Vì sao tai biến bị phù chân? Làm thế nào để chữa phù chân sau tai biến? Xem ngay bài viết sau đây để tìm hiểu cách điều trị di chứng phù chân sau tai biến hiệu quả.
Phù chân là hậu quả của di chứng liệt vận động lâu ngày ở bệnh nhân sau tai biến. Cảm quan bằng mắt thường để nhận biết chứng phù là chân tăng kích thước bất thường; da căng bóng ở các vị trí phù như cẳng chân, mu bàn chân, mắt cá. Phù chân sau tai biến có thể dẫn đến phù phổi và đe dọa tính mạng con người.
Xem thêm: Tai biến là gì? Những điều cần biết về tai biến mạch máu não
1. Phù chân sau tai biến là gì?
Phù chân sau tai biến là triệu chứng thường gặp đối với bệnh nhân bị tai biến. Chân sưng phù là hiện tượng chân bị sưng tăng kích thước, vị trí thường xuất hiện ở mu bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân.
2. Nguyên nhân, biểu hiện, mức độ nguy hiểm
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phù chân sau tai biến, nhưng phổ biến nhất là do viêm tắc tĩnh mạch.
Khoảng 90% nguyên nhân phù chân sau tai biến do viêm tắc tĩnh mạch
Viêm tắc tĩnh mạch (hay huyết khối tĩnh mạch sâu) xảy ra do sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, cản trở quá trình tĩnh mạch dẫn máu về tim.
Thông thường, hệ thống tĩnh mạch chi dưới hoạt động trơn tru nhờ vào sự co giãn cơ chân giúp lưu chuyển máu từ tĩnh mạch về tim được thuận lợi.
Thế nhưng bệnh nhân sau tai biến có thể rơi vào tình trạng co cứng cơ, yếu hoặc liệt vận động làm tăng mức độ hình thành các cục máu đông trong hệ thống tĩnh mạch chân, dẫn đến tắc mạch và dồn máu vào các mô gây sưng, đau, phù chân.
Biểu hiện phù chân sau tai biến có thể nhận thấy bằng mắt thường
Người bệnh sau tai biến có biểu hiện phù chân như sau:
- Mô dưới da sưng phù lên, cảm giác như chân bị tích nước trong các tế bào
- Chân to bất thường
- Da chỗ phù căng, sáng bóng
- Cử động chân nặng nề
- Dùng tay nhấn lên vùng da của chân phù sẽ bị lõm vào vài giây.
Phù chân sau tai biến gây nhiều biến chứng về vận động, hô hấp và tim mạch
Phù chân không những giảm đi tính thẩm mỹ về ngoại hình, giới hạn chức năng vận động của người bệnh sau tai biến, mà thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng một khi huyết khối tĩnh mạch vỡ ra rồi đi từ tim bơm đến phổi, gây thuyên tắc động mạch phổi.
Một số biến chứng nghiêm trọng của chứng phù chân gồm có:
- Biến dạng chân như chân voi
- Xơ các mô dưới da
- Suy giãn tĩnh mạch
- Viêm loét chân
- Phù phổi, tắc mạch phổi gây suy hô hấp
- Suy tim dễ dẫn đến đột tử
3. Cách điều trị phù chân sau tai biến
Có nhiều cách điều trị phù chân sau tai biến từ cách thay đổi lối sống đến tập các bài tập trị liệu. Hãy cùng tìm hiểu những cách điều trị phù chân sau tai biến hiệu quả nhất nhé!
3.1. Xây dựng thói quen sống khoa học
Lối sống hàng ngày cũng là nguyên nhân gây ra nguyên nhân bị phù chân. Vì vậy cần thay đổi thói quen hàng ngày một cách tích cực hơn.
- Giảm lượng muối: Hạn chế thực phẩm nhiều muối và nước vì dễ gây tăng huyết áp, phù tĩnh mạch.
- Xoa bóp chân: Massage, vuốt ve nhẹ nhàng vùng chân bị phù để di chuyển chất lỏng ứ đọng tại khu vực tổn thương.
- Mang dụng cụ bảo hộ chân: Vớ nén là một trong các công cụ giữ áp lực cho chân phù, giúp ngăn chặn dịch tràn và ứ đọng ở mô.
- Tránh nhiệt độ cực đoan: Giữ ấm đôi chân vào mùa lạnh; hạn chế để chân bị phù tiếp xúc với nhiệt độ cao như nước tắm nóng, ánh nắng; bảo vệ chân trước sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Tự vệ sinh cá nhân: Người bệnh sau tai biến tự rèn luyện vệ sinh cá nhân như thay quần áo, đi đại tiểu tiện, đánh răng rửa mặt, lau người,… để làm sạch cơ thể, thông thoáng các chỗ bị tỳ đè do thường nằm trên giường, tránh biến chứng lở loét da và hoại tử chân phù.
3.2. Bài tập phục hồi cho người bị phù chân sau tai biến
Mục đích: Tập trung tăng khả năng dịch chuyển cơ khớp của chân; phòng tránh bại liệt; hạn chế các biến chứng và bệnh lý thứ phát do phù chân gây ra như tắc mạch chi, vỡ tĩnh mạch, tắc mạch phổi, viêm phổi, suy tim; rút ngắn thời gian điều trị liệt vận động sau tai biến.
Tùy vào mức độ liệt, khả năng thực hiện các bài tập vận động của người bệnh sau tai biến để đưa ra những phương thức phục hồi chức năng khác nhau:
Các bài tập ở tư thế nằm
1. Gấp, duỗi, xoay khớp cổ chân
Bệnh nhân nằm ngửa trên giường hoặc bàn tập, hai chân duỗi thẳng, nâng chân trái lên khỏi mặt giường khoảng 30 đến 50 độ sau đó tập duỗi khớp cổ chân, rồi gấp khớp cổ chân hoặc xoay khớp cổ chân từ phải qua trái rồi từ trái qua phải đến mức tối đa từ 10 đến 15 lần. Đưa chân trái về tư thế ban đầu, tập tương tự như vậy đối với chân phải. Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần
2. Bắt chéo chân
Bệnh nhân nằm ngửa trên giường hoặc bàn tập, hai chân duỗi thẳng, sau đó nâng hai chân lên khỏi mặt giường rồi tập bắt chéo chân trái qua chân phải rồi chân phải qua chân trái luân phiên từ 10 đến 15 lần. sau đó đưa hai chân trở lại vị trí ban đầu trên mặt giường. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.
3. Đạp xe đạp
Bệnh nhân nằm ngửa trên giường hoặc bàn tập, nâng hai chân lên khỏi mặt giường, gấp khớp háng và khớp gối sau đó tập như là đạp xe đạp với cả hai chân từ 10 đến 15 lần. Sau đó đưa hai chân trở lại vị trí ban đầu trên mặt giường. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.
Các bài tập ở tư thế ngồi trên ghế
1. Nâng cẳng chân
Người tập ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc; lưng thẳng; trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai mông và hai chân. Sau đó tập luân phiên nâng bàn chân phải lên khỏi sàn nhà, duỗi thẳng chân phải, rồi đưa chân phải về vị trí ban đầu, tập tương tự với chân trái, mỗi chân từ 10 đến 15 lần, sau đó tập với cả hai chân như vậy. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.
2. Nhón gót chân
Người tập ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp như bài tập ở trên sau đó thực hiện tập nhón gót chân (nâng chân lên cho đến khi khớp cổ chân duỗi thẳng chỉ còn các đầu ngón chân sát sàn nhà rồi đưa trở lại vị trí bắt đầu) luân phiên chân trái rồi chân phải, sau đó là cả hai chân cùng một lúc, tập từ 10 đến 15 lần như vậy. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.
3. Gấp và duỗi hoặc xoay khớp cổ chân
Người tập ngồi trên ghế như trên sau đó nâng chân trái lên khỏi sàn nhà, duỗi thẳng rồi tập gấp và duỗi khớp cổ chân trái đến mức tối đa (hết tầm vận động) hoặc nâng mũi bàn chân phải lên khỏi sàn nhà chỉ có gót chân sát trên sàn nhà rồi tập xoay khớp cổ chân vào trong, ra ngoài từ 10 đến 15 lần sau đó đưa chân trái về vị trí ban đầu, tập tiếp như vậy đối với chân phải từ 10 đến 15 lần. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.
Các bài tập ở tư thế đứng
1. Gấp và duỗi khớp hoặc cổ chân
Bệnh nhân đứng, nhấc một chân lên khỏi sàn nhà rồi tập gấp, duỗi khớp cổ chân đến mức tối đa hoặc xoay khớp cổ chân từ trong ra ngoài rồi từ ngoài vào trong từ 10 đến 15 lần. Đứng trở lại tư thế ban đầu, nhấc chân kia lên khỏi sàn nhà và thực hiện các bài tập như với chân đã làm. Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần.
2. Nhấc cao chân bước tại chỗ
Bệnh nhân đứng sau đó tập bước tại chỗ 15 đến 20 bước bằng cách tạo các bước chân cao hơn so với bước đi thông thường. Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần
3. Ngồi xuống và đứng lên nhón gót chân
Bệnh nhân đứng thẳng có thể vịn vào một vật gì đó bên cạnh để đỡ nếu cần, sau đó ngồi xuống giống như ngồi xổm được khoảng một nửa thì lại đứng thẳng lên, rồi nhón gót để đứng trên đầu các ngón chân, rồi sau đó ngồi xuống, làm lại từ 10 đến 15 lần. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.
4. Bước đi bằng mũi hoặc gót bàn chân
Bệnh nhân đứng thẳng sau đó nâng hai gót chân lên để đứng bằng mũi bàn chân hoặc nâng hai mũi bàn chân lên để đứng bằng hai gót chân rồi bước đi khoảng 15 đến 20 bước bằng mũi bàn chân (đi nhón gót). Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần như vậy
Nếu phải đứng lâu từ 30 phút đến 1 giờ, bạn nên thực hiện các động tác tập trên 1 lần
Lưu ý rằng quá trình thực hiện hồi phục chức năng vận động, phòng tránh chứng phù chân sau tai biến cần được lên kế hoạch chi tiết và có sự hướng dẫn, giám sát, giúp đỡ của nhân viên y tế hoặc người nhà nhằm tránh các rủi ro cứng khớp, té ngã, gãy xương trong khi người bệnh tập luyện và sinh hoạt hằng ngày.
3.3. Dùng thuốc điều trị phù chân sau tai biến
- Nhóm thuốc chống đông máu
Mục tiêu: Điều trị bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới – là nguyên nhân chính gây phù chân sau tai biến, ngăn chặn sự lan rộng của các cục máu đông đến phổi, giảm nguy cơ thuyên tắc mạch phổi.
Hiện nay có 03 nhóm thuốc chống đông máu được sử dụng phổ biến dưới dạng uống, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch, bao gồm: Heparin, thuốc kháng vitamin K, thuốc chống tập kết tiểu cầu (Aspirin, Clopidogrel, Ticlopidine, Dipyridamole, Triflusal).
Khi sử dụng các loại thuốc chống đông máu thời gian dài hoặc quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ như bầm tím dưới da, chảy máu bất thường (như máu cam, máu chân răng, đi tiểu ra máu), loét chân, đau bụng, xuất huyết nội tạng, xuất huyết não nguy hiểm đến tính mạng.
- Nhóm thuốc lợi tiểu (Đây là nhóm thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng chứ không điều trị nguyên nhân bệnh)
Mục tiêu: Tăng đào thải muối và nước qua đường bài tiết, giảm tích nước trong hệ thống tuần hoàn và giảm áp lực lên tĩnh mạch, từ đó giảm hiện tượng phù chân.
Thuốc lợi tiểu có 03 nhóm chính là: Thiazid, thuốc lợi tiểu quai (Furosemide, Furosemide,…) và thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali (Spironolacton, Amiloride,…).
Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc lợi tiểu để chống phù chân sau tai biến có thể dẫn đến hiện tượng tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, yếu cơ, tăng nguy cơ mắc tiểu đường và bệnh gout,…
4. Chữa phù chân sau tai biến bằng thuốc Đông y An Cung Trúc Hoàn
An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc Đông y có công dụng chữa tai biến (chính là điều trị các di chứng) và hỗ trợ phục hồi chức năng sau tai biến.
Thuốc có nguồn gốc từ phương thuốc chữa tai biến liệt giường bí truyền của các Thái y triều đại nhà Lê được lương y Nguyễn Quý Thanh dày công nghiên cứu và phát triển.
An Cung Trúc Hoàn được bào chế từ 6 thành phần dược liệu chính có trong tự nhiên gồm cây Ô Rô, Sỏi Mật Bò, Đảng Sâm, Trúc Hoàng, Nấm Linh Xanh, Địa Long dưới dạng cao lỏng, dễ sử dụng và hoàn toàn không gây tác dụng phụ.
Vì là thuốc Đông y nên An Cung Trúc Hoàn điều trị bệnh theo cơ chế “lấy nhân bệnh làm gốc”, giúp người bệnh giải quyết tường tận căn nguyên gây ra di chứng phù chân sau tai biến.
Quá trình chữa bệnh tiến triển theo từng mục tiêu, từ phục hồi chức năng thần kinh của não bộ (đây là trung ương điều khiển mọi hoạt động cơ thể) cho đến phục hồi chức năng vận động (là sức mạnh của hệ thống cơ bắp). Cụ thể như sau:
- Tái khôi phục thần kinh: Hồi sinh các tế bào não bị hư hại sau tai biến, giúp não tái thiết lập cấu trúc và chức năng để điều hành các bộ phận khác trên cơ thể, người bệnh có ý thức cử động các chi để không rơi vào tình trạng yếu liệt, phù chân, hoại tử.
- Thông kinh lạc: Tiêu trừ các huyết khối trong lòng mạch, thông sạch mạch máu sau tai biến, duy trì dẫn lưu máu từ hệ thống tĩnh mạch về tim để máu đi nuôi các chi được thuận lợi, tránh hiện tượng ứ đọng máu ở mô gây phù chân.
- Bổ thận: Các thành phần trong thuốc đều là cây thuốc bổ, đặc biệt là Nấm Linh Xanh giúp tăng trao đổi chất, đào thải độc tố, kích thích người bệnh sau tai biến ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc, bớt căng thẳng để cơ thể tạo ra năng lượng và đề kháng tự nhiên. Khi có cơ bắp mạnh hoạt, tinh thần minh mẫn sẽ hỗ trợ việc trị liệu, tập luyện phục hồi chức năng cử động của chân tay đạt kết quả cao, tránh tình trạng phù chân do yếu liệt.
Có thể thấy, chứng phù chân ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình và khả năng vận động của người bệnh sau tai biến mà nguyên nhân chính là do huyết khối tĩnh mạch sâu dưới chi gây ra. Bệnh chứng có thể tiến triển nghiêm trọng thành phù phổi, suy tim và gây tử vong nhanh nên người bệnh cũng như gia đình cần hết sức cẩn trọng.
Khi quý cô bác hoặc người thân đang gặp phải tình trạng phù chân, xin đừng ngần ngại nhấc máy gọi đến Lương y Nguyễn Quý Thanh theo số
0901 70 55 66 để được thăm khám, chẩn bệnh và tư vấn phác đồ điều trị các di chứng vận động sau tai biến phù hợp nhất.
Hiện tại hiện tượng phù chân của ba cháu đã đỡ hơn sau khi uống hết 3 lọ thuốc an cung trúc hoàn, cháu đang tính cho ba uống thêm để xem tình hình sao ạ
bà nhà tôi bị tai biến hai lần rồi mà lần 2 tôi lại đươc người quen giới thiệu uống mấy lọ mà thấy hiệu quả đấy,may cũng qua khỏi được giờ tôi cũng chỉ phục vụ cơm nước còn bà tự vệ sinh cá nhân được. cũng may mà biết được đến thuốc an cung trúc hoàn
vâng cảm ơn bác, chúc bác gái mau bình phục ạ
Nhà cháu sức khỏe đã tốt lên, hiện tượng phù chân cũng hết rồi ạ
sau khi bị tai biến chân ba con bị phù nề nặng, sau khi uống hết 6 lọ sức khoẻ của ba con đã tốt lên, chân cũng hết phù nề, con muốn đặt thêm 3 lọ cho ba uống duy trì ạ