Bị méo miệng vừa là triệu chứng, lại là di chứng đột quỵ não do liệt dây thần kinh số VII gây ra. Tai biến nhẹ không gây tử vong nhưng để lại di chứng méo miệng có thể trở thành khuyết tật suốt đời, khiến người bệnh cảm thấy tự ti về ngoại hình, bất tiện trong sinh hoạt.
1. Tai biến nhẹ méo miệng: Nguyên nhân và biểu hiện
Nguyên nhân chính của tai biến méo miệng do liệt dây thần kinh ngoại biên số VII
Dây thần kinh ngoại biên số VII phụ trách vận động các cơ bám da mặt, da cổ, xương bàn đạp tai giữa, cũng như chi phối bài tiết của tuyến nước mắt, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi, tuyến niêm mạc dịch của mũi, vị giác ở ⅔ lưỡi trước và cảm giác ở vòm miệng.
Khi tai biến mạch máu não xảy ra, các mạch máu bị ách tắc hoặc chảy máu dễ gây phù, chèn ép lên dây thần kinh này.
Khi dây thần kinh số VII ngưng hoạt động là làm cho mặt tê cứng, miệng méo, cơ mặt chảy xệ, khó phát âm rõ chữ. Một số trường hợp người bệnh kèm theo các biểu hiện bất thường khác như mắt không khép, ù tai, chân tay tê bì, mất vị giác,…
Nhận biết tai biến méo miệng qua những biểu hiện bất thường trên vùng mặt
Tê khóe miệng và mặt là dấu hiệu khởi đầu của tai biến nhẹ méo miệng, một số dấu hiệu nhận biết khác bao gồm:
- Mất cân đối hai bên mặt, nửa bên mặt bị co thắt
- Một nửa miệng, nhân trung bị lệch sang bên lành
- Khó cười nói, khó súc miệng; khi ăn hoặc uống nước dễ bị rơi vãi, trào nước dãi ở một bên góc miệng
- Khó điều khiển các cử động cơ mặt như phồng má, há miệng tròn vành, chu miệng, huýt sáo, cười, nhăn trán, khép mắt,…
- Bị méo miệng có thể kèm theo ngủ mở mắt, ù tai, mắt mờ, tê bì chân tay, giảm trí nhớ, tê lưỡi và mất vị giác…
2. Cách điều trị tai biến méo miệng
Làm cách nào để điều trị phục hồi di chứng tai biến méo miệng? Cùng điểm qua 04 phương pháp phổ biến sau:
Châm cứu chữa tai biến méo miệng
Trong Đông y, khi tác động vào các huyệt tình minh, nghinh hương, hạ quan, giáp xa, địa thương, thái dương, ấn đường, toản trúc, ngư yêu, ty trúc không, đồng tử liêu, quyền liêu, phong trì, ế phong, giảo cơ, hạ địa thương, thừa tương có thể điều trị các di chứng liệt mặt, méo miệng, liệt dây thần kinh số VII.
Một liệu trình điều trị di chứng méo miệng do tai biến kéo dài từ 10 – 15 ngày, thực hiện liên tục mỗi ngày 1 lần. Trong 4 – 6 tuần sau đó, tần suất châm cứu có thể cách giãn 2 ngày/lần. Nếu kết hợp với các liệu pháp khác như bấm huyệt, xoa bóp, cấy chỉ, bài tập trị liệu,… sẽ càng đẩy nhanh thời gian hồi phục di chứng méo miệng.
Xem thêm: Cách chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não hỗ trợ hồi phục nhanh hơn
Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng miệng méo do tai biến
- Dùng sóng ngắn
Vật lý trị liệu dùng sóng ngắn được áp dụng cho bệnh nhân tai biến méo miệng ngay từ những ngày đầu nhập viện. Bằng cách dùng bức xạ điện từ có bước sóng tính theo mét (phổ biến nhất là bước sóng 11,2m) tạo ra từ dòng điện siêu cao tần chạy trong điện cực kim loại.
Phương pháp này giúp kháng viêm, giảm đau tại dây thần kinh bị tổn thương, giảm thiểu ứ đọng huyết khối trong lòng mạch.
- Năng ăn nhiều bữa và giao tiếp
Ăn và nói là hai kỹ năng cơ bản trong điều trị tai biến nhẹ méo miệng do người bệnh có thể luyện các cử động liên hoàn của hàm, má, môi, cằm, lưỡi.
Chia bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để cơ miệng hoạt động thường xuyên, linh hoạt hơn, giảm đi gánh nặng cho hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn. Bên cạnh đó, năng giao tiếp còn là cách giúp người bệnh khắc phục được chứng suy giảm trí nhớ, trầm cảm sau tai biến.
- Tập di chuyển khớp hàm
Cách 1: Người bệnh giữ đầu thẳng đứng, nhẹ nhàng đẩy hàm dưới (phần cằm) từ trái qua phải, rồi ngược lại từ phải qua trái, lặp lại nhiều lần để điều chỉnh cơ miệng bị méo, kéo lại sự săn chắc của vùng mặt.
Cách 2: Người bệnh há miệng giả ngáp nhiều lần, khẩu hình vừa mở vừa lấy tay xoa bóp huyệt một trong hai bên miệng, nếu miệng méo bên phải thì bấm mạnh vào huyệt bên trái và ngược lại.
- Bài tập khác
Người bệnh tai biến có thể tập nhai kẹo cao su, uống nước bằng ống hút, thổi bong bóng, thè lưỡi thu về nhiều lần,… giúp tăng độ linh hoạt của khớp hàm, chống co cứng cơ miệng.
Thuốc điều trị tai biến méo miệng
- Nhóm corticoid kháng viêm
Gồm các loại thuốc: Prednisolon uống 2 – 4 viên/ngày hoặc Solumedrol uống 40mg x 1 lọ/ngày.
Công dụng: Kháng viêm, giảm sưng đau do dây thần kinh vận động bị chèn ép, viêm.
Tác dụng phụ: Mất ngủ, dễ kích động, ảo giác, thay đổi nội tiết, rối loạn tiêu hóa, đau khớp, nhiễm trùng đường hô hấp trên, tăng đường huyết, mỏng da, giảm thị lực,…
- Nhóm thuốc giãn mạch
Gồm các nhóm thuốc: Nhóm chẹn kênh canxi (Amlodipin, Diltiazem, Felodipine,…), nhóm chẹn alpha (Doxazosin, Prazosin, Terazosin,…), nhóm chẹn beta (Acebutolol, Atenolol, Bisoprolol,…), nhóm ức chế men chuyển (Benazepril, Captopril, Cilazapril,…).
Công dụng: Làm giãn tĩnh mạch và thành động mạch, tăng lưu thông máu trong lòng mạch, tránh gây phù hoặc chèn ép lên dây thần kinh VII ngoại biên gây méo miệng.
Tác dụng phụ: Buồn nôn ói, chóng mặt, ợ nóng, đau khớp,…
- Nhóm tái tạo bao myelin và tăng dẫn truyền thần kinh
Gồm có các nhóm: Thuốc tăng tuần hoàn thần kinh (Vinpocetin, Cinnarizin, Flunarizin, Gingko biloba,…); thuốc tái tạo bao myelin (Diazoxid, vitamin B1, B6, B12 liều cao,…); thuốc tăng chuyển hóa tế bào thần kinh (Cerebrolysin, Raubasin, Vincamin, Piracetam,…).
Công dụng: Tăng chuyển hóa nội tại trong tế bào thần kinh, thúc đẩy tuần hoàn máu não, khôi phục các các dây thần kinh vận động ngoại biên chi phối đến cơ bám da mặt để chúng không bị co cứng, hạn chế liệt mặt và méo miệng.
Tác dụng phụ: Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn ói, đau đầu, rối loạn tiêu hóa,…
Phẫu thuật chữa tai biến méo miệng
Điều trị trước phẫu thuật luôn được ưu tiên hàng đầu. Trong trường hợp tai biến méo miệng chuyển sang giai đoạn nặng, việc áp dụng các phương pháp trên đều không khả quan trong vòng 3 tháng đến 2 năm thì lúc này bệnh nhân mới được chỉ định phẫu thuật.
Các hình thức điều trị ngoại khoa cho người bị tai biến méo miệng gồm có: Phẫu thuật thay thế dây thần kinh số VII hoặc phẫu thuật chuyển cơ vi phẫu (thường là cơ đùi) để thay thế khối cơ mặt bị tê liệt. Kết quả phục hồi di chứng méo miệng sau phẫu thuật là khá cao nhưng có thể gây tổn thương, yếu liệt dây thần kinh tại một số nơi cung cấp cơ.
3. Điều trị di chứng tai biến méo miệng bằng thuốc Đông y An Cung Trúc Hoàn
An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc nổi danh trong giới Đông y đã lâu, được bào chế từ các dược liệu quý trong dân gian như Ô Rô, Ngưu Hoàng, Đảng Sâm, Trúc Hoàng, Nấm Linh Xanh, Địa Long.
Bản chất thuốc không điều trị chứng tai biến méo miệng, mà thuốc triệt tiêu căn nguyên bệnh tai biến, từ đó ngăn ngừa hoặc cải thiện di chứng méo miệng do liệt dây thần kinh số VII gây ra.
Người bệnh tai biến uống An Cung Trúc Hoàn có thể thay thế cho các loại thuốc Tây y về lâu về dài bởi các công dụng sau:
- Tiêu trừ các huyết khối trong lòng mạch, thông sạch mạch máu sau tai biến, duy trì hoạt động dẫn lưu máu trong hệ thống mạch, tránh hiện tượng tắc nghẽn hoặc vỡ mạch gây chèn ép các dây thần kinh vận động.
- Thông sạch lòng máu, trôi chất cặn bẩn bám trên thành mạch để máu dẫn lưu đến toàn bộ cơ thể, khôi phục chức năng vận động cho các vị trí bị yếu, liệt sau tai biến như liệt mặt, méo miệng, tê bì tay chân.
- Thúc đẩy tuần hoàn máu não để tăng chuyển hóa trong các tế bào thần kinh, hồi phục cấu tạo và chức năng của dây thần kinh bị tổn thương.
- Điều hòa huyết áp, giảm cholesterol trong máu, tăng sức bền cho thành mạch,… để ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông trong não mới dẫn đến tái phát đột quỵ hoặc các bệnh lý thứ cấp.
- Kích thích người bệnh sau tai biến ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc, bớt căng thẳng để cơ thể tạo ra năng lượng và đề kháng tự nhiên. Khi có cơ bắp khôi phục, tinh thần minh mẫn sẽ hỗ trợ việc tập luyện vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cử động của cơ mặt đạt kết quả cao, tránh tình trạng bị tai biến méo miệng.
Có thể thấy, méo miệng là dạng khuyết tật thường gặp sau tai biến do liệt dây thần kinh số VII nhưng có thể được điều trị tích cực bằng bài thuốc Đông y An Cung Trúc Hoàn kết hợp với phương pháp trị liệu, phục hồi chức năng cơ mặt và chế độ dinh dưỡng khoa học. Hy vọng rằng, những thông tin trên sẽ giúp người bệnh vượt qua di chứng méo miệng, sớm trở lại sinh hoạt bình thường nhất.
Khi quý cô bác hoặc người thân đang gặp phải tình trạng liệt mặt, méo miệng do tai biến, xin đừng ngần ngại nhấc máy gọi đến Lương y Nguyễn Quý Thanh theo số 0901 70 55 66 để được thăm khám, chẩn bệnh và tư vấn phác đồ điều trị hồi phục di chứng phù hợp nhất.
Xem nhiều: Top các nhãn thuốc trị tai biến tốt nhất trên thị trường hiện nay