Dùng thuốc chống đông máu là một phương pháp dự phòng và điều trị các bệnh lý do cục máu đông (huyết khối) gây ra như tai biến mạch máu não (đột quỵ não), nhồi máu cơ tim, huyết khối tĩnh mạch sâu, tắc mạch phổi, rung tâm nhĩ,…
Thông thường, cục máu đông được hình thành tự nhiên để cầm máu vết thương tại niêm mạc mạch máu bị rách, ngăn không cho máu chảy ra ngoài. Trong đó, đông máu là một trong ba giai đoạn chính tạo huyết khối, hai giai đoạn trước đó gồm co mạch và tập kết tiểu cầu.
Tuy nhiên, các cục máu đông sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng khi chúng hình thành trong nội mạc mạch máu, bong ra, di chuyển tự do và làm tắc nghẽn lòng mạch.
Khi huyết khối di chuyển từ tĩnh mạch sâu ở chân lên phổi dễ gây thuyên tắc mạch phổi, hoặc là huyết khối di chuyển từ tim lên não gây đột quỵ tử vong.
Do vậy, sử dụng thuốc chống đông máu có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa từ sớm những trường hợp cục máu đông gây đột quỵ, tai biến.
1. Thuốc chống đông máu là gì?
Thuốc chống đông máu là chất hóa học tham gia vào một loạt các phản ứng với thành phần máu nhằm bất hoạt hóa các yếu tố đông máu có trong cơ thể.
Thuốc phát huy tác dụng ngăn chặn hoặc giảm thiểu sự đông máu của huyết dịch, tức là chống lại hay làm chậm đi việc hình thành các huyết khối so với bình thường.
Thuốc chống đông máu can thiệp vào thành phần máu để ngăn máu đông lại.
Kết quả sau khi dùng thuốc chống đông máu là giúp máu loãng hơn, dễ lưu chuyển trong cơ thể để đưa oxy và dinh dưỡng đi nuôi các bộ phận hơn, phòng tránh tình trạng cục máu đông gây tắc mạch, đặc biệt là ở tim và não.
Thuốc chống đông máu thuộc nhóm thuốc chống cục máu đông
Thuốc chống cục máu đông bao gồm 2 nhóm khác nhau là thuốc chống tập kết tiểu cầu và thuốc chống đông máu. Mục tiêu chung là ngăn sự đông vón của các tiểu cầu và sợi huyết fibrin kích hoạt cục máu đông, mặc dù không có khả năng phá tan cục máu đông đã có nhưng sẽ ngăn chặn huyết khối hình thành thêm hoặc phát triển to lên trong lòng mạch.
Trên thực tế, cả hai nhóm thuốc chống cục máu đông có thể phối hợp để điều trị tai biến mạch máu não, nhưng chúng ta vẫn nên phân biệt được thuật ngữ “thuốc chống cục máu đông” và “thuốc chống đông máu” để tránh nhầm lẫn trong quá trình chữa trị các bệnh lý khác. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
2. Các loại thuốc chống đông máu
Thuốc Heparin
Thuốc Heparin hiện nay có 02 loại chính:
- Heparin thường (Heparin tiêu chuẩn)
Heparin thường là một đại phân tử có trọng lượng trung bình từ 12.000 – 15.000 dalton và dùng cho mục tiêu chống đông máu. Thành phần thuốc được chiết xuất một cách tự nhiên từ gan, phổi, thận, niêm mạc ruột,… của động vật có vú.
Khi Heparin đi vào cơ thể, thuốc đóng vai trò làm trung gian thúc đẩy phản ứng kết hợp giữa một protein trong huyết tương có tên antithrombin III và các yếu tố đông máu. Sau khi các yếu tố này bị bất hoạt hóa sẽ khiến cho cơ chế tự tạo thành sợi huyết bầm ở các vị trí tổn thương trong lòng mạch cũng mất đi.
Thuốc có công dụng chống đông máu mạnh, nhanh tức thời đối với vết thương bên trong lẫn bên ngoài cơ thể; ngăn cản sự đông vón tiểu cầu hình thành nên cục máu đông. Thuốc dùng trong dự phòng và chữa trị huyết khối tĩnh mạch sâu, huyết khối thuyên tắc mạch phổi, hội chứng mạch vành cấp, cục máu đông xuất hiện do chạy thận nhân tạo,…
Cách dùng: Heparin thường không hấp thu qua đường uống, dễ bị phân hủy trong đường tiêu hóa nên thuốc được tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da, không tiêm bắp. Thời gian bán thải thuốc ngắn nên người bệnh phải duy trì tiêm từ 2 -3 lần/ngày.
- Heparin trọng lượng phân tử thấp
Gồm các loại thuốc chống đông máu như: Ardeparin, Dalteparin, Enoxaparin, Nadroparin, Tinzaparin…
Đây là một dạng của Heparin thường sau khi được khử thành các đoạn phân tử ngắn hơn, trọng lượng khoảng 4.000 – 5.000 Da. Heparin trọng lượng phân tử thấp có nhiều ưu điểm chống đông máu nổi bật nên dần được thay thế Heparin thường.
Nói về cơ chế của Heparin trọng lượng phân tử thấp, thuốc cũng tác động vào antithrombin III nhưng chỉ có khả năng bất hoạt hóa một yếu tố đông máu chính là Xa nhằm ức chế sự hình thành cục máu đông bao quanh vết thương.
Cách dùng: Thuốc Heparin trọng lượng phân tử thấp tiện lợi hơn nhờ tiêm dưới da đạt mức độ khả dụng đến 90%. Tuy thuốc có hoạt tính chống đông máu yếu hơn Heparin thường nhưng thời gian bán thải dài hơn nên thường chỉ dùng 1 lần/ngày, liều lượng tiêm cố định theo cân nặng chứ không cần điều chỉnh theo hiệu quả chống đông.
Thuốc kháng vitamin K (AVK)
Thuốc kháng vitamin K là chất chống đông máu tổng hợp, được dẫn xuất từ Coumarin (gồm Warfarin, Acenocoumarol, Phenprocoumon và Ethyl Biscoum Acetate). Thuốc chống đông nhờ ức chế quá trình tổng hợp các yếu tố đông máu phụ thuộc vào lượng vitamin K trong cơ thể.
Thuốc AVK ngăn ngừa và điều trị sự hình thành, phát triển về mặt kích thước của các huyết khối, chống đông máu trong lòng mạch. Dùng trong điều trị kháng đông kéo dài sau một thời gian đã dùng Heparin.
Cách dùng: Thuốc chống đông máu AVK được bào chế dạng viên nén, dùng qua đường uống, hấp thu ở ống tiêu hóa và đào thải qua nước tiểu. Tuy nhiên, thuốc phát huy tác dụng chậm, ít nhất trong vòng 48 – 120 giờ đồng hồ sau khi uống.
3. Tác dụng phụ của thuốc chống đông máu
Trong thời gian sử dụng các thuốc chống đông máu, người bệnh cần lưu ý một số tác dụng phụ như sau:
- Giảm tiểu cầu
- Chảy máu không kiểm soát hoặc chậm cầm máu vết thương hở
- Xuất huyết nội tạng, xuất huyết não dễ gây tử vong
- Tiểu tiện, đi tiêu kèm máu; dễ chảy máu cam, máu chân răng, máu mắt
- Đau bụng, đau đầu, các cơ sưng đau
- Nôn ói, ho ra máu
- Kinh nguyệt kéo dài, bị rong huyết
- Loãng xương
- Hoại tử da, gân nếu tiêm thuốc dưới da lâu ngày
- Rụng lông tóc
- Dị ứng (rất hiếm gặp): Sưng mặt, sưng họng, khó thở, phát ban,…
4. Giới thiệu bài thuốc Đông y chống đông máu An Cung Trúc Hoàn
Từ lâu đời, ông cha ta luôn đề cao nguyên lý trong điều trị bệnh là “phòng hơn chữa”. Đối với tai biến mạch máu não cũng không ngoại lệ, một khi cục máu đông gây nhồi máu não hoặc xuất huyết não thì có đến 90% người bệnh phải vất vả, điêu đứng trong việc tìm cách khắc phục các di chứng và biến chứng sau đó.
Hiểu được vấn đề này, Lương y Nguyễn Quý Thanh đã dày công nghiên cứu và tổng hợp bài thuốc An Cung Trúc Hoàn từ 6 thành phần dược liệu chính là cây Ô Rô, Sỏi Mật Bò, Đảng Sâm, Trúc Hoàng, Nấm Linh Xanh, Địa Long, dễ sử dụng và hoàn toàn không có tác dụng phụ.
Đây là bài thuốc chống đông máu tự nhiên, tác động vào cả 3 giai đoạn hình thành cục máu đông:
- Co mạch: Thuốc làm thư giãn mạch máu, hạn chế tình trạng co mạch – giai đoạn đầu hình thành cục máu đông, thông sạch lòng mạch.
- Tập kết tiểu cầu: Thành phần Địa Long trong thuốc An Cung Trúc Hoàn có công dụng chống tập kết tiểu cầu, ngăn chặn tạo thành các cục máu đông.
- Đông máu: Thuốc làm tăng hoạt tính dung giải của Fibrin, chống tạo thành huyết khối.
Ngoài ra, An Cung Trúc Hoàn có thể ngăn ngừa từ xa các bệnh lý nguy cơ hình thành cục máu đông gây ra tai biến như tim mạch, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tiểu đường,…
Đối với các cục máu đông đã có, nhờ dược tính của Địa Long giúp tiêu giải sợi huyết fibrin, phá tan cơ chế kết dính tiểu cầu để không tạo thêm hoặc làm to các huyết khối này; Nấm Linh Xanh kích hoạt cơ thể thải độc, tăng cường trao đổi chất, mạnh cường gân cốt, tăng co bóp các cơ nội tạng để đẩy máu lưu thông dễ dàng trong lòng mạch hơn. Do đó, An Cung Trúc Hoàn cũng hóa giải được các nguy cơ đông máu làm tăng kích thước huyết khối gây tắc – vỡ mạch.
Tựu chung, thuốc chống đông máu có vai trò quan trọng giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh do cục máu đông gây ra, nhưng tác dụng phụ lớn nhất của các loại thuốc Tây kháng đông là gây xuất huyết bất thường. Do đó, người bệnh uống thuốc tuyệt đối tuân theo sự chỉ định và giám sát của bác sĩ.
Để đạt hiệu quả dùng thuốc chống đông máu trong điều trị tai biến và các bệnh lý nguy cơ khác, người bệnh cần kết hợp vật lý trị liệu, đảm bảo chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học. Mọi thắc mắc về kiến thức chống đông máu bằng thuốc Đông y, xin các bác vui lòng liên hệ đến Lương Y Nguyễn Quý Thanh theo số 0901 70 55 66.