Tai biến và đột quỵ khác nhau như thế nào? Cách nhận biết triệu chứng bệnh ra sao? Cần làm gì để phòng chống tai biến và đột quỵ? Tất cả sẽ được hạ hồi lý giải trong bài viết sau.

1. Phân biệt giữa tai biến và đột quỵ

Tai biến và đột quỵ: Tuy hai mà một

Tai biến và đột quỵ thực chất là hai cách gọi tên khác nhau của cùng một bệnh lý gây tử vong hàng đầu trên thế giới, chính là TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO.

Tai biến mạch máu não” (gọi tắt là “tai biến”) nhấn mạnh vào vị trí khởi phát của bệnh là khi các mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn (nhồi máu não) hoặc vỡ ra (xuất huyết não), lượng máu bơm đến vùng não nào bị gián đoạn sẽ khiến cho những tế bào ở vùng não ấy chết đi chỉ trong phút chốc.

Còn “đột quỵ” lại biểu thị tính chất đột ngột, bất ngờ khi bệnh bộc phát có thể khiến cho người bình thường lập tức ngã quỵ, bất tỉnh, hôn mê, thậm chí là thiệt mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tai biến và đột quỵ: Mối nguy hiểm luôn rình rập!

Có thể nói, tai biến và đột quỵ là căn bệnh diễn biến rất khôn lường, phức tạp do các yếu tố sau:

  • Tai biến, đột quỵ không chỉ xảy ra ở người cao tuổi (từ 55 tuổi trở lên) như nhiều người từng nghĩ. Hiện nay bệnh có thể bắt gặp ở cả những người trẻ, người ở thành thị hay nông thôn, người làm việc ở bất cứ ngành nghề nào.
  • Một khi đã bị tai biến và đột quỵ thì 90% người bệnh còn sống sót vẫn mang trên mình các di chứng về vận động, tư duy, tri giác và ngôn ngữ. Vì vậy, họ phải tốn một thời gian dài để khôi phục dần các chức năng bị suy giảm hoặc mất đi.
  • Thời gian cấp cứu cho người bị tai biến và đột quỵ khuyến cáo trong khoảng 3 – 5 giờ đầu tiên sau khi bệnh khởi phát. Nếu càng kéo dài và vượt quá “thời gian vàng”, số lượng tế bào não chết càng tăng, mức độ tổn hại đến các chức năng điều hành của não càng lan rộng, bệnh nhân có thể bại liệt, vô thức hoàn toàn hoặc tử vong.

2. Dấu hiệu nhận biết tai biến và đột quỵ

Các triệu chứng của tai biến, đột quỵ thường xảy ra tức thì, ngắt quãng nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần và không giống nhau ở mỗi người bệnh, cụ thể như:

  • Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực;
  • Tê liệt cấp tính ở mặt, tay, chân hoặc một bên cơ thể, chính xác nhất là không thể giơ hai cánh tay qua đầu cùng một lúc, khó cầm nắm đồ vật;
  • Khuôn miệng cười méo xệch;
  • Đầu óc lú lẫn, mất tập trung;
  • Khó phát âm rõ chữ, lớ ngớ không hiểu lời người khác nói, phép thử cho người tai biến là họ không thể lặp lại một câu nói dù là đơn giản;
  • Chóng mặt, hoa mắt, mắt mờ, mất thăng bằng đột ngột;
  • Cơn đau đầu dữ dội lướt qua nhanh, kèm theo cảm giác nôn ói và ói.

Xem thêm: cách sơ cứu người bị tai biến

3. Cách phòng ngừa tai biến và đột quỵ

Như ta đã biết, một khi tai biến xảy ra thì chỉ 10% số ca bệnh hiếm hoi có được may mắn “tai biến không di chứng”. Trong khi đa số trường hợp bệnh nhân đột quỵ khác phải đáp ứng quá trình phục hồi chức năng qua nhiều tháng hoặc nhiều năm sau đó khiến cho họ cùng gia đình cảm thấy không ít khó khăn, điêu đứng.

Vì vậy, thực hiện phòng ngừa tai biến “từ sớm” theo những cách sau đây để giúp mỗi chúng ta không bị rơi vào tình trạng này.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý phòng ngừa tai biến, đột quỵ

Các nguy cơ gây tai biến đột quỵ đến từ bệnh tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, thừa cân béo phì hay tiền sử đột quỵ,… Do đó, chế độ dinh dưỡng khoa học là yếu tố quan trọng trong phòng tránh các bệnh lý trên, gồm có:

Ngũ cốc nguyên hạt (các loại đậu, hạnh nhân); chất béo bão hòa (dầu hạt cải, dầu vừng, dầu nành, dầu cá,…); chất đạm (thịt trắng, hải sản, trứng, sữa, đậu hũ); các loại rau củ quả màu xanh đậm chứa nhiều acid folic (súp lơ xanh, rau bina, dưa chuột); các loại trái cây giàu vitamin C, kali (chuối, táo, cam, quýt, bưởi,…); các gia vị (tỏi, gừng, hành, tiêu,…) đều được khuyến khích sử dụng để phòng ngừa tai biến, đột quỵ.

Ngược lại, đồ ăn giàu đạm và chất béo (thịt đỏ, nội tạng động vật); thực phẩm nhiều gia vị cay nóng hoặc nhiều muối (thịt xông khói, dưa muối, cà muối); thức ăn được chế biến sẵn (xúc xích, thịt hộp); thức ăn nhanh chiên xào nhiều dầu mỡ (khoai tây chiên, gà rán); đồ ăn chứa nhiều đường (bánh kẹo ngọt, nước ngọt) được đưa vào danh sách thực phẩm nên kiêng vì làm tăng nguy cơ tai biến, đột quỵ.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh phòng ngừa tai biến, đột quỵ

Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp thúc đẩy tuần hoàn máu não, tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm cân nặng. Nên lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với mọi lứa tuổi như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga.

Ngủ đủ giấc trung bình 7 tiếng/ngày, không thức khuya và làm việc quá sức. Tránh để đầu óc căng thẳng, áp lực hoặc dễ kích động.

Giữ ấm cơ thể, nhất là với trẻ em và người cao tuổi vào thời điểm giao mùa vì nhiễm lạnh có thể làm tăng huyết áp, tăng áp lực máu gây vỡ mạch.

Không hút thuốc lá, hạn chế tối đa uống rượu bia và dùng các chất kích thích. Nếu bỏ thuốc lá từ 2 – 5 năm, nguy cơ tai biến và đột quỵ giảm xuống ngang bằng với người chưa từng hút thuốc.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ phòng ngừa tai biến, đột quỵ

Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp ta phát hiện và chủ động can thiệp đến các yếu tố gây tai biến, đột quỵ. Đặc biệt với bệnh nhân mắc đái tháo đường, rung tâm nhĩ, mỡ máu, huyết áp tăng,… càng nên theo dõi sức khỏe thường xuyên để kiểm soát tình hình bệnh.

Bài thuốc An Cung Trúc Hoàn dùng trong phòng ngừa và điều trị tai biến, đột quỵ

Bên cạnh việc đề cao chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt lành mạnh đẩy lùi phòng ngừa tai biến mạch máu não thì chúng ta nên sử dụng thêm các loại thuốc có thành phần nguyên liệu tự nhiên từ cây Ô Rô, Đảng Sâm, Trúc Hoàng, Nấm Linh Xanh, Địa Long – là các thảo dược được nghiên cứu và chứng minh về công dụng làm tan cục máu đông trong mạch, ổn định huyết áp, giảm mỡ máu và xơ vữa động mạch,… Từ đó phòng ngừa có hiệu quả các nguyên nhân gây tai biến, đột quỵ.

Thành phần Đảng Sâm trong An Cung Trúc Hoàn giúp ích trong việc tăng cường co bóp tim, bơm máu trơn hoạt đến não, các chi và nội tạng; kháng viêm, kháng khuẩn; hạ huyết áp;… Nhờ đó, máu lưu thông tốt sẽ đưa oxy và dinh dưỡng nuôi toàn bộ cơ thể, giảm nguy cơ tắc – vỡ mạch máu gây tai biến, đột quỵ.

Thành phần Sỏi Mật Bò (Ngưu Hoàng) cực kỳ quý giá chứa trong An Cung Trúc Hoàn chiếm tỷ trọng gấp 7 lần các loại thuốc An Cung khác trên thị trường hiện nay. Đây là một loại linh dược có rất nhiều thành phần hóa học giúp giãn mạch ngoại biên, hạ áp, giảm đau, kháng viêm, giảm co thắt cơ, chống co giật do trúng phong đột quỵ.

Thành phần Nấm Linh Xanh, Địa Long, Trúc Hoàng lại đóng vai trò lớn trong việc chống oxy hóa, thúc đẩy trao đổi chất ở tế bào, bồi dưỡng thể trạng, tăng cường đề kháng, dưỡng an tinh thần, tăng đào thải chất cặn và độc tố (như huyết khối, mảng xơ vữa) qua đường bài tiết. Do vậy uống An Cung Trúc Hoàn giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, cường hoạt toàn diện, khắc phục các chứng bệnh tiềm ẩn và nguy cơ tai biến, đột quỵ.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bác hiểu được tai biến và đột quỵ khác nhau như thế nào. Nhìn chung thì đây là sự khác biệt về tên gọi nhưng có cùng một bản chất bệnh cảnh. Với người bị tai biến, mỗi phút giây trôi qua đều rất quan trọng, nếu được phòng ngừa và điều trị càng sớm thì phạm vi tổn thương càng ít, cơ may cứu sống càng cao và giảm thiểu các thương tật vĩnh viễn.

Mọi câu hỏi thắc mắc về phòng ngừa, điều trị tai biến mạch máu não bằng bài thuốc An Cung Trúc Hoàn, mời các bác nhấc máy gọi đến Lương y Nguyễn Quý Thanh theo số 0901 70 55 66 hoặc xem trên trang www.ancungtruchoan.com.vn.

Xem thêm: Top các loại thuốc chống tai biến hiệu quả hiện nay trên thị trường