Xuất huyết não nhẹ hay nặng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như thể tích ổ xuất huyết não, vị trí xuất huyết, tình trạng hôn mê, tuổi tác của người bệnh. Với trường hợp xuất huyết não nhẹ vẫn gây ra các tổn thương nhất định, ảnh hưởng đến một số chức năng cơ thể và chất lượng sống của người bệnh.
Vậy xuất huyết não nhẹ có nguy hiểm không? Cách chẩn đoán và điều trị xuất huyết não nhẹ là gì? Mời các bác tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Lưu ý: Chằng may gia đình bạn có người thân bị xuất huyết não nhẹ hay nặng có thể liên hệ số 0901705566 để Lương Y Nguyễn Quý Thanh tư vấn chuyên sâu
1. Xuất huyết não nhẹ có nguy hiểm không?
Xuất huyết não là một dạng đột quỵ, tai biến mạch máu não gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sự sống của người bệnh về lâu dài (liệt người, hôn mê, sống thực vật,…). Xuất huyết não thường khởi phát một cách đột ngột, tiến triển nhanh và dữ dội thông qua các triệu chứng như:
- Đau nhức đầu.
- Chóng mặt, ù tai, choáng váng.
- Tê liệt nửa người, một bên chân hoặc tay yếu hẳn.
- Nói ngọng, nói khó.
- Mắt mờ, mất thị lực một phần hoặc toàn bộ.
- Đầu óc lú lẫn, có lúc trống rỗng, bỗng dưng quên đi một sự việc bất kỳ hoặc lúc nhớ lúc quên.
- Co giật, cứng cổ.
- Nôn ói,…
1.1. Tai biến xuất huyết não nhẹ ít nguy hiểm tính mạng như xuất huyết não nặng
Với bệnh nhân bị xuất huyết não nhẹ thường có các biểu hiện lâm sàng nhẹ và ít gây nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hạn như giảm khả năng giao tiếp, rối loạn ý thức, không tỉnh táo, lú lẫn. Trong khi đó ở thể nặng thì người bệnh bị co cứng toàn thân, co giật, đôi khi có nôn chất đen và sốt, hôn mê sâu, thậm chí đột tử.
Các triệu chứng xuất huyết não thể nhẹ có thể xảy ra trong chốc lát, xuất hiện thoáng qua rồi biến mất. Tuy nhiên, đó sẽ là cảnh báo cho một cơn đột quỵ xuất huyết não nghiêm trọng trong vòng 90 ngày tiếp theo nếu người bệnh chủ quan và bỏ qua điều trị.
1.2. Xuất huyết não nhẹ không gây tổn thương vĩnh viễn như xuất huyết não nặng
Như ta đã biết, sau một cơn tai biến xuất huyết não “càn quét” luôn để lại các tổn thương mô não. Nếu tổn thương này càng lan rộng thì các chức năng cơ thể (như vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị lực,…) sẽ càng yếu đi hoặc biến mất hoàn toàn.
Với người bệnh xuất huyết não nhẹ đang phải sống chung với các di chứng về thần kinh hoặc vận động thì cơ hội phục hồi và đi lại được sau một quá trình điều trị tích cực là rất cao. Theo thống kê, chỉ có 1/5 số bệnh nhân xuất huyết não sống sót là có khả năng tự lập và trở lại cuộc sống bình thường tại một thời điểm nào đó (ít nhất là 1 năm sau bệnh), hầu hết đó là các trường hợp xuất huyết não nhẹ.
1.3. Dù xuất huyết não nhẹ có nguy hiểm hay không thì người bệnh vẫn cần điều trị sớm
Trên thực tế, hệ thống động mạch não thông nối với nhau nên các động mạch còn nguyên có thể cấp máu bù cho những động mạch bị tổn thương và làm nhòe đi các triệu chứng bệnh. Điều này dẫn đến việc khó nhận biết được xuất huyết não thể nhẹ hay nặng, cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh nếu không thông qua các xét nghiệm chẩn đoán chuyên môn.
Do đó, trong bất kỳ tình huống nào thì người bệnh cần được cấp cứu 115 ngay nếu xuất hiện dấu hiệu của xuất huyết não. Cho dù là xuất huyết não nhẹ và chưa gây nguy hiểm đến tính mạng thì người bệnh vẫn nên tiến hành điều trị ngay để khống chế các triệu chứng, ngăn chặn nguy cơ xuất huyết não tiến triển nặng trong tương lai.
2. Cách chẩn đoán mức độ nặng hay nhẹ của xuất huyết não
2.1. Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện kinh điển của tai biến xuất huyết não là bệnh khởi phát đột ngột bởi các triệu chứng như đau đầu, huyết áp tăng cao, nôn mửa,… Sau đó vài phút có thể xuất hiện các khuyết thiếu thần kinh cục bộ như giảm vận động và cảm giác đối bên với các vùng tổn thương não.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể biểu hiện kích thích, thờ ơ, sững sờ hoặc hôn mê. Khoảng 1/3 số bệnh nhân có thể tích khối máu tụ tăng nhanh chóng trong một vài giờ đầu tiên, nếu không cấp cứu kịp thời (hiệu quả điều trị tối đa trong vòng 3 giờ đầu kể từ khi triệu chứng bệnh xuất hiện) thì nguy cơ xuất huyết não thể nặng và cơ hội cứu sống thấp.
2.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT sọ não) là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng được ưu tiên lựa chọn để đánh giá tình trạng xuất huyết não và loại trừ đột quỵ nhồi máu não. Chụp CT sọ não có độ tin cậy đến 95% (mặc dù có những tổn thương rất nhỏ và khó phát hiện).
Chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng được dùng trong chẩn đoán cấp cứu xuất huyết não. Tuy nhiên, chụp CT sẽ được thay thế cho bệnh nhân có chống chỉ định chụp MRI.
Bên cạnh đó, vì bệnh xuất huyết não liên quan đến chảy máu nên xét nghiệm huyết học là khâu quan trọng để đánh giá khả năng đông máu và sàng lọc các loại thuốc phù hợp với người bệnh.
Các trường hợp xuất huyết não có thể kèm rối loạn nhịp tim do hoạt động hệ thần kinh giao cảm tăng. Do vậy, chụp điện tâm đồ là cách chẩn đoán có sự chèn ép thân não khi xuất huyết não mở rộng hay không.
2.3. Chẩn đoán xác định
Là kết quả được đưa ra sau khi kết hợp giữa chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng.
2.4. Phân loại và mức độ xuất huyết não
Để phân loại và đánh giá mức độ xuất huyết não nhẹ hay nặng, bác sĩ sẽ dựa trên các tiêu chí trong Thang điểm đột quỵ đã được sửa đổi của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIHSS) và Thang điểm hôn mê Glasgow (GCS).
3. Cách điều trị xuất huyết não nhẹ
3.1. Điều trị cấp cứu
- Lưu thông đường thở (Đây là hoạt động ưu tiên hàng đầu)
Nâng cao đầu giường 30 độ để máu lưu thông về tim tốt hơn, giảm áp lực nội sọ và giảm nguy cơ phù não. Đồng thời, để đầu người bệnh nghiêng về một bên nhằm tránh cho đờm dãi hoặc chất nôn trào vào đường hô hấp, chống tụt lưỡi xuống họng.
- Kiểm soát đông máu
Dừng sử dụng tất cả các loại thuốc chống đông máu và thuốc chống kết tập tiểu cầu trong vòng tối thiểu 1 – 2 tuần. Thay thế ngay bằng các loại thuốc hoặc chất truyền phù hợp để đưa nhanh INR (là chỉ số về thời gian đông máu) về mức bình thường (< 1.4).
- Kiểm soát tim mạch và huyết áp
Theo dõi liên tục trên máy đo 24/24 giờ các chỉ tiêu về mạch đập và huyết áp. Ở bệnh nhân xuất huyết não nhẹ, huyết áp động mạch trung bình có thể tăng lên khiến cho áp lực nội sọ tăng, ngược lại nếu huyết áp tụt xuống sẽ làm giảm dòng máu lên não và dẫn đến tổn thương não nặng nề hơn.
Cần phân biệt giữa người bệnh tăng huyết áp phản ứng (do tai biến xuất huyết não) và người bệnh có bệnh tăng huyết áp trước đó. Nếu là tăng huyết áp phản ứng thì số đo huyết áp tâm thu ít khi vượt quá 180mmHg, không có triệu chứng tổn thương các cơ quan đích, không cần điều chỉnh huyết áp, sau 3 – 5 ngày điều trị thì huyết áp sẽ trở lại bình thường.
- Chống phù não tích cực
Phù não thường xuất hiện sau 2 – 3 giờ đột quỵ xuất huyết não, đạt tối đa sau 24 giờ, tồn tại và kéo dài từ 5 – 10 ngày. Hậu quả là tăng áp lực trong sọ, giảm áp lực tưới máu não và có thể gây tụt, kẹt não nên phải điều trị tích cực.
Một số loại thuốc chống phù não hiện nay như Mannitol, Glycerol, Magie sunfat,…
- Phẫu thuật
Phẫu thuật không mang lại lợi ích cho phần lớn các trường hợp xuất huyết não nhẹ. Do đó, bác sĩ sẽ ưu tiên các phương pháp điều trị nội khoa để hạn chế nguy hiểm thêm cho bệnh nhân.
3.2. Điều trị giảm nhẹ
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Cân đối tổng nhu cầu năng lượng cho người bệnh ở mức từ 1.800 – 2.200 kcal mỗi ngày là phù hợp.
Lựa chọn các nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh xuất huyết não nhẹ như ngũ cốc nguyên hạt (các loại đậu, hạnh nhân), chất béo thực vật và thực phẩm giàu omega-3 (dầu đậu nành, dầu vừng, cá thu, cá hồi, cá ngừ,…), các loại rau củ quả nhiều xơ và acid folic (súp lơ, cải cúc, cải bó xôi, bắp cải,…).
Chia thành nhiều bữa ăn hằng ngày, không cho người bệnh ăn quá no nhằm giúp giảm áp lực cho hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa và hô hấp.
Chế biến thực phẩm theo cách thanh đạm, hạn chế chiên xào và nêm nhiều gia vị như mặn, cay nóng.
Thức ăn được chế biến ở dạng lỏng, mềm, cắt nhỏ để người bệnh dễ nhai nuốt và tiêu hóa.
Khuyến khích người bệnh tự thao tác ăn uống để tăng cơ hội cử động tay, để họ nhai nuốt chậm rãi và không thúc ép.
- Chăm sóc vệ sinh sạch sẽ
Làm sạch cơ thể người bệnh xuất huyết não nhẹ bằng nước ấm, lau khô trước khi mặc đồ và thay quần áo sạch mỗi ngày.
Thay đổi tư thế nằm sang các bên từ 2 – 3 giờ/lần để máu lưu thông dễ dàng, tránh hầm bí và lở loét da.
Xoa bóp cơ thể người bệnh xuất huyết não nhẹ bằng phấn rôm hoặc rượu thuốc giúp phòng ngừa nguy cơ lở loét da.
- Phục hồi chức năng vận động sớm
Hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các động tác co duỗi chân tay 2 lần/ngày để các cơ được vận động, không bị co cứng sau tai biến xuất huyết não nhẹ.
Xoa bóp các chi, các khớp cho bệnh nhân để giảm thiểu nguy cơ teo cơ, cứng khớp do nằm lâu trên giường bệnh.
Tập cho bệnh nhân chuyển đổi các tư thế nằm nghiêng, ngồi dậy, đứng dậy, sử dụng xe lăn hoặc nạng,…
Cho bệnh nhân điều trị kết hợp vật lý trị liệu bằng điện châm, thủy châm.
4. Điều trị xuất huyết não nhẹ bằng bài thuốc Đông y An Cung Trúc Hoàn
Bên cạnh các phương pháp điều trị cấp cứu và chăm sóc phục hồi sau xuất huyết não nhẹ, người bệnh có thể dùng kết hợp sản phẩm bảo vệ sức khỏe như An Cung Trúc Hoàn có tác dụng hồi sinh các tế bào hồng cầu huyết, làm lành các tổn thương não bộ, thúc đẩy lưu thông máu đến các phần cơ thể tê yếu, điều hòa huyết áp, bồi bổ thể trạng toàn diện và ngăn ngừa nguy cơ tiến triển của đột quỵ xuất huyết não nặng trong tương lai.
Điểm nổi bật của sản phẩm Đông dược An Cung Trúc Hoàn chính là công thức bí truyền từ một bài thuốc rất lâu đời của các Thái y dòng họ Nguyễn Quý dùng để chữa bệnh tai biến liệt giường cho vua chúa trong triều đình. Cho đến nay, bài thuốc đã được hoàn thiện về các mặt như thành phần, cách bào chế và quy cách sản phẩm nhằm gia tăng công hiệu và sự tiện dụng cho người dùng.
Không những vậy, sản phẩm đã trải qua kiểm chứng lâm sàng trên hơn 1,000 bệnh nhân bị xuất huyết não, nhồi máu não, nhũn não,… và cho thấy kết quả khả quan chỉ sau 7 – 10 ngày điều trị. Do thuốc được tổng hợp từ 100% dược liệu tự nhiên gồm Thiên Trúc Hoàng, Ô Rô, Nấm Lim Xanh, Sỏi Mật Bò, Đảng Sâm, Địa Long và không tìm thấy bất cứ thành phần tân dược nào khác nên rất lành tính, an toàn cho sức khỏe người dùng dù là với thể xuất huyết não nhẹ hay nặng.
Kết luận:
Xuất huyết não nhẹ có thể tiến triển thành một cơn xuất huyết não nặng và gây nguy hiểm trong tương lai nếu không được điều trị từ sớm. Để có một liệu trình phòng ngừa và chữa trị dứt điểm xuất huyết não nhẹ bằng thuốc Đông y An Cung Trúc Hoàn, các bác chỉ cần nhấc máy liên lạc với Lương y Nguyễn Quý Thanh ngay qua số hotline 0901.70.55.66 hoặc trao đổi trực tuyến qua website www.anhcungtruchoan.com.
bác cho cháu hỏi, người nhà cháu bị suất huyết não nhẹ và giờ đã ra viện thế có dùng được không ạ
Chào cháu, cháu vui lòng liên hệ số 0901705566 đễ được hỗ trợ
tôi đã uống hết 4 lọ rồi , tôi thấy sức khỏe cũng dần bình phục dạo này tôi an được nhiều cơm hơn và đi lại thấy nhẹ nhàng hơn lắm,
Vâng cảm ơn bác, với trường hợp của bác đang dần bình phục bác kiên nhẫn sử dụng cho khỏe hẳn.
Có gia đình tôi quen biết khi bệnh nhân bị xuất huyết não không chữa trị kip thời bị mất , hoặc nằm liệt 1 đến 2 năm họ cũng mất, nên rất may mắn cho ba tôi là phát hiện và chữa trị kịp thời, giờ đã khỏe hơn rồi