Uống thuốc chống đông máu cần kiêng những gì? Dùng thuốc chống đông máu nên kiêng thực phẩm gì? Tìm hiểu ngay các thuốc và thực phẩm cần tránh khi uống thuốc chống đông máu và và chế độ ăn cho người uống thuốc kháng đông phù hợp.

Trên thực tế, thuốc chống đông máu giúp làm loãng máu, ngăn ngừa hình thành và phát triển các cục máu đông trong lòng mạch. Trong đó, thuốc chống đông máu kháng vitamin K (Warfarin, Acenocoumarol) được sử dụng phổ biến nhất hiện nay do:

  • Thuốc ở dạng viên nén dễ uống (thay vì Heparin phải tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da)
  • Thuốc hấp thu trực tiếp qua ống tiêu hóa
  • Liều lượng uống thông thường là 1 lần/ngày
  • Giá bán tương đối thấp.

Tuy nhiên, trong quá trình uống thuốc chống đông kháng vitamin K có thể gặp rất nhiều tương tác giữa thuốc – thức ăn hay thuốc – thuốc. Nếu người bệnh thiếu thận trọng, các tương tác này sẽ làm giảm đi hiệu quả kháng đông của thuốc hoặc ngược lại là tăng tác dụng chống đông máu, dẫn đến nguy cơ xuất huyết bất thường vô cùng nguy hiểm.

Lưu ý:  Chẳng may gia đình các bạn có người thân bị tai biến mạch máu não, hãy liên hệ số 0901705566 để được lương y Nguyễn Quý Thanh tư vấn chuyên sâu.

1. Dùng thuốc chống đông máu nên kiêng thực phẩm gì?

Uống thuốc chống đông máu kiêng ăn gì? Câu trả lời là người bệnh nên kiêng thực phẩm chứa nhiều vitamin K.

Do cơ chế hoạt động của thuốc chống đông kháng vitamin K là ức chế sự tổng hợp dạng có hoạt tính của các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K (gồm yếu tố II, VII, IX, X) trong gan. Đối với cơ thể, vitamin K là dưỡng chất cần thiết tham gia tổng hợp các yếu tố đông máu này giúp tránh chảy máu vết thương.

Vì vậy, các thuốc kháng vitamin K đường uống có sự tương tác cao với một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K nên người bệnh chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải. Theo ước tính, lượng vitamin K dung nạp qua thức ăn của nam giới trưởng thành khoảng 120mcg, còn nữ giới là 90mcg.

Quả bơ

Quả bơ có chứa 25 loại vitamin và khoáng chất tự nhiên cần thiết đối với cơ thể. Trong đó, một khẩu phần ăn 100g bơ cung cấp đến 26% vitamin K, còn lại là các vitamin khác nhau như folate (20%), B5 (14%), B6 (13%), C (17%), E (10%), kali (14%),… rất có lợi cho huyết áp, tim mạch, xương khớp, da, mắt.

Tuy nhiên, hàm lượng vitamin K cao sẽ làm tăng phản ứng đông máu của cơ thể, giảm đi hiệu quả chống đông của thuốc kháng vitamin K. Vì thế người bệnh nên kiêng ăn trái bơ.

Việt quất

Đây là loại trái cây rất giàu giá trị dinh dưỡng, bao gồm các vitamin K, E, C, A, khoáng chất và chất xơ. Việt quất giúp tăng cường chức năng của não bộ, tim mạch, hệ tiêu hóa, da,…

Tuy nhiên, bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu nên kiêng ăn quả việt quất. Do sự dư thừa vitamin K làm tăng nguy cơ đông máu không mong muốn; thậm chí là kích thích các phản ứng dị ứng có trong thuốc như khó thở, đau bụng, phát ban, ngất xỉu.

Bí ngô

Bí ngô (bí đỏ) là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và kalo ở mức thấp. Một chén bí ngô nấu chín có thể cung cấp đến 49% vitamin K, 19% vitamin C, 10% vitamin E, 6% folate, 16% kali, 8% sắt,….

Có thể thấy hàm lượng vitamin K rất cao trong bí ngô là nguyên nhân khiến cho người đang uống thuốc chống đông máu nên kiêng thực phẩm này do ăn bí ngô làm phản tác dụng của thuốc kháng đông.

Đậu nành

Đậu nành là nguyên liệu quen thuộc trong chế biến món ăn và thức uống dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ngoài một lượng lớn nước, protein, carbohydrate, chất béo thì đậu nành còn là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin và khoáng chất như vitamin K1 (là một dạng của vitamin K), B9, B1, đồng, mangan, phốt pho,…  giúp giảm nguy cơ ung thư, loãng xương, triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ trung niên.

Vitamin K trong đậu nành nói riêng và các cây họ đậu nói chung ở dạng phylloquinone đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình đông máu. Do đó, người bệnh nên kiêng uống sữa đậu nành hoặc ăn thức ăn có nguyên liệu chính từ đậu nành trong khi dùng thuốc kháng đông.

Rau lá, củ quả màu xanh

Nhóm thực phẩm này bao gồm cải lá xoăn, rau bó xôi, cải rổ, xà lách xanh, măng tây, cải thảo, súp lơ xanh, rau dền, rau diếp, rau muống, rau lang, đậu bắp, đậu Hà Lan,… Chúng cung cấp đa dạng các vitamin A, C, D, K, folate, chất xơ, kali, phốt pho, sắt,… giúp ích cho hệ tiêu hóa và quá trình điều trị bệnh lý.

Tuy rằng rau củ quả được khuyến khích sử dụng tích cực trong chế độ ăn của mỗi người, nhưng với bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu thì nên hạn chế. Thành phần vitamin K tích trữ trong hầu hết những rau củ màu xanh sẽ giảm đi hiệu lực kháng đông của thuốc.

2. Chế độ ăn cho người uống thuốc chống đông máu

Người uống thuốc kháng đông bổ sung thực phẩm chống đông máu tự nhiên

  • Cá và dầu cá

Đây là nguồn thực phẩm giàu omega-3 (EPA và DHA) đặc biệt có trong cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá tuyết, dầu cá viên nang. Khi dung nạp vào cơ thể chúng sẽ trở thành dạng hoạt chất làm loãng máu, giảm độ dày của động mạch, cải thiện lưu thông máu, ức chế tạo thêm cục máu đông gây đột quỵ, hỗ trợ trong điều trị bệnh bằng thuốc kháng đông.

  • Các loại hạt và ngũ cốc

Sở dĩ người uống thuốc chống đông máu cần ăn các loại hạt (hạnh nhân, hạt phỉ, hạt óc chó) và ngũ cốc (yến mạch, lúa mì, đậu lăng) vì chúng giàu vitamin E. Đây là nguồn dưỡng chất làm loãng máu tự nhiên, giảm nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới (DVT) tiên phát và ngăn chặn bệnh tái phát.

  • Các loại thảo mộc và gia vị 

Các thảo mộc và gia vị như tỏi, nghệ, gừng, cam thảo, bạc hà,… không những làm tăng hương vị cho món ăn, mà còn chứa nhiều salicylate có khả năng ngăn ngừa tích tụ tiểu cầu và hình thành huyết khối trong lòng mạch, chúng làm loãng máu ở mức độ trung bình mà không gây xuất huyết.

Chế độ ăn khoa học cho người uống thuốc chống đông máu

  • Đảm bảo uống nhiều nước mỗi ngày từ 6 – 8 ly trong thời gian uống thuốc chống đông để hỗ trợ làm loãng máu, tăng trao đổi chất và bài tiết chất bẩn ra ngoài. Chúng ta có thể theo dõi qua màu nước tiểu để biết được cơ thể đang trong tình trạng thiếu nước hay không.
  • Bổ sung đa dạng các vitamin và khoáng chất có trong rau củ, trái cây tươi (ngoài các loại thực phẩm có nhiều vitamin K), cách chế biến phù hợp với người bệnh đang dùng thuốc chống đông chẳng hạn như luộc, chần sơ, xào sơ, xay sinh tố, ép nước, nấu súp,… để giữ được tối đa dinh dưỡng có trong thực phẩm.
  • Tránh ăn nhiều thực phẩm có muối, thịt, sữa, nội tạng động vật,… vì dễ làm tích muối và nước trong cơ thể, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, mỡ trong máu.
  • Duy trì chế độ ăn ít thay đổi nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho việc phục hồi bệnh, chia thành nhiều bữa phụ trong ngày để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa và tuần hoàn, không cố gắng ăn kiêng để giảm trọng lượng cơ thể.
  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá, dùng chất kích thích,… trong thời gian uống thuốc chống đông máu, do chúng làm tăng các bệnh lý nguy cơ xuất hiện cục máu đông gây tai biến, giảm hiệu lực của thuốc kháng đông và đầu độc cơ thể.

3. Các loại thuốc tương tác với thuốc chống đông máu

Thời gian sử dụng thuốc chống đông máu kháng vitamin K kéo dài nên người bệnh phải có sự chỉ định và giám sát thường xuyên của bác sĩ để hạn chế các tương tác giữa thuốc – thuốc và đảm bảo hiệu quả điều trị chung.

Dưới đây là các nhóm thuốc tương tác với thuốc chống đông máu kháng vitamin K:

Thuốc tăng hiệu lực chống đông, tăng nguy cơ chảy máu

  • Nội tiết tố androgen;
  • Hormon tuyến giáp;
  • Thuốc chống trầm cảm nhóm ức chế tái thu hồi chọn lọc serotonin;
  • Kháng sinh nhóm cephalosporin;
  • Kháng sinh nhóm cyclin (doxycyclin),
  • Kháng sinh nhóm fluoroquinolon;
  • Kháng sinh nhóm macrolid (erythromycin);
  • Dẫn chất 5 nitro-imidazol (metronidazol), cisaprid, colchicin;
  • Thuốc hạ mỡ máu nhóm fibrat (fenofibrat,
  • gemfibroziL), thuốc nhóm statin;
  • Heparin khối lượng phân tử thấp và heparin không phân đoạn;
  • Thuốc chống nấm fluconazol, itraconazol, voriconazole;
  • Thuốc glucocorticoid;
  • Thuốc cimetidin (liều ≥ 800mg/ngày);
  • Thuốc allopurinol, amiodarone, tramadol, paracetamol, orlistat, sulfamethoxazole;
  • Thuốc proguanil, propafenone, tamoxifen, viloxazine, vitamin E (liều ≥ 500mg/ngày);…

Thuốc làm giảm hiệu lực chống đông

  • Thuốc chống động kinh gây cảm ứng enzym (phenytoin, phenobarbital, primidon, phenytoin).
  • Thuốc kích thích ăn ngon, azathioprin, cholestyramin, efavirenz, griseofulvin, rifampicin, ritonavir, sucralfat, mercaptopurin, nevirapin.

Bài thuốc gợi ý: An Cung Trúc Hoàn – Bài thuốc Đông y chống đông máu an toàn, hiệu quả

Quá trình uống thuốc chống đông máu đạt hiệu quả cao nếu người bệnh biết xây dựng thực đơn ăn uống và sinh hoạt khoa học, lưu ý các tương tác giữa thuốc và thuốc, thuốc và thực phẩm.

Việc dùng thuốc kháng đông trong điều trị và dự phòng tái phát cục máu đông tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn và điều chỉnh của bác sĩ.

Mọi thắc mắc về kiến thức chống đông máu bằng thuốc Đông y, xin các bác vui lòng liên hệ đến Lương Y Nguyễn Quý Thanh theo số

0901 70 55 66.