Xin chào Lương y Nguyễn Quý Thanh!

Con trai tôi mới 35 tuổi, trước đây là nhân viên văn phòng. Gần 1 năm trước, con tôi không may bị đột quỵ phải cấp cứu khẩn cấp, bác sĩ nói nó bị xuất huyết não, máu đã lan rộng, tổn thương não là 50% nên phải phẫu thuật mở sọ, đầu năm nay thì đã tiến hành ghép sọ lại. Hiện giờ con tôi đã qua cơn nguy kịch nhưng tứ chi bị liệt, tinh thần xuống cấp trầm trọng, còn than đau nhức nên không thể làm việc gì được. Tôi tìm trên mạng thấy nhắc về An Cung Trúc Hoàn là thuốc dành cho người bệnh đang chữa trị đột quỵ và người bị mắc các di chứng sau đột quỵ, không biết với trường hợp con tôi bị nặng như vậy thì uống thuốc có còn cứu vãn được không?

(Bác Dương Thị Hồng – Nghệ An)

Bác Hồng thân mến!

Tôi xin chia sẻ về những gì biến cố đã xảy ra với gia đình và con trai bác khi độ tuổi cháu còn khá trẻ nhưng mắc phải bệnh tai biến xuất huyết não nặng.

Trường hợp con bác có thể là do phát hiện bệnh trễ, khi cấp cứu thì tình trạng đã chuyển biến xấu như chảy máu não lan rộng, kích thước khối tụ máu to gây chèn ép lên các tổ chức xung quanh, mức độ tổn thương não nặng nên buộc bác sĩ phải lựa chọn phẫu thuật mở sọ để giải phóng chèn ép, lấy máu tụ và cầm máu.

Có thể nói, phẫu thuật mở sọ giảm áp là một cuộc phẫu thuật lớn và phức tạp, sau phẫu thuật bệnh nhân cần được theo dõi đặc biệt, hồi sức tích cực và chăm sóc toàn diện để sớm tỉnh lại. Phương pháp này ẩn chứa không ít rủi ro và biến chứng hậu phẫu nên gia đình cần cân nhắc thiệt hơn giữa việc cứu sống người bệnh và di chứng người bệnh phải gánh chịu trong tương lai.

Xem thêm: Phác đồ điều trị xuất huyết não hiện nay

Với con trai bác Hồng thì đã tiến hành 2 cuộc phẫu thuật mở sọ giảm áp và ghép lại mảnh xương sọ lúc đầu chưa đầy 1 năm, cháu xuất hiện di chứng liệt tứ chi và rối loạn tâm thần, hầu hết các sinh hoạt cơ bản đều phụ thuộc vào người nhà mà không thể tự lập được. Điều này rất đáng lo ngại nếu gia đình không áp dụng liệu pháp chữa trị di chứng chuyên biệt nào cho cháu, nếu càng kéo dài thì những nguy cơ biến chứng có thể xảy ra như:

  • Teo cơ, biến dạng khớp, bại liệt vĩnh viễn.
  • Lở loét tỳ đè.
  • Nhiễm trùng hệ niệu.
  • Co giật, động kinh.
  • Viêm phổi.
  • Tâm lý tuyệt vọng, buông xuôi, tự cô lập mình, tự hủy hoại bản thân.

Với trường hợp của con trai bác Hồng vừa trải qua mổ xuất huyết não gần 1 năm, tôi có 03 điều xin lưu ý với bác Hồng như sau:

#1. Tập luyện phục hồi chức năng vận động là điều ưu tiên hàng đầu

Bác Hồng có thể cho cháu bắt đầu từ các bài tập thụ động trước vì chân tay cháu còn rất yếu và chưa thể chủ động luyện tập một mình được. Đảm bảo các chi luôn được vận động mỗi ngày để phòng chống co cứng, biến dạng, teo cơ là mục tiêu chung của việc phục hồi chức năng.

  • Tư thế nằm đúng

Nằm ngửa: Vai và hông bên liệt được kê gối mềm, khớp gối gập nhẹ; cổ chân được kê vuông góc với cẳng chân để tránh biến dạng gập bàn chân về phía lòng bàn chân. 

Nằm nghiêng sang bên lành: Thân mình vuông góc với mặt giường. Vai và cánh tay bên lành để tự do, chân lành để duỗi. Tay liệt có gối đỡ để vuông góc với thân, chân liệt có gối đỡ ở tư thế gập háng và gối.

Nằm nghiêng sang bên liệt: Thân mình nửa ngửa, vai bên liệt gập, cánh tay duỗi vuông góc với thân, chân liệt duỗi. Tay lành để trên thân hoặc gối đỡ phía sau lưng, chân lành gập ở háng và gối.

  • Lăn trở tư thế nằm

Lăn về bên liệt: Người nhà hỗ trợ nâng tay và chân lành lên, sau đó đưa chúng về phía bên liệt. Xoay cả thân mình người bệnh sang bên liệt.

Lăn về bên lành: Người nhà hỗ trợ cài tay lành vào tay liệt, gập gối và háng bên liệt. Sau đó, dùng tay lành kéo tay liệt sang phía tay lành, đẩy hông người bệnh xoay sang bên lành.

  • Tập ngồi dậy từ tư thế nằm 

Ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa: Người nhà ngồi bên cạnh hỗ trợ, người bệnh bám hai tay mình vào cánh tay của người nhà. Đồng thời, một bên tay người nhà quàng và đỡ vai người bệnh ngồi dậy từ từ.

Ngồi dậy từ tư thế nằm nghiêng: Người bệnh nằm nghiêng về phía bên liệt, chân trên hơi gập, dùng tay khỏe để chống dậy. Đồng thời, người nhà ngồi phía sau hỗ trợ bằng cách dùng một tay đỡ vai dưới, tay kia đỡ vai trên người bệnh và kéo người bệnh ngồi dậy từ từ.

  • Tập thay quần áo

Cởi quần áo: Thực hiện theo thứ tự cởi tay áo hoặc ống quần bên lành trước, bên liệt sau.

Mặc quần áo: Xỏ ống quần hoặc tay áo bên liệt vào trước rồi kéo lên, xỏ bên lành sau.

  • Tập di chuyển từ giường sang xe lăn

Để người liệt ngồi ở mép giường, xe lăn để sát cạnh ghế về phía bên liệt, mặt giường chỉ cao bằng ghế xe lăn. Người nhà giúp bệnh nhân nâng mông lên khỏi mặt giường, xoay sang phía bên liệt để ngồi xuống xe lăn.

  • Tập đứng dậy và giữ thăng bằng

Người bệnh nếu còn yếu thì người nhà có thể hỗ trợ bằng cách để hai bàn tay người bệnh đặt lên vai mình, hai tay đặt ngang thắt lưng người bệnh, hai mũi bàn chân đặt đối diện mũi bàn chân người bệnh, hai gối tỳ vào hai gối người bệnh và giữ cho chúng duỗi ra. Từ từ đỡ người bệnh đứng thẳng dậy, nhắc họ chú ý dồn trọng lượng cơ thể đều xuống cả 2 chân và giữ thăng bằng. 

Để người bệnh đi được thì trước tiên cần tập đứng vững trong thanh song song trước, để họ đứng càng nhiều càng tốt. Đồng thời, cho người bệnh tập lần lượt với tay sang hai bên, rồi cúi nhặt vật dưới đất sẽ giúp họ đứng vững và giữ thăng bằng tốt hơn.

  • Bài tập chuyên biệt cho tay

Tập theo tầm vận động khớp tay: Để người bệnh nằm ngửa, vai bên liệt cạnh mép giường. Một tay người nhà giữ vai người bệnh, tay kia cầm cẳng tay ngay trên khuỷu tay người bệnh và đưa lên phía đầu người bệnh sao cho càng cao càng tốt, khi nào người bệnh đau thì dừng lại. Giữ 30 giây rồi trở lại vị trí ban đầu.

Kéo giãn cổ tay bên liệt: Người bệnh nằm ngửa, cánh tay gập lên phía vai 90 độ. Người nhà dùng một tay duỗi khuỷu tay người bệnh thẳng ra, tay còn lại duỗi cổ tay hết tầm, sau đó kéo duỗi các ngón tay.

  • Bài tập chuyên dụng cho chân

Tập gập háng và nhấc chân lên: Cho người bệnh ngồi thẳng lưng trên ghế, khớp gối vuông góc. Tay người nhà giữ gối bệnh nhân để ngăn cử động rung giật, đồng thời nhấc chân người bệnh lên.

Tập duỗi gối: Người bệnh ngồi vững trên ghế, nhấc duỗi cẳng chân và gối thẳng về phía trước. Người nhà dùng tay giữ ở cổ chân người bệnh để chống lại cử động rung giật.

Kéo giãn cổ chân: Người bệnh nằm ngửa, duỗi thẳng chân. Người nhà dùng một tay giữ lấy cẳng chân người bệnh; tay kia dùng ngón cái và 3 ngón đối diện giữ chặt gót chân người bệnh rồi vừa kéo gót chân xuống, vừa đẩy mũi bàn chân theo hướng ngược lại, giữ trong 30 giây.

#2. Chăm sóc phục hồi sau bệnh cũng đóng vai trò rất quan trọng

  • Chăm sóc dinh dưỡng

Các nhóm thức ăn cần được bổ sung vào thực đơn khi chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não gồm: Cá biển, thịt gà, thịt bò, sữa, trứng, đậu phụ, súp lơ, rau cải bó xôi, cà chua, cà rốt, bí đỏ, táo, cam quýt, quả mâm xôi, dâu tây,…

Cho người bệnh ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá no vì điều này dẫn đến khó thở, nghẹt đường thở. Để bệnh nhân ăn uống chậm rãi, từ tốn, không thúc ép.

Cho người bệnh ăn các loại thức ăn mềm, sệt, dễ nhai nuốt và tiêu hóa như cháo, súp, nước hoa quả,… Có thể ăn cháo, súp trong các bữa chính, bổ sung thêm nước hoa quả xen giữa các bữa ăn.

Hạn chế cho bệnh nhân xuất huyết não ăn các chất béo, dầu mỡ, đồ chiên xào, thức ăn nhiều muối. Không dùng các chất kích thích bia, rượu, cà phê, chè, thuốc lá,…

  • Chăm sóc vệ sinh

Trong một quy trình chăm sóc cần chú ý xoay trở tư thế nằm của người bệnh xuất huyết não 2 – 3 giờ một lần, kèm theo xoa bóp những vùng da kín (như vùng xương cụt, xương bả vai, gót chân, mông, ót đầu, lưng…) để máu huyết lưu thông.

Nếu bệnh nhân có hiện tượng lở loét da, cần dùng phấn rôm, rượu thuốc hoặc nước muối sinh lý và bông gòn nhúng khô lau chùi xung quanh vết loét.

Lau chùi cơ thể bệnh nhân sạch sẽ, thay quần áo mỗi ngày, tắm gội 3 ngày một lần, đảm bảo cơ thể khô thoáng trước khi nằm và luôn giữ ấm cơ thể người bệnh. Vệ sinh răng miệng hằng ngày để tránh các ổ nhiễm khuẩn sinh sôi trong khoang miệng.

Tập thở sâu, thở mạnh kèm vỗ rung lồng ngực và lưng, khạc đờm hoặc móc hút đờm dãi để tránh viêm tắc đường hô hấp, viêm phổi và tăng tuần hoàn ngoại biên.

  • Chăm sóc tâm lý

Trò chuyện, động viên tinh thần người bệnh luôn thoải mái, lạc quan vượt qua bệnh tật. Khuyến khích người bệnh tự thực hiện các kỹ năng cơ bản như cầm nắm dụng cụ, chải đầu, đánh răng, rửa mặt, ăn uống, thay quần áo, đi vệ sinh,… 

Tạo điều kiện cho người bệnh tập luyện ở các cơ sở phục hồi chức năng, tham gia các câu lạc bộ hoặc hoạt động sinh hoạt ngoài trời để tinh thần thêm phấn chấn, lạc quan, sớm hòa nhập với cộng đồng. 

#3. Nên áp dụng liệu pháp điều trị di chứng ngay từ bây giờ với An Cung Trúc Hoàn

Do tai biến xuất huyết não đã xảy ra với con trai bác gần được 1 năm nay, đây là khoảng thời gian không còn quá lý tưởng cho việc phục hồi và sẽ tiến triển chậm hơn một chút so với 3 – 6 tháng đầu. Tuy nhiên, tuổi đời con trai bác còn khá trẻ nên khả năng tiếp nhận điều trị có phần thuận lợi hơn nhóm người cao tuổi, đây là yếu tố có thể cứu vãn được nếu tiến hành liệu pháp chuyên môn ngay từ bây giờ.

Sau khi điều trị xuất huyết não theo phác đồ chung, người bệnh nên tiếp tục dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa các biến chứng, nhiễm khuẩn hoặc tai biến tái phát. Thông thường, các loại thuốc Tây dành cho bệnh nhân đột quỵ chỉ giải quyết được các vấn đề riêng lẻ như làm dịu triệu chứng bệnh, giảm trừ các yếu tố nguy cơ gây bệnh một cách nhanh chóng nhưng để lại một số tác dụng phụ khác đối với gan, thận, dạ dày,…

Vì lẽ đó, gia đình bác Hồng nên cân nhắc một liệu trình điều trị với bài thuốc An Cung Trúc Hoàn có nguồn gốc 100% thành phần tự nhiên, không tác dụng phụ, an toàn cho sức khỏe về lâu dài; được chứng minh lâm sàng trên hơn 1.000 người bệnh thiếu máu não, nhũn não, vỡ mạch não, xuất huyết não đều có kết quả khả quan sau 7 – 10 ngày sử dụng.

Trường hợp tai biến nặng như con trai bác Hồng, lộ trình uống sẽ dài ngày hơn, ít nhất là trong 1 tháng để thuốc có thời gian thẩm thấu và phát huy các tác dụng như:

  • Hồi sinh các tế bào hồng cầu huyết sắc tố, tăng cường cung cấp oxy đến tim và các tế bào não.
  • Điều hòa huyết áp, đường huyết, giảm cholesterol trong máu để ngăn ngừa tai biến tái phát do xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường,…
  • Thúc đẩy lưu thông máu đến các chi yếu liệt, giảm tình trạng tê bì, mất cảm giác ở tay chân, giúp các chi có lực hơn trong các cử động.
  • Tăng sức đề kháng tự nhiên để cơ thể tự chống đỡ virus, vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng thứ phát.
  • Tăng cảm giác ăn ngon miệng, ngủ đủ giấc để người bệnh phục hồi sức lực và trí não. Khi cơ quan trung ương là não bộ được thông suốt thì cơ thể mới kiểm soát được nhu cầu vận động, cũng như tinh thần minh mẫn, lạc quan.

Xem thêm: Bài thuốc Đông y chữa tai biến An Cung Trúc Hoàn

Mọi sự quan tâm về bài thuốc An Cung Trúc Hoàn và liệu trình điều trị di chứng sau tai biến theo cách hữu hiệu nhất, bác Hồng và gia đình có thể liên hệ để tôi tư vấn thêm nhé.

Chúc con trai bác sớm hồi phục!

  1. Lợi có mủ, đau, sưng đỏ
  2. Lợi chảy máu khi đánh răng hay ăn
  3. Lợi ngứa nhức, rỉ máu khi chạm vào
  4. Mảng bám chân lợi khó làm sạch
  5. Hơi thở hôi, không dám cười