Cách cấp cứu tai biến mạch máu não là kỹ năng mà nhiều người cần có phòng những trường hợp sử dụng khi cần thiết nhất là khi trong gia đình có người cao tuổi (đối tượng dễ bị triệu chứng đột quỵ, tai biến và xuất huyết não).
Cách cấp cứu bệnh nhân bị tai biến
Trong bài viết này, chúng tôi xin gửi tới các bạn thông tin hướng dẫn các cấp cứu bệnh nhân tai biến mạch máu não đơn giản và nhanh chóng nhất để có thể sơ cứu ngay và đưa bệnh nhân đến bệnh viện chữa trị.
Triệu chứng tai biến mạch máu não nhẹ (tai biến thoáng qua)
Tai biến mạch máu não nhẹ được hiểu như một cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua, các triệu chứng giống như đột quỵ nhưng biến mất trong vòng từ 1 đến 2 giờ.
Theo kết quả thống kê cho thấy, tại Việt Nam trung bình mỗi năm có hàng nghìn người mắc mới và cũng rất nhiều ca bệnh tử vong vì tai biến mạch máu não. Tuy bệnh thường diễn ra nhanh, đột ngột nhưng chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết các dấu hiệu của tai biến mạch máu não để phòng ngừa những hậu quả nghiêm trọng cũng như ngăn chặn nguy cơ tử vong cho người bệnh.
Tai biến mạch máu não có thể khiến người bệnh bị liệt, hôn mê, thậm chí tử vong tùy thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng và mức độ trầm trọng của tổn thương.
Tai biến nhẹ thường xảy ra ở những người có yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, bệnh tim mạch… Dấu hiệu để nhận biết cơn tai biến sắp xảy ra là người bệnh đột nhiên bị giảm thị lực, nói khó, yếu hoặc nằm liệt hẳn một bên tay, chân, liệt nửa người, chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu không rõ nguyên nhân…
Dưới đây là các triệu chứng tai biến mạch máu não cần phải cảnh giác:
- Nhức đầu dữ dội, đột ngột. Triệu chứng này có ở trên 50% số bệnh nhân.
- Đột nhiên thấy chóng mặt, ù tai, choáng váng. Một bên chân bị yếu hẳn, không vững.
- Đột nhiên một bên tay không cầm nắm chắc được đồ vật, dễ rơi thìa, đũa, bát. Nhặt lại vật dụng để rơi một cách khó khăn.
- Đột nhiên rối loạn ngôn ngữ: nói khó, nói ngọng, mọi người không hiểu được bệnh nhân nói gì. Triệu chứng này có thể chỉ diễn ra trong ít phút, nhưng cũng có thể kéo dài cả ngày trước khi tai biến nghiêm trọng xảy ra: bệnh nhân không còn khả năng phát ngôn.
- Đột nhiên bệnh nhân có cảm giác như kim châm, kiến đốt ở đầu chi tay, chân, một nửa bên trên người.
- Xuất hiện những “khoảng vắng”: thỉnh thoảng bệnh nhân như mất hẳn sự kiểm soát của chính mình. Đang nói bỗng mất ngang trong giây lát mới lại tiếp tục được câu chuyện. Để rơi vật dụng trong tay mà không biết để rồi vài giây sau mới sực nhớ ra và nhặt lên.
- Những rối loạn trí thức: bệnh nhân đột nhiên mất định hướng trong vài phút, vài giờ. Thoáng quên, thoáng điếc, mất định hướng về không gian và thời gian.
- Đột nhiên xuất hiện cảm giác như có ruồi bay trước mắt, mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần, hoặc một hai bên trong giây lát.
Đối với cách trường hợp tai biến thoáng qua có thể sử dụng thuốc hoặc các phương pháp tập luyện ăn uống để lấy lại cân bằng, thể trạng tốt nhất cho cơ thể. Các bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây (Chú ý: Chỉ nên tham khảo nên theo chỉ định của bác sĩ)
Mục đích là phòng ngừa các cơn thiếu máu não thoáng qua tiếp theo và đột quy.
Dùng thuốc:
Với bệnh tai biến nhẹ, bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc chống đông máu. Đây là giải pháp thường được áp dụng cho các bệnh nhân bị tai biến nhẹ do bệnh tim hoặc chứng phình mạch bóc tách. Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng thuốc chống kết dính tiểu cầu như aspirin với liều lượng, cách dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần chú ý tuân thủ đúng đơn thuốc và hướng dẫn của các bác sỹ và dược sỹ chuyên khoa.
Có thể áp dụng phẫu thuật:
Trong trường hợp phát hiện có hiện tượng hẹp lên đến 70% hoặc hơn so với đường kính lòng mạch, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nhằm khai thông động mạch cảnh hoặc động mạch sống ngoài sọ.
Tư vấn điều chỉnh thay đổi nề nếp sinh hoạt:
- Tập thể dục: người trưởng thành cần tập thể lực tối thiểu 150 phút mỗi tuần với cường độ tập trung bình hoặc 75 phút mỗi tuần với cường độ cao.
- Chế độ ăn: giảm muối và tăng kali giúp hạn chế tăng huyết áp. Nên ăn nhiều thức ăn rau, củ, quả. Hạn chế mỡ động vật.
- Hạn chế bia, rượu. bỏ thuốc lá.
Đối với các trường hợp tai biến mạch máu não cần phải xử lý nhanh để tránh để lại những di chứng cho bệnh nhân. PGS.TS Mai Duy Tôn, Trưởng phòng Cấp cứu 1, BV Bạch Mai cho biết, đột quỵ là căn bệnh khiến người bệnh tử vong rất nhanh, nếu không cũng sẽ để lại những di chứng hết sức nặng nề, thường gặp ở người huyết áp cao, tiểu đường.
Theo PGS Tôn, thời gian vàng trong đột quỵ để đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế chuyên sâu là 4,5-6 giờ đầu. Khi đó các bác sĩ tại bệnh viện lớn sẽ dùng phương pháp tiêu sợi huyết để chữa trị, tránh di chứng.
“Tuy nhiên do không có có kiến thức, nhiều gia đình để bệnh nhân ở nhà cho dùng thuốc không rõ nguồn gốc, sử dụng phương pháp truyền miệng không đúng, sau đó nửa ngày hoặc vài ngày mới vào cấp cứu làm lỡ mất cơ hội tối ưu để chữa trị”, PGS Tôn chia sẻ.
Với các dấu hiệu trên, đến 90% là bị đột quỵ vì vậy cần những biện pháp sơ cứu đột quỵ não kịp thời.
Xem thêm: 10 dấu hiệu tai biến mạch máu não chớ nên chủ quan
Hướng dẫn cấp cứu người bị đột quỵ và tai biến
Cách xử lý khi bị tai biến mạch máu não, cách chữa đột quỵ kịp thời để cứu người bệnh sẽ là những thông tin cần phải biết để cứu người cũng như xử lý đúng cách sẽ giúp người bệnh tránh được những di chứng nặng nề sau này.
Bước 1: Gọi ngay xe cấp cứu 115
Bước 2: Trong khi chờ xe cấp cứu 115, càng nhanh càng tốt cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng cao đầu 30-45 độ, mặc quần áo thoáng.
Cách xử lý khi bị tai biến mạch máu não, cách chữa đột quỵ kịp thời để cứu người bệnh sẽ là những thông tin cần phải biết để cứu người cũng như xử lý đúng cách sẽ giúp người bệnh tránh được những di chứng nặng nề sau này.
Bước 3: Liên tục kiểm tra tình trạng người bị đột quỵ
Nếu bệnh nhân ngừng tim, cần cấp cứu ngừng tuần hoàn, kêu gọi người xung quanh hỗ trợ.
Trường hợp bệnh nhân bị nôn, cần xoay người bệnh nhân sang 1 bên, để tránh đờm, dãi chui vào mũi, phổi.
Nếu người bệnh bị co giật, phải lập tức dùng chiếc đũa bọc giẻ, đặt ngang miệng bệnh nhân để tránh cắn vào lưỡi.
Đặc biệt, trong thời điểm chờ 115, người nhà không nên cho người bệnh ăn hay uống bất cứ thứ gì vì nguy cơ cao bị sặc, gây nghẹt đường thở.
Bước 4: Không cho bệnh nhân ăn hay sử dụng bất kì loại thuốc nào khác.
Bước 5: Khi xe cấp cứu tới nhanh chóng đưa bệnh nhân đến chuyên khoa tai biến gần nhất
Chú ý: Bạn đang tìm giải pháp chữa trị bệnh tai biến mạch máu não?
An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc quý từ thái y triều Lê, đã giúp cho hàng ngàn bệnh nhân tai biến trở lại cuộc sống bình thường cũng như không bao giờ bị tai biến tái phát.