Xuất huyết não là một dạng tai biến, đột quỵ vô cùng nguy hiểm. Hầu hết bệnh nhân xuất huyết não sẽ gánh chịu thương tật vĩnh viễn ở một mức độ nào đó hoặc có nguy cơ tử vong dù được điều trị kịp thời.

Vậy, xuất huyết não là bệnh gì? Các loại xuất huyết não có thể xảy ra? Làm cách nào để phục hồi sau xuất huyết não? Các bác hãy đọc ngay bài viết sau và đừng bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào.

1. Xuất huyết não là bệnh gì? Các loại xuất huyết não?

1.1. Xuất huyết não là một dạng xuất huyết trong sọ không do chấn thương thường gặp nhất

“Xuất huyết não” (tiếng Anh là brain hemorrhage) là tình trạng thành động mạch bị nứt vỡ khiến cho máu thoát ra ngoài và chảy tràn vào các tổ chức não một cách đột ngột. Khi máu dồn lại sẽ tạo thành một khối máu kích thước lớn nhỏ tùy trường hợp, chúng chèn ép lên các tổ chức não lân cận và gây ra một vùng phù nề thiếu máu nghiêm trọng.

Bệnh xuất huyết não xảy ra khiến cho oxy và dưỡng chất không thể cung cấp đến các mô não được nuôi dưỡng bởi mạch máu bị tổn thương. Tình trạng thiếu hụt oxy kéo dài trong 3 – 4 phút sẽ giết chết các tế bào não này vĩnh viễn, gây suy kiệt các chức năng thần kinh tương ứng.

1.2. Phân loại xuất huyết não dựa theo vị trí chảy máu trong não

Xuất huyết não được phân làm 03 loại dựa theo vị trí chảy máu ở các lớp màng của não:

  • Xuất huyết ngoài màng cứng: Chảy máu xảy ra giữa xương sọ và lớp màng cứng.
  • Xuất huyết dưới màng cứng: Chảy máu xảy ra giữa màng cứng và màng nhện.
  • Xuất huyết dưới màng nhện: Chảy máu xảy ra giữa màng nhện và màng mềm.

Xuất huyết máu não lớn dễ khiến người bệnh ngưng thở, tử vong hoặc sống với di chứng liệt vĩnh viễn. Tiên lượng bệnh nặng hay nhẹ của xuất huyết não sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Kích thước khối máu tụ (Đây là yếu tố quan trọng nhất)
  • Vị trí tổn thương
  • Tình trạng hôn mê (Đánh giá qua thang điểm Glasgow)
  • Tuổi tác người bệnh

2. Triệu chứng, nguyên nhân của bệnh xuất huyết não

2.1. Xuất huyết não là bệnh có triệu chứng khởi phát đột ngột và dữ dội

Triệu chứng xuất huyết não xảy ra rất đột ngột, có thể xảy ra khi đang làm việc gắng sức về tâm lý và thể lực, khi đang sinh hoạt bình thường, khi mới thức dậy hoặc thậm chí là trong giấc ngủ.

Một số dấu hiệu điển hình của người bị xuất huyết não gồm có:

  • Đau đầu dữ dội, chân tay bủn rủn hoặc tê liệt một bên cánh tay/chân.
  • Mặt chảy xệ, miệng méo, nói không rõ tiếng hoặc không hiểu lời người khác nói.
  • Mất thăng bằng, dễ ngã quỵ về một bên, rơi vào trạng thái bất tỉnh hoặc mê sảng.
  • Đầu óc lú lẫn, mất tỉnh táo, đột nhiên quên hết mọi thứ.
  • Buồn nôn, ói mửa, cơ thể vã mồ hôi, tiểu tiện không tự chủ.
  • Nuốt khó, nuốt bị sặc, không nhai được hoặc có vị lạ trong miệng.
  • Giảm tầm nhìn ở một hoặc hai mắt.
  • Khó thở, nhịp tim đập bất thường.

2.2. Nguyên nhân của bệnh xuất huyết não là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra xuất huyết não, trong đó hai nguyên nhân chính là vấn đề của mạch máu và huyết áp. Cụ thể là:

  • Dị dạng mạch máu bẩm sinh: Do sự thông nối bất thường giữa động các động mạch và tĩnh mạch ở não.
  • Chứng phình động mạch: Do thành mạch bị suy yếu và phình ra thành một túi nhỏ chứa đầy máu. Khi túi phình bị vỡ gây chảy máu não, đột quỵ xuất huyết não.
  • Bệnh mạch máu dạng bột: Đây cũng là một dạng bất thường của mạch máu do sự lão hóa và tăng huyết áp,  bệnh gây ra các vi xuất huyết khó nhận biết.
  • Xơ vữa động mạch: Do các cholesterol lắng đọng trên lớp nội mạc làm động mạch mất tính đàn hồi và thu hẹp lại. Bệnh hay xuất hiện ở những người bị mỡ máu cao, béo phì, ít vận động.
  • Huyết áp cao: Dễ gây suy yếu thành mạch, làm mạch máu dễ nứt vỡ và dẫn đến xuất huyết máu não.
  • Chấn thương đầu: Xảy ra do té ngã có va đập mạnh, bị tai nạn, hoạt động thể chất quá độ,…
  • Nguyên nhân khác: Hút thuốc lá, nghiện rượu nặng có thể làm suy yếu thành mạch; người mắc các bệnh lý như tiểu đường, rối loạn đông máu, bệnh gan, u não,… cũng là nguy cơ gây tai biến xuất huyết não.

3. Cách hồi phục sau khi bị xuất huyết não

Tuy bệnh xuất huyết não diễn biến nhanh, gây nguy cơ tử vong cao nhưng người bệnh vẫn có cơ hội sống sót nếu được cấp cứu kịp thời và đúng cách. Đối với hầu hết các trường hợp sống sót sẽ khó tránh khỏi các di chứng sau xuất huyết não, trong đó liệt vận độngrối loạn chức năng ngôn ngữ là di chứng thường gặp nhất.

Do đó, quá trình hồi phục sau đột quỵ xuất huyết não còn là vấn đề của thời gian, đòi hỏi người bệnh và gia đình hết sức kiên trì trên các phương diện như:

  • Vật lý trị liệu

Tác động vào một số huyệt trên cơ thể như kiên trung, kiên tỉnh, tý nhu (vị trí huyệt ở tay); hoàn khiêu, âm lăng tuyền, phong thị (vị trí huyệt ở chân); bách hội, giáp xa, hạ quan (vị trí huyệt ở đầu mặt cổ). Kết hợp bấm huyệt và xoa bóp nhiều nhất ở các vùng đầu, mặt, lưng và các chi bị liệt sau tai biến xuất huyết não.

Liệu pháp thủy châm còn sử dụng cho một số huyệt khác như giáp tích, thủ tam lý, phong thị,…. Bên cạnh đó, cho bệnh nhân uống bổ sung vitamin B, B6, B12 liều cao và các thuốc hỗ trợ nuôi dưỡng thần kinh, tuần hoàn máu não như Citicoline, Cerebrolysin, Gliatilin trong quá trình thủy châm.

  • Phục hồi chức năng

Tư thế nằm chống co cứng cơ: Bệnh nhân nằm ngửa hoặc nằm nghiêng bên liệt hoặc nằm nghiêng bên lành với vị thế của chi liệt ngược với mẫu co cứng. Chẳng hạn như tay duỗi và dang ra (cánh tay, cẳng tay, bàn tay và các ngón), chân gấp (đùi, cẳng chân và bàn chân 90 độ) và xoay đùi vào trong, giữ đầu thẳng.

Duy trì vận động bên lành: Cho người bệnh xuất huyết não vận động chủ động bên lành hết tầm bằng các tư thế nằm, ngồi, đứng tùy theo khả năng người bệnh.

Phục hồi vận động bên liệt: Cho người bệnh luyện tập động tác thụ động (như gấp duỗi, dạng, khép, xoay các chi liệt theo tầm vận động tối đa), có người hỗ trợ kết hợp xoa bóp để tăng tác dụng. Hoặc luyện tập động tác chủ động (như lăn trở người, dồn trọng lượng về bên liệt, tập ngồi, tập đứng và đi, tập phản xạ tư thế,…).

Tập sử dụng các dụng cụ trợ giúp: Gồm có nạng 4 chân, nạng nách, nạng tay, gậy chống, xe lăn, thanh song song, giải đeo cánh tay, nẹp các loại,…

Phục hồi sử dụng động tác: Khuyến khích người bệnh đạt mục tiêu tự ăn uống, đi vệ sinh, lau mặt, chải răng, thay quần áo, tắm rửa, tái tham gia lao động sản xuất,…

  • Trị liệu ngôn ngữ

Tập cho bệnh nhân nói những từ, những câu đơn giản và gần gũi với sinh hoạt hằng ngày; tập gọi tên người thân trong gia đình; tập đọc tên những đồ vật xung quanh và mô tả đặc điểm của chúng; tập ghép các từ thành câu hoàn chỉnh; tập trả lời các câu hỏi qua hình ảnh; đặt câu hỏi và khuyến khích người bệnh tự diễn đạt theo cách họ nghĩ,…

  • Chăm sóc dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho người bị xuất huyết não nên cân bằng giữa các nhóm chất đạm – béo – đường bột. Trong đó ưu tiên thực phẩm chứa chất béo không bão hòa (như các loại dầu thực vật), đạm từ động vật (thịt nạc, cá biển, trứng, sữa tách béo,…) và đạm thực vật (sữa đậu nành, đậu phụ,…), nhóm đường bột (như các loại đậu, các loại khoai, cơm,…).

Đề cao nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất như rau xanh (súp lơ xanh, bắp cải, cải bó xôi, cải cúc,…), các loại củ quả (cà rốt, cà chua, bí đỏ,…), trái cây tươi (như bưởi, cam, quýt, táo, kiwi, dâu tây, mâm xôi, việt quất,…).

  • Chăm sóc tâm lý

Người bệnh xuất huyết não trong quá trình hồi phục chức năng cần cố gắng tận dụng các các bộ phận cơ thể còn lành lặn để tiếp tục sinh hoạt và làm việc, hỗ trợ cho các vị trí cơ thể yếu liệt để thúc đẩy hồi phục.

Giữ tinh thần lạc quan, yêu đời bằng cách tạo ra các thú vui lành mạnh như tham gia sinh hoạt tại câu lạc bộ người cao tuổi, các trung tâm phục hồi chức năng, lớp học liệu trị tâm lý người bệnh,…

  • Kiểm soát các yếu tố nguy cơ phòng tai biến xuất huyết não tái phát

Kiểm soát huyết áp ở mức ổn định, giảm nồng độ cholesterol trong máu, giảm cân nặng ở người đang béo phì, kiểm soát lượng đường trong máu khi mắc đái tháo đường. Đồng thời, bỏ thuốc lá và rượu bia, luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày bằng các môn vận động nhẹ và vừa sức, bảo vệ vùng đầu trong các khi tham gia giao thông, lao động làm việc hay hoạt động thể chất.

4. An Cung Trúc Hoàn – Thuốc phòng ngừa và điều trị xuất huyết não

Bên cạnh những phương pháp phục hồi sau tai biến xuất huyết não như đã nói, người bệnh nên phối hợp với các sản phẩm hỗ trợ. Hiện nay, An Cung Trúc Hoàn là một trong số ít những sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng trong việc hỗ trợ và hồi phục sau xuất huyết não.

Đây là sản phẩm được lương y Nguyễn Quý Thanh nghiên cứu và điều chế từ bài thuốc Đông y gia truyền hơn 300 năm của dòng họ Nguyễn Quý. Những hoạt chất có trong An Cung Trúc Hoàn như alkaloid, saponin, vitamin, khoáng chất,… có tác dụng trong việc làm lành vết thương, hỗ trợ quá trình phục hồi các tế bào não đã bị tổn thương do xuất huyết não hoặc thiếu máu não.

Sản phẩm được tinh chế từ 06 thành phần dược liệu tự nhiên có khả năng tác động tới mạch máu như thông sạch lòng mạch não, tan máu bầm, tăng sức bền thành mạch, kích thích sản sinh tế bào hồng cầu huyết sắc tố, đẩy mạnh lưu thông tuần hoàn máu và ngăn ngừa các bệnh lý gây xuất huyết não.

Theo số liệu thống kê năm 1997 đến nay đã cho thấy hơn 1,000 người bệnh xuất huyết não, nhồi máu não, nhũn não, đột quỵ tai biến sau khi sử dụng An Cung Trúc Hoàn có tín hiệu khả quan chỉ sau từ 7 – 10 ngày. Thuốc hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị phục hồi chức năng và dinh dưỡng của người bệnh để họ có năng lượng và đề kháng tự nhiên trong cơ thể.

Mọi thắc mắc về xuất huyết não và cách phục hồi sau bệnh với bài thuốc An Cung Trúc Hoàn được hàng nghìn người tin dùng, các bác có thể nhấc máy gọi ngay cho Lương y Nguyễn Qúy Thanh theo số 0901.70.55.66 hoặc để lại thông tin trên website www.anhcungtruchoan.com.vn . Lương y cam kết sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị tai biến xuất huyết não một cách nhanh chóng và phù hợp nhất.