Chọn đúng tư thế nằm cho bệnh nhân tai biến là điều quan trọng, nhằm giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục khuyết tật liệt nửa người và trở lại cuộc sống tự lập trong sinh hoạt.

1. Tại sao phải chọn tư thế nằm đúng cho bệnh nhân tai biến?

Về lý thuyết, tai biến mạch máu não (đột quỵ não) là tình trạng não bị tổn thương và mất đi một phần chức năng do thiếu máu cục bộ hoặc chảy máu vào nhu mô não. Nếu không có biện pháp thiết lập tái tuần hoàn não kịp thời, những tế bào não bị thiếu hụt oxy và glucose sẽ dần chết đi mà không thể tiếp tục điều khiển các hoạt động của cơ thể.  

Tai biến mạch máu não là căn bệnh khởi phát đột ngột, dễ cướp đi mạng sống con người trong phút chốc. Cho dù ở mức độ nhẹ hay nặng, có đến 90% bệnh nhân sau tai biến gặp các bất thường trên cơ thể, ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt thường ngày như khó đứng dậy và ngồi dậy, ngồi không vững, đi lại mất thăng bằng, vệ sinh cá nhân vụng về,…

Xem thêm: Đột quỵ não là gì?

Không những vậy, do di chứng yếu hoặc liệt nửa người bên trái/phải, người bệnh sau tai biến không thể kiểm soát tư thế nằm của mình, khó lăn trở sang hai bên, nhất là trở mình về bên lành hoặc nằm trong một tư thế bất dịch trên giường. Do đó, chú ý đến kỹ thuật nằm đúng cách cho người bệnh tai biến sẽ mang đến những tác dụng sau:

1.1. Người bị tai biến nằm đúng tư thế giúp khắc phục co cứng bên liệt

Hiện tượng cơ co cứng và co ngắn ở nửa bên liệt diễn ra rõ rệt hơn so với bên còn lại chỉ sau một vài tháng kể từ ngày bị tai biến. Để khắc phục tình trạng này, ta đặt bệnh nhân liệt nửa người nằm đúng tư thế nhằm hỗ trợ lưu chảy máu huyết đến các bộ phận dễ dàng hơn, giảm tê bì và co rút cơ ở tay và chân, phòng ngừa biến dạng một số khớp ở vai, háng, gối và cổ chân. 

1.2. Người bị tai biến nằm đúng tư thế giúp hạn chế biến chứng do bất động

Người bị tai biến nằm tư thế bất động lâu ngày thường gặp các thương tật thứ cấp như lở loét, hoại tử, nhiễm trùng hô hấp,… Do đó, điều chỉnh tư thế nằm đúng cách cho bệnh nhân đột quỵ não nhằm ức chế sự hình thành các ổ viêm nhiễm do tình trạng bí tắc không khí và dịch tiết cơ thể.

1.3. Người bị tai biến nằm đúng tư thế để chủ động trong sinh hoạt hằng ngày

Cho người bệnh tai biến nằm trong tư thế đúng là khi nửa thân người bị liệt được ưu tiên hướng ra giữa phòng để làm tăng khả năng tiếp xúc với ánh sáng và các tác động từ môi trường xung quanh. Điều này sẽ giúp người bệnh có thiên hướng sử dụng phần cơ thể bị liệt để thích nghi, phản xạ lại và chủ động thực hiện những sinh hoạt hằng ngày như uống nước, chải đầu, đánh răng, lau mặt,….

2. Liệt kê các tư thế nằm cho bệnh nhân tai biến 

2.1. Tư thế nằm cho người bệnh tai biến liệt nửa người bên trái

  • Thân người: Giữ tư thế nửa ngửa, hơi nghiêng về nửa thân bị liệt bên trái, có gối kê sau lưng.
  • Đầu cổ: Kê gối đỡ phần đầu để không bị đẩy về phía sau, mặt bên trái áp gối, các đốt sống cổ phía trên hơi gập nhẹ về trước.
  • Tay liệt bên trái: Cẳng tay ngửa, duỗi vuông góc với thân; cổ tay, các ngón duỗi và dạng ra; khớp vai, xương bả vai đưa ra phía trước.
  • Tay lành bên phải: Buông lỏng thoải mái trên thân người hoặc đặt trên gối đỡ sau lưng để đảm bảo tư thế nửa ngửa.
  • Chân liệt bên trái: Khớp háng bên trái duỗi, khớp gối bên trái gập nhẹ.
  • Chân lành bên phải: Đặt chân phải thoải mái trên gối sao cho chân nâng cao ngang thân người, cả khớp háng và khớp gối bên phải đều co gập.

2.2. Tư thế nằm cho người bệnh tai biến liệt nửa người bên phải

  • Thân người: Giữ tư thế nửa ngửa, hơi nghiêng về nửa thân bị liệt bên phải, có gối kê sau lưng.
  • Đầu cổ: Kê gối đỡ phần đầu để không bị đẩy về phía sau, mặt bên phải áp gối, các đốt sống cổ phía trên hơi gập nhẹ về trước.
  • Tay liệt bên phải: Cẳng tay ngửa, duỗi vuông góc với thân; cổ tay, các ngón duỗi và dạng ra; khớp vai, xương bả vai đưa ra phía trước.
  • Tay lành bên trái: Buông lỏng thoải mái trên thân người hoặc đặt trên gối đỡ sau lưng để đảm bảo tư thế nửa ngửa.
  • Chân liệt bên phải: Khớp háng bên phải duỗi, khớp gối bên phải gập nhẹ.
  • Chân lành bên trái: Đặt chân trái thoải mái trên gối sao cho chân nâng cao ngang thân người, cả khớp háng và khớp gối bên trái đều co gập.

2.3. Người bệnh tai biến nằm tư thế nghiêng về bên không bị liệt

  • Thân người: Nằm vuông góc với mặt giường, đặt gối chắn sau lưng.
  • Đầu cổ: Kê gối đỡ phần đầu để không bị đẩy về phía sau, mặt bên không bị liệt áp lên gối, các đốt sống cổ phía trên hơi gập nhẹ về trước.
  • Tay liệt: Đặt tay thoải mái trên gối sao cho tay nâng cao ngang thân người, cả khớp vai và khớp khuỷu tay bên liệt đều co nhẹ.
  • Tay lành: Đặt thoải mái dưới gối hoặc duỗi ngang qua ngực.
  • Chân liệt: Đặt chân thoải mái trên gối sao cho chân nâng cao ngang thân người, cả khớp háng và khớp gối bên liệt đều co gập.
  • Chân lành: Khớp háng duỗi, khớp gối gập nhẹ.

2.4. Người bệnh tai biến có tư thế nằm ngửa duỗi tay thẳng 

  • Đầu cổ: Kê gối đỡ phần đầu cao vừa phải, các đốt sống cổ và ngực không bị gập.
  • Mặt: Nhìn thẳng theo hướng nằm hoặc quay sang nửa người bị liệt.
  • Vai bên liệt: Đặt gối nhỏ đỡ xương bả vai đưa về phía trước.
  • Tay liệt: Xoay ngửa mặt trong, duỗi thẳng theo thân người, hoặc dạng sang ngang, hoặc duỗi thẳng lên phía đầu; các ngón tay duỗi và dạng ra.
  • Hông bên liệt: Đặt gối nhỏ kê dưới hông, khớp háng duỗi và đưa ra phía trước.
  • Chân bên liệt: Đặt gối kê cao để giữ khớp gối hơi gập, có thể dùng thêm gối chặn phía ngoài mắt cá để chân không bị nghiêng ra ngoài.
  • Tay chân bên lành: Thả lỏng thoải mái.

Xem thêm: Các bài tập trị liệu phục hồi chứng năng sau tai biến

3. Bài thuốc An Cung Trúc Hoàn giúp người bị tai biến nằm một chỗ do liệt nửa người nhanh chóng hồi phục và trở lại vận động

Bên cạnh việc áp dụng kỹ thuật nằm đúng tư thế cho người bệnh tai biến, chữa trị và phục hồi nhân bệnh từ bên trong là điều cần thiết. Bài dược Đông y An Cung Trúc Hoàn được kết tinh từ các cây thuốc quý trong dân gian như ô rô, ngưu hoàng, đảng sâm, địa long,… hỗ trợ điều trị các di chứng sau đột quỵ não nhờ các tác dụng sau:

  • Làm tan cục máu đông trong não, đào thải nhanh sợi huyết bầm, khôi phục thần kinh cho não như ban đầu nhằm giúp người bệnh ý thức được các cử động nằm lăn trở mình để thấy thoải mái hơn, tự chăm sóc bản thân bằng vệ sinh cá nhân mỗi ngày.
  • Tái sinh các tế bào não, nâng cao hệ miễn dịch, bồi bổ thể trạng, giúp người bệnh có sức bền khi thực hiện việc trị liệu và tập luyện tự xoay chuyển các tư thế sinh hoạt.
  • Tăng lưu lượng máu bơm đến các chi hoại tử, giảm co cứng và co rút cơ do nằm liệt lâu ngày, thúc đẩy và duy trì khả năng khôi phục vận động cho người bệnh sau tai biến.
  • Đào thải chất cặn bẩn trong lòng mạch, thông sạch mạch máu não, điều hòa máu huyết đến toàn bộ cơ thể, hạn chế tình trạng tắc mạch và đột quỵ tái phát gây nguy cơ liệt người nằm một chỗ khó vực dậy.

Tham khảo: Giới thiệu bài thuốc chữa tai biến An cung trúc hoàn

Hiệu quả của An Cung Trúc Hoàn đã được chứng minh qua hàng ngàn bệnh nhân tai biến, điển hình là bác Nguyễn Thị Phượng ở Hà Nội, sau 2 lần mổ não bác vẫn sống cùng các di chứng chân tay tê liệt, co quắp, nằm lăn trở mình khó khăn. Từ khi dùng An Cung Trúc Hoàn, bác đã dần thay đổi các tư thế ngồi hoặc nằm một cách thuận tiện, khả năng đi lại cũng bình thường trở lại. 

Xem thêm: Người đàn bà 2 lần mổ não do tai biến, khỏe lại thần kỳ nhờ lọ thuốc gia truyền

Nhìn chung, áp dụng các tư thế nằm đúng cho bệnh nhân tai biến là cách giảm mẫu co cứng và các biến chứng không mong muốn do liệt giường thời gian dài, bên cạnh đó còn giúp người bệnh tập thích nghi với các cử động để tự chủ trong sinh hoạt. Người bệnh có thể thay đổi các tư thế khác nhau từ 3 – 4 giờ/lần để không cảm thấy khó chịu, kết hợp rèn luyện một số bài tập vật lý trị liệu nhằm nâng cao tỷ lệ hồi phục như ban đầu.

Nếu trong gia đình có trường hợp bị đột quỵ não, các bác đừng ngần ngại nhấc máy gọi cho Lương Y Nguyễn Quý Thanh theo số 0901 70 55 66 để được hỗ trợ thăm khám, chẩn bệnh và tư vấn phác đồ chữa trị tai biến phù hợp nhất.