Người bệnh nhồi máu não sống được bao lâu? Làm cách nào để kéo dài sự sống của người bệnh nhồi máu não? Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích để các bác tìm được câu trả lời.

1. Bệnh nhồi máu não sống được bao lâu?

Không thể đưa ra con số chính xác cho vấn đề “người bệnh nhồi máu não sống được bao lâu”. Do thời gian sống sau tai biến nhồi máu não phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nên y học chưa có kết luận chính xác về tuổi thọ của người bệnh.

Cấp cứu kịp thời và đúng cách là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp cứu vãn sự sống cho người bệnh nhồi máu não 

Nhồi máu não là một quá trình bệnh lý làm giảm lưu lượng tuần hoàn máu đến một vùng não bộ khiến cho các tế bào bị thiếu oxy và hoại tử. Mỗi phút trôi qua có gần hai triệu tế bào não chết đi, do đó người bệnh cần được xử lý “tái tưới máu cho não” càng sớm càng tốt.

Khoảng thời gian bệnh nhân có nhiều cơ hội sống nhất là trong vòng 3 – 5 giờ đầu tiên (tốt nhất là trong 1 giờ đầu) kể từ lúc triệu chứng khởi phát, từ 5 – 9 giờ sau đó là giai đoạn “tranh tối tranh sáng”. Việc cứu chữa càng chậm trễ thì tỷ lệ sống càng thấp hoặc khả năng phục hồi di chứng sau nhồi máu não rất khó khăn.

Bệnh tai biến nhồi máu não có xu hướng trẻ hóa trong những năm gần đây

Nguyên nhân của sự trẻ hóa bệnh là do lối sống thiếu lành mạnh của việc dùng nhiều bia rượu và thuốc lá, áp lực công việc gây căng thẳng đầu óc, thức khuya ngủ muộn, lười vận động, ăn uống “vô tội vạ”… Chúng đã tạo điều kiện cho các yếu tố nguy cơ của tai biến nhồi máu não hình thành sớm (như bệnh tim mạch, béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp,…).

Nếu trước kia tai biến, đột quỵ nhồi máu não thường xảy ra chủ yếu với nhóm người cao tuổi từ 50 – 60 tuổi, thì hiện nay đối tượng bệnh ngày càng trẻ hóa ở mức 40 – 50 tuổi, hoặc thậm chí từ 25 – 40 tuổi.

Độ tuổi mắc bệnh cũng là một trong những yếu tố liên quan đến thời gian sống của bệnh nhân. Có người bệnh nhồi máu não tử vong khi tuổi đời còn rất trẻ, hoặc những người trẻ thường đáp ứng tốt việc điều trị nên khả năng được cứu sống cao hơn, mức độ cải thiện di chứng sau tai biến cũng nhanh hơn những người lớn tuổi.

Ý chí, nghị lực của người bệnh sau đột quỵ nhồi máu não có ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ dài hay ngắn

Sau khi vượt qua cơn nguy kịch của đột quỵ nhồi máu não là quá trình điều trị phục hồi di chứng đầy thách thức. Thực tế cho thấy, nhiều người bệnh sau cấp cứu đã có ý chí ngồi dậy tập luyện ngay chỉ sau 48 giờ khi cơ thể đã ổn định. Ngược lại, nhiều bệnh nhân phải trải qua di chứng nặng nề và tốn thời gian điều trị nhiều năm sau đó.

Việc tích cực luyện tập khôi phục chức năng thần kinh càng sớm thì người bệnh càng hạn chế những rủi ro khuyết tật, biến chứng và kéo dài sự sống. Trong đó, từ 3 – 6 tháng đầu tiên là giai đoạn cơ thể đáp ứng điều trị tốt nhất nên người bệnh cần có ý chí quyết tâm cao, tận dụng cơ hội hồi sinh các phần cơ thể đã tổn thương.

Xem thêm: Các triệu chứng dễ nhận biết nhất của nhồi máu não

2. Phương pháp giúp người bệnh nhồi máu não kéo dài sự sống lâu hơn

Xử lý y tế khẩn cấp ngay khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng nhồi máu não

Bước 1: Ngay lập tức tìm người hỗ trợ và gọi xe cấp cứu.

Bước 2: Theo dõi liên tục tình trạng bệnh nhân trong thời gian chờ xe cứu thương. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn uống bất cứ thứ gì hoặc tự ý lái xe đưa đến bệnh viện vì có thể “kết liễu” sự sống của họ bất cứ lúc nào.

  • Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo: Để bệnh nhân nằm yên và chờ nhân viên y tế đến cấp cứu. Có thể che chắn cơ thể người bệnh bằng một tấm chăn để tránh nhiễm lạnh, nới lỏng quần áo (như cà vạt, khăn choàng, thắt lưng,…) để họ dễ thở.
  • Nếu bệnh nhân lơ mơ, mất nhận thức, có dấu hiệu nôn mửa: Đặt người bệnh ở tư thế nằm nghiêng an toàn (đầu hơi ngẩng cao 30 độ) để chất nôn dễ thoát ra ngoài, bảo vệ sự lưu thông đường thở.
  • Nếu bệnh nhân hôn mê bất tỉnh và bị tắc thở: Hô hấp nhân tạo để hồi sức tim phổi, cung cấp oxy cho não, kéo dài thời gian sống.

Trong giai đoạn cấp cứu đột quỵ nhồi máu não, tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ áp dụng cách điều trị thích hợp như hồi sức tích cực, sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu, can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý giúp bệnh nhân nhồi máu não mau lành, ngăn ngừa tái phát và sống lâu hơn

  • Chế độ ăn uống

Cân đối đủ các nhóm chất cần thiết như chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu hũ,…), chất đường bột (bánh mì, cơm, lúa mạch, ngũ cốc, khoai…), chất béo không bão hòa (dầu thực vật), vitamin và khoáng chất trong rau củ quả tươi (bắp cải, súp lơ xanh, rau muống, cà rốt, cải cúc, bí đỏ, cà chua; chuối, táo, kiwi, dâu tây, ổi, cam, bưởi,…).

Bệnh nhân nếu còn khả năng tự ăn nên dùng thức ăn ở dạng lỏng, mềm, cắt nhỏ hoặc hầm nhừ để dễ nhai nuốt, dễ tiêu hóa; đối với người bị liệt cơ hầu họng thì áp dụng ăn qua đường sonde (ống thông). Chế biến thức ăn phù hợp với khẩu vị người bệnh nhưng không quá mặn, ngọt, béo hoặc cay nóng.

Đảm bảo 3 bữa ăn chính trong ngày và các bữa ăn phụ, chia nhỏ khẩu phần ăn để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Thông thường, người bệnh cần cung cấp 25 – 30 kcal/kg cân nặng và lượng nước uống là 40ml/kg cân nặng mỗi ngày sao cho tổng năng lượng dung nạp từ 1.000 – 1.500 calo/ngày là phù hợp.

  • Chế độ sinh hoạt

Tắm rửa, vệ sinh cá nhân thường xuyên cho người bệnh để tránh nhiễm trùng, lở loét da. Khuyến khích người bệnh tự lập trong các sinh hoạt cá nhân cơ bản như đánh răng, rửa mặt, lau người, chải đầu, thay quần áo, đi đại tiểu tiện.

Với người bệnh nằm liệt, cần giúp họ chuyển đổi tư thế trên giường 3 giờ/lần, kết hợp xoa bóp bằng tinh dầu hoặc phấn rôm để tăng lưu thông máu và tránh lở loét ở những vị trí cơ thể bị tỳ đè.

Các bài tập phục hồi chức năng giúp bệnh nhân nhồi máu não cải thiện cuộc sống lâu dài

Tập di chuyển từ giường sang ghế/xe lăn và ngược lại: Đặt xe lăn sát cạnh giường và nghiêng về bên lành, người bệnh nhấc mông chồm người tới trước, tay lành chống lên mặt ghế/xe lăn rồi nhấc người qua. Tương tự, người bệnh muốn di chuyển từ ghế/xe lăn qua giường thì tay lành vịn thành giường và nhấc người qua.

Tập đứng lên, ngồi xuống: Nhổm người lên và đưa 2 vai ra phía trước, tay tì lên bàn hoặc thanh vịn; nhấc mông lên, đẩy hông về trước, duỗi thẳng gối để phân bổ trọng lượng đều trên cả hai chân. Khi ngồi thì người bệnh gập hông ra sau và hạ mông nhẹ nhàng xuống mặt ghế.

Tập kéo giãn cánh tay: Ngồi trên giường, tay liệt chống ra xa, tay lành giữ khuỷu tay liệt sao cho tay thẳng, bàn tay và các ngón xòe ra, giữ đúng tư thế trong 15 – 20 giây.

Tập duỗi gối: Ngồi thẳng lưng trên ghế có lưng tựa, chân liệt đặt trên ghế đối diện. Dùng tay lành đặt lên tay liệt và dùng hai tay ấn thẳng xuống đầu gối sao cho khớp gối căng giãn nhất có thể.

Tập đi với gậy: Chọn gậy chống cao ngang hông người, nhấc gậy lên trước một khoảng, chân yếu bước lên sao cho gót chân ngang với mũi bàn chân lành. Tiếp tục đẩy hông bên yếu lên để dồn sức vào chân yếu, tay lành vừa tỳ chắc lên gậy và vừa bước chân lành tới.

Tập thay quần áo: Xỏ tay áo hoặc ống quần cho bên liệt trước, bên lành sau. Ngược lại, cởi tay áo hoặc ống quần bên lành trước rồi đến bên liệt sau.

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện phục hồi chức năng giúp kéo dài sự sống sau tai biến nhồi máu não. Người bệnh có thể kết hợp dùng thuốc An Cung Trúc Hoàn do Lương y Nguyễn Quý Thanh nghiên cứu và bào chế từ 100%  thành phần thảo dược tự nhiên như Ô Rô, Sỏi Mật Bò, Đảng Sâm,… có tác dụng phòng ngừa và điều trị đột quỵ ở cả thể nhồi máu não và xuất huyết não.

Nhìn chung, “bệnh nhồi máu não sống được bao lâu” là câu hỏi khó có đáp án cụ thể, chúng ta chỉ có thể tác động bằng các liệu pháp giúp tăng thời gian sống của bệnh nhân nhồi máu não càng lâu dài càng tốt. Mọi thắc mắc cần đáp hồi thêm, các bác đừng quên nhấc máy gọi ngay số 0901.70.55.66 để trao đổi trực tiếp với lương y Nguyễn Quý Thanh hoặc tra cứu website www.ancungtruchoan.com.vn.