Quy trình xử trí và điều trị xuất huyết não rất quan trọng do chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sống sót và mức độ tàn phế của người bệnh. Những nguyên tắc điều trị chung trong tai biến, đột quỵ bao gồm điều trị cấp cứu và tối ưu hóa tình trạng thần kinh, hạn chế lan rộng ổ tổn thương, đảm bảo tưới máu não, phòng ngừa biến chứng, phục hồi chức năng, phòng ngừa tái phát bệnh.

Tuy việc điều trị đặc hiệu thể xuất huyết não có điểm khác biệt so với nhồi máu não nhưng phác đồ điều trị tổng hợp chung của bộ y tế đưa ra cho cả hai thể là giống nhau. Vậy, phác đồ điều trị xuất huyết não hiện nay là gì thì mời các bác cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Nhận biết triệu chứng xuất huyết não

Xuất huyết não là tình trạng máu thoát ra ngoài động mạch não và đột nhiên tràn vào bên trong các nhu mô não gây phù não, tạo ra khối tụ máu và gia tăng áp lực lên các mô xung quanh, cuối cùng là giết chết những tế bào này.

Vùng não nào bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng cơ thể tương ứng do vùng não đó điều khiển. Hậu quả là một phần hoặc toàn bộ chức năng cơ thể sẽ suy giảm hoặc biến mất.

Triệu chứng xuất huyết não thường tiến triển đột ngột và dữ dội. Một số biểu hiện bệnh kinh điển như:

  • Đột nhiên méo miệng; tê yếu mặt, cánh tay hoặc chân, nửa người (Có đến 90% người bệnh có triệu chứng này)
  • Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Mắt mờ một phần hay toàn bộ
  • Mất thăng bằng đứng, giảm khả năng phối hợp các động tác
  • Nói đớ, không hiểu lời người khác nói
  • Rối loạn nuốt, dễ sặc
  • Đầu óc lú lẫn, mất tỉnh táo
  • Co giật, lên cơn động kinh
  • Bất tỉnh hoặc mê sảng

Xem thêm: Những dấu hiệu xuất huyết não quan trọng cần ghi nhớ

2. Cách xử trí xuất huyết não tại nhà

Đột quỵ xuất huyết não là một cấp cứu y tế khẩn cấp nên khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ cần tức tốc gọi xe cấp cứu 115 hoặc chuyển bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế gần nhất. Tuy nhiên, việc vận chuyển người bệnh cũng cần đảm bảo an toàn và có ý kiến của các chuyên gia thần kinh.

Bên cạnh đó, một số lưu ý trong xử trí sơ cứu người bệnh xuất huyết não như sau:

  • Tận dụng tối đa khoảng “thời gian vàng” trong cấp cứu điều trị xuất huyết não. Cứ 1 phút trì hoãn thì có đến 2 triệu tế bào não chết đi và không thể phục hồi được.
  • Đỡ bệnh nhân để tránh hiện tượng té ngã chấn thương đầu và xương.
  • Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nới lỏng quần áo và phụ kiện (như cà vạt, thắt lưng, khăn choàng,…).
  • Đặt tư thế nằm gối đầu cao khoảng 25 – 30 độ, nghiêng người về một bên để tránh chất nôn, đờm dãi chảy ngược vào đường thở.
  • Hô hấp nhân tạo, hồi sức cho tim và phổi nếu người bệnh thở yếu hoặc ngưng thở.
  • Nếu tự di chuyển người bệnh đi cấp cứu thì chọn phương tiện phù hợp, đặt họ nằm trên mặt phẳng, nghiêng sang một bên, giảm dòng xóc trên đường đi.
  • Không cho bệnh nhân uống hoặc nhỏ thuốc, kể cả thuốc hạ huyết áp.
  • Không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì, kể cả uống nước.
  • Không đánh gió, xoa dầu nóng, cắt lể hoặc cúng bái,… vì sẽ gây khó khăn cho việc điều trị xuất huyết não chuyên môn.

3. Phác đồ điều trị xuất huyết não bộ y tế

Một phác đồ điều trị xuất huyết não do bộ y tế đưa ra gồm các bước như sau:

3.1. Cấp cứu theo quy trình ABC (ABC là viết tắt của các từ tiếng Anh)

  • A (lưu thông đường thở)

Đặt bệnh nhân nằm đầu cao 30º giúp cho tuần hoàn máu về tim tốt hơn, giảm áp lực trong sọ và giảm phù não. Để đầu nghiêng về một bên tránh các chất trào ngược vào đường hô hấp gây viêm phổi hút; đồng thời tháo răng giả, móc hút đờm dãi, chống tụt lưỡi.

  • B (đảm bảo thở thỏa đáng)

Luôn luôn đảm bảo SpO2 98 – 100%. Nếu phân áp oxy ở mức thấp hơn phải sử dụng máy thở hỗ trợ, đặt nội khí quản,…

  • C (điều chỉnh tim mạch và huyết áp)

Theo dõi chặt chẽ tim mạch và huyết áp trên máy 24/24 giờ.

Chú ý các rối loạn nhịp như rung nhĩ, nhịp nhanh thất, rung thất để kiểm soát và điều trị kịp thời.

Phân biệt giữa tăng huyết áp phản ứng và bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp từ trước. Nếu là tăng huyết áp phản ứng thì có thể tự trở lại bình thường sau 3 – 5 ngày điều trị xuất huyết não, nếu là do tiền sử tăng huyết áp thì dùng thuốc hạ huyết áp (tùy theo từng trị số huyết áp mà bác sĩ sẽ cân nhắc loại thuốc phù hợp như Labetalol, Captopril, Nicardipin, Nitroprucemid,…).

Ngược lại, nếu huyết áp thấp thì cần ngừng ngay hoặc giảm liều các thuốc làm hạ huyết áp, điều trị suy tim trái, bù đủ dịch và các chất điện giải.

3.2. Điều trị chống phù não tích cực

  • Cho bệnh nhân nằm đầu cao 300 để tránh cản trở máu tĩnh mạch trở về.
  • Giữ thân nhiệt ở mức độ < 360C và nhiệt độ phòng từ 22 – 260C.
  • Cung cấp oxy thỏa đáng sao cho đạt mức SpO2 > 95%.
  • Chống co giật và kích thích bằng thuốc Barbiturat liều dùng từ 5-6 mg/kg/ngày, không dùng quá 3-5 ngày.
  • Duy trì áp lực tưới máu não > 70mmHg nhằm đạt được áp lực nội  sọ < 20 mmHg.
  • Giữ áp lực thẩm thấu huyết tương bằng cách dùng Mannitol, Glycerin, Magie Sunphat, huyết thanh mặn ưu trương.
  • Dẫn lưu dịch não – tủy bằng cách đưa ống thông vào não thất nếu các phương pháp điều trị xuất huyết não khác không hiệu quả.
  • Phẫu thuật mở hộp sọ giảm áp được cân nhắc trong trường hợp chảy máu não ổ lớn, nhồi máu ở gốc động mạch não giữa hoặc não trước gây phù não rộng và những phương pháp điều trị nội khoa khác bị thất bại.

3.3. Điều trị đặc hiệu thể xuất huyết não

  • Dùng thuốc

Sử dụng các thuốc có tác dụng đến quá trình đông và cầm máu như Transamin 0,25g x 2 – 4 ống, tiêm đường tĩnh mạch sáng/chiều để chống tan cục máu đông dễ gây chảy máu thứ phát từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7.

Nếu chảy máu dưới nhện hay xuất huyết não lớn có tràn máu não thất thì dùng Nimotop 10mg/50ml x 2 lần/ngày đường truyền tĩnh mạch để đề phòng co mạch gây nhồi máu não thứ phát. Tùy tình trạng bệnh nhân sau 5 – 7 ngày mà chuyển thành thuốc uống Nimotop 30mg, liều dùng từ 6 – 8 viên/ngày chia 4 lần cách nhau 2 – 3 giờ.

  • Phẫu thuật

Phẫu thuật lấy ổ máu tụ ở bán cầu nếu khối máu tụ lớn hơn 60ml có hiệu ứng choán chỗ, rối loạn ý thức tăng dần. Nếu chảy máu ở tiểu não có đường kính khối máu tụ lớn hơn 3cm thì phải đề phòng tụt kẹt não và có thể được cân nhắc điều trị phẫu thuật.

  • Phương pháp khác

Tìm hiểu nguyên nhân xuất huyết não, nhất là xuất huyết do vỡ túi phình, vỡ dị dạng mạch bằng cách: Chụp mạch não và tiến hành can thiệp nội mạch, nút lò xo kim loại trong phình mạch, bơm chất gây tắc vào khối dị dạng động – tĩnh mạch hoặc dùng tia xạ khi khối dị dạng nhỏ (có đường kính 2-3 cm).

3.4. Điều trị bù dịch và điện giải

  • Truyền dung dịch Natriclorua 0,9%, đồng thời bổ sung đủ điện giải kali, calci (ước tính hơn 2,5 lít dịch/ngày).
  • Truyền Albumin, Alvesin, Intralipos…. để cung cấp chất đạm và lipid, đảm số lượng calo trong ngày cho người bệnh xuất huyết não.
  • Cho ăn qua đường miệng (nếu bệnh nhân còn tỉnh táo) với lượng nhỏ, chia thành nhiều bữa, ăn ở tư thế ngồi, chọn thức ăn dễ tiêu như sữa, súp, cháo,…
  • Đặt ống thông dạ dày (nếu bệnh nhân bị rối loạn nuốt hoặc hôn mê) để bơm sữa, súp và đảm bảo tối thiểu 1500 – 2000 Calo/ngày, chia nhiều bữa, mỗi lần từ 100-200ml.

3.5. Chống nhiễm khuẩn thứ phát

Sốt là triệu chứng đầu tiên báo hiệu nhiễm khuẩn (người già thể trạng quá yếu có thể chỉ sốt nhẹ hoặc không sốt). Do đó, cần tìm hiểu nguyên nhân gây sốt và điều trị ngay để ngăn ngừa nhiễm khuẩn thứ phát ở người bệnh xuất huyết não.

  • Điều trị nhiễm khuẩn viêm phổi

Viêm phổi thường gặp ở bệnh nhân tuổi cao, người đặt ống nội khí quản dài ngày, mở khí quản, có bệnh phổi phế quản mạn tính từ trước, sặc thức ăn và nước uống, nằm liệt giường,… Cách điều trị là dựa vào kháng sinh đồ và đặc điểm dịch tễ nhiễm khuẩn tại bệnh viện, tiến hành hút, rửa ống nội khí quản, dùng các thuốc gây loãng đờm để tránh tắc ống,…

  • Điều trị nhiễm khuẩn đường niệu

Đây là loại nhiễm khuẩn do bệnh nhân xuất huyết não được đặt ống thông tiểu. Cách điều trị tốt nhất là theo kháng sinh đồ, rửa bàng quang bằng nước muối sinh lý ấm 2 lần/ngày, có thể pha thêm 2 – 3ml dung dịch Berberin, sau đó thụt giữ kháng sinh trong bàng quang để từ 3 – 4 giờ.

  • Điều trị nhiễm khuẩn ống thông tĩnh mạch

Người bệnh xuất huyết não cần được chăm sóc và điều trị hằng ngày bằng cách thay băng, chấm cồn iod  vào chân ống thông và không để ống thông quá 2 tuần. Bên cạnh đó là dùng kháng sinh mạnh Vancomycin  phối hợp Cefotaxim hoặc nhóm Aminoglycosid.

  • Điều trị nhiễm khuẩn rối loạn tiêu hóa

Tình trạng này xảy ra do bệnh nhân dùng kháng sinh gây loạn khuẩn hoặc ăn uống không vệ sinh. Vì thế, có thể dùng các thức ăn (như sữa, súp, cháo) do bệnh viện cung cấp; kết hợp dùng Metronidazol, Smecta, men tiêu hóa,… để điều trị nhiễm khuẩn tiêu hóa cho bệnh nhân xuất huyết não.

3.6. Chăm sóc điều dưỡng, phục hồi chức năng

  • Chăm sóc da và niêm mạc

Đề phòng lở loét các vị trí tỳ đè như gót chân, mông, lưng, vai, gáy,… bằng cách điều trị xoa bóp, trở mình thường xuyên 2 – 3 giờ/lần, nằm đệm nước, kiểm tra albumin máu, tăng cường dinh dưỡng, tra thuốc Cloromycetin 0,4%  4 – 5 lần vào 2 mắt, lau người mỗi ngày, thay quần áo, vệ sinh vùng tầng sinh môn sau đại tiểu tiện.

  • Chăm sóc răng miệng

Vệ sinh răng miệng bằng các dung dịch sát trùng, kiểm tra vị trí ống nội khí quản, ống thông dạ dày đề phòng loét hoặc viêm răng lợi.

  • Chống teo cơ, cứng khớp

Cho bệnh nhân xuất huyết não được vận động sớm trong vòng 24 giờ đầu đến 3 ngày sau khi khỏi bệnh nhằm mục tiêu chống teo cơ, cứng khớp và các bất lợi nêu trên. Không để người bệnh nằm nghiêng quá lâu về bên liệt (nhưng phải chú ý tùy tình trạng bệnh nhân, đề phòng tụt huyết áp thế đứng do giảm lưu lượng máu não).

  • Phục hồi ngôn ngữ

Tập luyện cho bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não phát âm từng từ, từng câu từ đơn giản đến phức hợp. Thường xuyên trò chuyện và khuyến khích người bệnh tự diễn đạt câu từ theo suy nghĩ của mình.

3.7. Dự phòng xuất huyết não tái phát

  • Phòng chống tăng huyết áp bằng các thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế calci, thuốc lợi tiểu,…
  • Điều trị rung nhĩ bằng thuốc chống đông hiệu quả hơn thuốc chống kết tập tiểu cầu.
  • Chống tăng lipid máu bằng các thuốc nhóm statin.
  • Khai thông chỗ hẹp động mạch cảnh khi tỷ lệ hẹp lớn hơn 75% bằng cách mổ, đặt stent.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh như bỏ hút thuốc lá, bỏ uống rượu bia, tập thể dục vừa sức ít nhất 30 phút mỗi ngày, ngủ nghỉ đúng giờ, không tắm đêm, không làm việc quá căng thẳng đầu óc, sống tĩnh tâm,…

4. Điều trị xuất huyết não bằng bài thuốc Đông y An Cung Trúc Hoàn

Bên cạnh một phác đồ điều trị xuất huyết não chuyên môn do bộ y tế đưa ra, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm Đông dược An Cung Trúc Hoàn để hỗ trợ làm tăng hiệu quả điều trị và phục hồi sau bệnh.

An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc lâu đời có tác dụng hồi sinh các tế bào hồng cầu huyết, làm lành các tổn thương não bộ, thúc đẩy lưu thông máu đến các phần cơ thể tê yếu, điều hòa huyết áp, bồi bổ thể trạng toàn diện và ngăn ngừa nguy cơ tiến triển của đột quỵ xuất huyết não trong tương lai.

Thuốc được tổng hợp từ 100% dược liệu tự nhiên và quý hiếm gồm Nấm Lim Xanh, Thiên Trúc Hoàng, Sỏi Mật Bò, Đảng Sâm, Ô Rô, Địa Long và không tìm thấy bất cứ thành phần tân dược nào khác. Điều này cho thấy đây là sản phẩm rất lành tính, an toàn cho sức khỏe người dùng trong việc phòng ngừa và điều trị các thể tai biến mạch máu não.

Không những thế, trong suốt hơn 20 năm tồn tại trên thị trường, sản phẩm đã trải qua kiểm chứng lâm sàng trên hơn 1,000 bệnh nhân bị xuất huyết não, nhồi máu não, nhũn não,… và cho thấy kết quả khả quan chỉ sau 7 – 10 ngày điều trị.

Kết luận:

Trên đây là thông tin cập nhật điều trị xuất huyết não theo phác đồ của bộ y tế đưa ra, quy trình điều trị gồm nhiều bước phức tạp và liên quan đến nhiều thuật ngữ chuyên môn có thể khiến các bác khó hiểu. Do đó, nếu gặp bất kỳ thắc mắc nào về cách điều trị xuất huyết não nói riêng và tai biến mạch máu não nói chung, các bác đừng ngần ngại liên lạc ngay với Lương y Nguyễn Qúy Thanh theo hotline 0901.70.55.66 để được giải đáp tường tận nhất.