang bằng nhau khoảng cách giữa 2 chân là từ 15 – 20cm, sau đó đưa phần hông về phía trước đồng thời gập chân lại giữ khoảng vài giây rồi từ từ duỗi thẳng chân ra. Thực hiện tương tự với chân còn lại.

Bài tập giúp phục hồi chân yếu sau tai biến.

  • Tập đứng thăng bằng

Bệnh nhân đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân (thăng bằng tĩnh), nếu cần trợ giúp người tập đứng về phía bên liệt. Hướng dẫn bệnh nhân tập quay đầu nhìn ra sau qua vai bên liệt và vai bên lành; đứng và vận động thân mình: cúi, ngửa, nghiêng, xoay; đứng và vận động tay: đưa tay lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái (thăng bằng động).

  • Tập dồn trọng lượng lên chân liệt

Khi khả năng thăng bằng và vận động của bệnh nhân đã tốt hơn, có thể hướng dẫn bệnh nhân tự tập bằng cách đứng thẳng, sau đó chuyển trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó cao 20- 30cm ở phía trước mặt để dồn trọng lượng  cơ thể lên chân bên liệt.

  •  Tập đứng, dồn trọng lượng lần lượt lên hai bên

Người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng thẳng, cân xứng hai bên, hai tay thả lỏng dọc bên thân, hai bàn chân cách nhau 15-20 cm, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Sau đó, yêu cầu bệnh nhân lần lượt lấy chân trái làm trụ, dạng chân bên phải ra, nhấc bàn chân lên khỏi sàn nhà để toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân trái. Người tập luôn đứng về phía bên liệt của bệnh nhân để hỗ trợ khi cần thiết và đề phòng bệnh nhân ngã về phía bên liệt.

  • Tập gấp, duỗi khớp háng và khớp gối bên liệt

Người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng vịn nhẹ tay vào một vật nào đó bên cạnh, hai bàn chân cách nhau khoảng 15-20 cm, chân lành ở trước chân liệt ở sau. Sau đó, bệnh nhân
chuyển trọng lượng ra trước, dồn trọng lượng lên chân bên lành.
Khi toàn bộ trọng lượng cơ thể đã dồn lên chân lành ở phía trước, người tập yêu cầu bệnh nhân tập gấp và duỗi khớp háng và khớp gối bên chân liệt. Lưu ý khi gấp khớp háng và khớp gối chỉ nâng gót chân bên liệt (không nhấc cả bàn chân) lên khỏi sàn nhà.
Hoặc người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng vịn nhẹ tay vào một vật nào đó bên cạnh, hai bàn chân ngang nhau cách nhau khoảng 15-20 cm ,sau đó dồn trọng lượng lên chân bên lành rồi tập gấp, duỗi khớp gối và khớp háng bên liệt

Xem thêm: Phục hồi chức năng với 10+ bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến

Ngoài các bài tập phục hồi chức năng thì người bệnh cũng cần phải có một chế độ hợp lý, có như vậy thì thời gian hồi phục sẽ nhanh chóng hơn.

2.3. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý

Người bệnh tai biến cần có chế độ ăn với thức ăn thật mềm hoặc ở dạng lỏng như cháo, súp…để tránh tình trạng bệnh nhân bị nghẹn hoặc hóc thức ăn.

Thực hiện chế độ ăn uống với những thực phẩm giàu chất xơ và giàu chất dinh dưỡng nhằm tránh bị táo bón và phục hồi sức khỏe, tăng sức đề kháng cho người bệnh.

Hạn chế tối đa các thức ăn có nhiều dầu mỡ và thực hiện chế độ ăn nhạt, không được ăn quá mặn để phòng tránh tăng huyết áp cho người bệnh.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị tai biến.

Xem thêm: Người bị tai biến nên ăn gì, kiêng ăn gì? Thực đơn dinh dưỡng cho người tai biến

3. Cải thiện biến chứng tay chân yếu sau tai biến nhờ An Cung Trúc Hoàn

Với những bệnh nhân bị tai biến, sau khi xuất viện, ngoài việc dùng thuốc Tây y và những phương pháp vật lý trị liệu, để cải thiện tình trạng tai biến tay bị yếu và tai biến chân bị yếu, các chuyên gia y tế cũng khuyên người bệnh nên sử dụng thêm những thuốc có nguồn gốc Đông y với những loại thảo dược có nguồn gốc tự nhiên, an toàn và đặc biệt loại thuốc này không gây ra những tác dụng phụ mà lại cho hiệu quả lâu dài.

Đi đầu trong dòng thuốc hỗ trợ phục hồi sau tai biến hiện nay không thể không nhắc tới An Cung Trúc Hoàn. Đây là thuốc Đông y duy nhất trên thị trường hiện nay có chứng nhận lâm sàng về hiệu quả phục hồi và điều trị sau tai biến mạch máu não.

An Cung Trúc Hoàn có thành phần chính là Ô rô và Đẳng sâm có công dụng làm loãng máu, thông kinh mạch, làm thông thoáng lòng mạch máu, giúp bền vững thành mạch và đặc biệt thuốc tác dụng đánh tan những huyết khối hay còn gọi là cục máu đông, là một trong những nguyên nhân chính gây tắc nghẽn máu huyết lưu thông dẫn đến những cơn tai biến cho người bệnh rất nguy hiểm.

Ô rô là loại dược liệu có tác dụng kháng viêm, giảm đau rất hiệu quả sẽ giúp làm lành những vết loét, tái sinh các tế bào não bị tổn thương. Đẳng Sâm là loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe mang đến cho người bệnh những dưỡng chất giúp phục hồi cơ thể, tăng cường sức đề kháng chống chọi với bệnh tật.

Trong An Cung Trúc Hoàn còn có các dược liệu quý là Ngưu Hoàng và Địa Long. Địa Long là vị dược liệu có tác dụng trấn kinh, an thần, hoạt lạc, giảm đau giúp bệnh nhân tai biến có được một tinh thần thư thái, thoải mái, lạc quan giúp nhanh đẩy lùi bệnh tật. Ngưu hoàng chủ trị “nhiệt thịnh kinh hoảng” (tương ứng với các triệu chứng sốt cao, mê sảng, bất tỉnh nhân sự trong bệnh đột quỵ.)

Ngưu Hoàng cũng là vị thuốc giúp nuôi dưỡng tế bào thần kinh não, giúp tăng cường năng lượng tế bào, thúc đẩy hình thành các kết nối mới giữa các tế bào thần kinh não và có khả năng phục hồi chức năng hiệu quả và nhanh chóng.

Đặc biệt Nấm Linh Xanh là loại thảo dược quý giúp bồi bổ cơ thể, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau bệnh, cải thiện chức năng vận động tay, chân nhanh chóng đẩy lùi di chứng yếu chân tay sau tai biến.

An Cung Trúc Hoàn giải pháp cho người tay chân yếu sau tai biến

Như vậy, An Cung Trúc Hoàn là thuốc Đông y giúp cải thiện di chứng tay chân yếu sau tai biến hiệu quả nhờ khả năng hồi phục những vùng não bị tổn thương, thông kinh hoạt lạc, giúp máu tuần hoàn tốt đến các chi, từ đó điều trị di chứng tay yếu, chân yếu sau tai biến.

An Cung Trúc Hoàn ngoài những lợi ích nói trên, còn giúp làm giảm cholesterol trong máu, ổn định huyết áp; cải thiện các di chứng tay chân yếu sau tai biến, các chứng liệt, nói ngọng, méo miệng và phòng ngừa bệnh tái phát rất tốt hiện nay.

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích để giúp bạn hiểu hơn về biến chứng nguy hiểm của bệnh tai biến mạch máu não và giúp tìm ra được giải pháp điều trị chứng tay chân yếu sau tai biến. Tập luyện kiên trì kết hợp sử dụng thuốc Đông y An Cung Trúc Hoàn là phương pháp điều trị chân tay yếu do tai biến hữu hiệu.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh tai biến mạch máu não và đặt mua sản phẩm An Cung Trúc Hoàn, xin vui lòng gọi tới số điện thoại 090.170.5566 để được Lương y Nguyễn Quý Thanh tư vấn thấu đáo.