Xuất huyết não là một dạng tai biến mạch máu não rất nguy hiểm. Trong đó, xuất huyết não nặng có mạch máu não bị vỡ ra, máu chảy tràn vào các nhu mô não, gia tăng áp lực đột ngột trong não dẫn đến mất ý thức, sốt, co giật, nôn ói, hôn mê sâu, rối loạn nhịp tim, nhịp thở và nguy cơ tử vong rất cao.

Vậy làm thế nào để chẩn đoán và đánh giá xuất huyết não nặng? Thể xuất huyết não nặng có trị được không? Làm thế nào để điều trị xuất huyết não nặng? 

1. Cách chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng của xuất huyết não

Trước tiên, khoan hãy nói về xuất huyết não nặng có điều trị được không, vì khả năng sống sót của người bệnh còn dựa trên quá trình chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng của xuất huyết não.

1.1 Chẩn đoán lâm sàng (chẩn đoán qua dấu hiệu, triệu chứng bệnh)

Biểu hiện kinh điển của xuất huyết não nặng là sự khởi phát đột ngột và dữ dội qua các triệu chứng như đau nhức đầu, choáng váng, nôn ói, tăng huyết áp, sau đó vài phút có thể xuất hiện các khuyết thiếu thần kinh cục bộ. Tuy nhiên, một số bệnh nhân không có các dấu hiệu trên mà biểu hiện tương tự như đột quỵ thiếu máu não cục bộ.

Đường thở và ý thức cũng có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán xuất huyết não nặng do tình trạng chuyển biến xấu đi nhanh chóng. Điển hình nhất là người bệnh có nhịp thở Cheyne-Stokes, đây là tình trạng khó thở và ngừng thở luân phiên nối tiếp, mỗi chu kỳ khoảng một phút theo hai thì khác nhau.

Khám đồng tử cũng là cách hỗ trợ chẩn đoán vị trí và mức độ tổn thương của xuất huyết não nặng. Đa số người bệnh có biểu hiện đồng tử cố định, một số trường hợp đồng tử giãn hoặc co nhỏ tùy thuộc vào vị trí xuất huyết não.

1.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Nếu chỉ dựa theo kết quả khám lâm sàng thì chưa thể đáp ứng hết mục tiêu trong chẩn đoán và điều trị xuất huyết não nặng. Do đó, thông qua các xét nghiệm và hình ảnh học cận lâm sàng trên người bệnh, bác sĩ không những xác định được vị trí xuất huyết, mức độ tổn thương ở não, mà còn phân biệt được giữa đột quỵ xuất huyết não với thiếu máu não cục bộ.

Chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) đều được cân nhắc lựa chọn đầu tiên trong đánh giá và chẩn đoán cấp cứu xuất huyết não. Chụp CT có mức độ tin cậy đến 95% dù với các tổn thương rất nhỏ và được thực hiện thay thế ở bệnh nhân có chống chỉ định chụp MRI.

Xét nghiệm huyết học giúp đánh giá khả năng đông máu và rối loạn đông máu nếu có. Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu thì cần thông báo ngay, đồng thời bác sĩ sẽ có cơ sở chọn lọc các loại thuốc hay chất truyền phù hợp.

Đo điện tâm đồ (ECG) giúp đánh giá tình trạng thiếu máu cơ tim hoạt động hoặc tổn thương cơ tim trước đó. Nếu hình ảnh ECG bất thường có thể cho thấy xuất huyết não nặng có kèm theo thiếu máu cơ tim.

Ngoài ra, còn có các phương pháp khác như xét nghiệm nước tiểu, chụp mạch máu, chụp X-quang ngực hoặc chọc dò tủy sống lấy dịch não tủy (phương pháp này bị hạn chế áp dụng do làm tăng tính nguy hiểm cho người bệnh).

1.3. Chẩn đoán xác định

Kết hợp giữa kết quả chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán chính xác, trong đó:

  • Chẩn đoán lâm sàng xuất huyết não nặng dựa vào các đặc điểm như các triệu chứng lâm sàng tiến triển xấu dần và khuyết thiếu thần kinh tăng lên.
  • Chẩn đoán hình ảnh với CT hoặc MRI sọ não được khuyến cáo để phân biệt xuất huyết não và nhồi máu não, cũng như đánh giá các tổn thương cấu trúc ở não.

1.4. Đánh giá mức độ nặng và tiên lượng tử vong của xuất huyết não

Đánh giá mức độ nặng của xuất huyết não dựa theo các thang điểm

  • Thang điểm đột quỵ mới sửa đổi của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIHSS): Hệ thống tính điểm gồm 11 khoản mục. Trong đó, tiên lượng xuất huyết não NẶNG (NIHSS > 21 điểm) và xuất huyết não RẤT NẶNG (NIHSS đạt tối đa 42 điểm).
  • Thang điểm hôn mê Glasgow (GCS): Đánh giá mức độ xuất huyết não qua 03 yếu tố là các đáp ứng bằng MẮT, LỜI NÓI và VẬN ĐỘNG. Tiên lượng xuất huyết não NẶNG (GCS ≤ 8), tiên lượng xuất huyết não TRUNG BÌNH (9 ≤ GCS ≤ 12), tiên lượng xuất huyết não NHẸ (GCS ≥ 13).

03 yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh viện do xuất huyết não nặng

  • Thể tích ổ xuất huyết não: Từ 30cm3 trở lên.
  • Tình trạng hôn mê: GCS < 8.
  • Vị trí xuất huyết não: Ở dưới lều.

Xem thêm: Những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xuất huyết não hiện nay là gì?

2. Xuất huyết não nặng có trị được không?

Bệnh nhân bị xuất huyết não nặng có thể được chữa trị và cứu sống nếu cấp cứu sớm (hiệu quả tối đa trong 3 giờ đầu tiên kể từ lúc triệu chứng bệnh khởi phát). Mục đích là khống chế sự tăng lên của khối máu tụ, giới hạn thể tích não tổn thương, tăng khả năng cứu sống và hạn chế tối đa các di chứng sau bệnh.

Có nhiều trường hợp người bệnh còn sống sau xuất huyết não nặng nhưng mang trên mình di chứng rất nặng nề. Họ sống trong tình trạng đời sống thực vật và sẽ chết đi sau đó do bội nhiễm, suy kiệt.

Theo thống kê, có đến 50% tổng số bệnh nhân xuất huyết não tử vong trong vòng 30 ngày sau điều trị, trong đó có một nửa số bệnh nhân tử vong trong 2 ngày đầu tiên. Chỉ có khoảng 1/5 số trường hợp có thể sống, luyện tập phục hồi chức năng và tự lập tại thời điểm 1 năm sau xuất huyết não.

Thông thường, xuất huyết não nặng thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng như cấm khẩu, liệt nửa người, mất thị lực,… đòi hỏi quá trình điều trị dài hơi và tiêu tốn rất nhiều công sức, tiền của. Do vùng não tổn thương lớn nên khả năng phục hồi sau xuất huyết não nặng là rất kém và phần lớn các ca bệnh phải chịu bại liệt vĩnh viễn.

Xem thêm: Xuất huyết não nhẹ là gì caschc hữa như thế nào?

3. Cách điều trị xuất huyết não nặng

  • Kiểm soát đường thở, đặt đường truyền tĩnh mạch và truyền dịch (được ưu tiên hàng đầu)

Bệnh nhân xuất huyết não nặng thường bị rối loạn ý thức, có thể tiến triển tới hôn mê sâu nên cần phải được đặt ống nội khí quản cấp cứu. Do áp lực nội sọ tăng và chảy máu nội sọ nên thao tác kiểm soát đường dẫn khí cần thực hiện nhẹ nhàng.

Đặt đường truyền tĩnh mạch và theo dõi tình trạng tim mạch. Đồng thời, đo nồng độ glucose máu, truyền glucose và naloxone được cân nhắc ở những bệnh nhân nào có rối loạn ý thức.

  • Kiểm soát huyết áp

Hiện tượng tăng huyết áp có thể làm cho tình trạng xuất huyết não nặng nề hơn do sự tăng áp lực nội sọ và máu chảy thêm từ các động mạch hoặc tiểu động mạch não. Ngược lại, tụt huyết áp có thể làm giảm dòng máu cung cấp lên não, khiến cho não cũng chịu tổn thương nghiêm trọng.

Do đó, bác sĩ sẽ dùng các loại thuốc điều trị tăng huyết áp theo đường tĩnh mạch như Labetalol, Esmolol, Enalapril, Nicardipine, Hydralazine, Nitroglycerin,… để đưa huyết áp người bệnh về mức ổn định.

  • Kiểm soát khả năng đông máu

Cho bệnh nhân xuất huyết não nặng ngừng ngay tất cả các thuốc chống đông và thuốc chống kết tập tiểu cầu trong vòng tối thiểu 1 – 2 tuần. Thay vào đó, tác dụng chống đông cần được đảo ngược ngay bằng các thuốc hay chất phù hợp nhằm mục tiêu đưa nhanh INR về giá trị bình thường là dưới 1,4.

  • Kiểm soát đường máu

Tình trạng tăng đường máu trong 24 giờ đầu tiên sau xuất huyết não nặng thường là kết quả không tốt. Vì vậy, người bệnh được khuyến cáo sử dụng insulin để duy trì nồng độ glucose máu trong khoảng 7,8 – 10 mmol/L.

  • Điều trị sốt, kiểm soát thân nhiệt

Tình trạng sốt có thể góp phần làm tăng tổn thương não ở bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não cấp. Do đó, cần phát hiện và điều trị nguyên nhân gây sốt, cho dùng thuốc hạ sốt để làm giảm nhiệt độ cơ thể (thường là thuốc Paracetamol với liều tối đa 6g/ngày) và nên duy trì thân nhiệt ở mức bình thường trong một vài ngày đầu tiên sau đột quỵ.

  • Dự phòng và điều trị co giật

Co giật làm tổn thương thần kinh, tăng áp lực nội sọ và gây nhiều bất ổn cho bệnh nhân xuất huyết não nặng.

Để kiểm soát vấn đề này, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc chống co giật đường tĩnh mạch như Fosphenytoin hoặc Phenytoin để ngăn chặn các cơn co giật tái phát. Dự phòng co giật bằng Phenytoin 18mg/kg cần được cân nhắc cho bệnh nhân xuất huyết não nặng, đặc biệt là bệnh nhân có xuất huyết thùy não.

  • Giảm áp lực nội sọ

Nâng đầu giường cao 30 độ, trừ trường hợp bệnh nhân có tụt huyết áp.

Sử dụng thuốc giảm đau và an thần, đặc biệt ở bệnh nhân không ổn định, bệnh nhân được đặt ống nội khí quản.

Dùng lợi tiểu thẩm thấu gồm manitol và dung dịch muối ưu trương. Trong đó, truyền manitol đường tĩnh mạch là cách hiệu quả để làm giảm áp lực nội sọ, giảm thể tích máu, tăng nồng độ thẩm thấu của máu và giúp ích cho chuyển hóa của não.

Dẫn lưu não thất có vai trò trong quá theo dõi áp lực nội sọ và điều trị tràn dịch não thất, đặc biệt là bệnh nhân xuất huyết não nặng có giảm nhận thức.

  • Phẫu thuật

Cấp cứu phẫu thuật được khuyến cáo trong trường hợp người bệnh xuất huyết tiểu não nặng đang có dấu hiệu thần kinh tiến triển xấu, hoặc có chèn ép não thất hay tràn dịch não thất do tắc nghẽn não thất nên được phẫu thuật loại bỏ xuất huyết ngay khi có thể.

  • Vật lý trị liệu, phục hồi vận động

Phục hồi vận động càng sớm sẽ có lợi cho bệnh nhân sau xuất huyết não nặng. Quá trình này sẽ được tiếp diễn liên tục sau khi xuất viện về nhà.

Kết luận:

Nhìn chung, xuất huyết não nặng là tình trạng bệnh rất nguy hiểm, khả năng cứu sống như “ngàn cân treo sợi tóc”. Tuy xuất huyết não nặng có thể điều trị được nhưng người bệnh vẫn phải đối mặt với các di chứng khó hồi phục, thậm chí là tàn tật suốt đời.

Do vậy, nhằm giúp các bác có biện pháp ngăn chặn trước một cơn xuất huyết não nặng sẽ xảy ra trong tương lai, điều trị dứt điểm đột quỵ và  phục hồi các chức năng cơ thể đã hao hụt hay mất đi sau tai biến mạch máu não, Lương y Nguyễn Quý Thanh sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị từ xa và hữu hiệu nhất. Các bác chỉ cần nhấc máy liên hệ qua số hotline 0901.70.55.66 hoặc trao đổi trên hộp chat của website chính thức www.ancungtruchoan.com.vn.