Thiếu máu não nên uống thuốc gì? Thuốc thiếu máu não nào hiệu quả? Bài viết sau đây sẽ tổng hợp top 10 nhóm thuốc trị thiếu máu não tốt nhất hiện nay.

Tuần hoàn máu não có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ oxy và các dưỡng chất đến các tế bào não để não có đủ năng lượng điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Do đó, khi lượng máu tới não giảm gây ảnh hưởng tới các hoạt động chức năng của não, gây nhiều tác động xấu tới sức khỏe con người, gọi là thiếu máu não.

Thiếu máu não có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng tập trung, giảm trí nhớ,… làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy sử dụng thuốc trị thiếu máu não là phương pháp chữa bệnh cần thiết cho bệnh nhân .

Vậy bị thiếu máu lên não nên uống thuốc gì? Thuốc chữa trị thiếu máu não nào an toàn và hiệu quả?

Dưới đây là 10 loại thuốc chữa trị thiếu máu não mà bạn không nên bỏ qua:

1. Thuốc Đông y An Cung Trúc Hoàn

Bị thiếu máu não nên uống thuốc gì? An Cung Trúc Hoàn là một trong số ít thuốc điều trị thiếu máu não trên thị trường có hiệu quả quả chữa bệnh thực sự mà không không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng.

An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc Đông y do lương y Nguyễn Quý Thanh kế thừa, được chứng nhận lâm sàng về hiệu quả phòng ngừa, điều trị cũng như hỗ trợ phục hồi sau điều trị tai biến.

Với các thành phần có trong An Cung Trúc Hoàn, thuốc có tác dụng phòng ngừa và điều trị thiếu máu não:

  • Ngăn chặn hình thành các cục máu đông hay hạn chế sự gia tăng kích thước của các cục máu đông: thuốc có tác dụng ức chế sự kết dính của các tiểu cầu thành cục máu đông, tránh nguy cơ tắc mạch máu, rất có hiệu quả trong phòng và chống thiếu máu não
  • Đánh tan các cục máu đông: Địa long có khả năng làm tiêu sợi huyết tự nhiên, làm đứt các sợi fibrin-là tác nhân chính hình thành các cục máu đông trong lòng mạch
  • Loại bỏ các mảng bám, giảm cholesterol trong máu, thông sạch lòng máu: Địa long, Ô rô, Nấm linh xanh có tác dụng làm giảm nguy cơ tắc mạch máu não do cholesterol tăng cao, làm xơ vữa động mạch, gây nghẽn dòng chảy của máu lên não, thông sạch lòng mạch để máu dẫn lưu oxy và dưỡng chất đến toàn bộ cơ thể, nuôi dưỡng và phục hồi tế bào thần kinh não bộ
  • Cải thiện các triệu chứng của thiếu máu não: Ngưu hoàng có tác dụng giảm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung

Điểm nổi bật của An Cung Trúc Hoàng đó là loại thuốc duy nhất có chứng nhận lâm sàng về tác dụng chữa bệnh thực sự và được cấp giấy phép lưu hành theo số thứ tự 44/SYT theo quyết định số 18/QĐ-SYT ngày 03/06/2019

An Cung Trúc Hoàn là thuốc Đông y tăng cường máu lên não

2. Thuốc làm tan huyết khối

Cục máu đông được hình thành bởi các sợi tơ huyết fibrin liên kết với nhau. Thuốc tan huyết khối làm tan cục máu đông bằng cách kích hoạt enzyme plasmin, đây là một enzyme có khả năng phá vỡ các liên kết chéo giữa các phân tử fibrin. Kết quả là fibrin bị phá hủy, làm tiêu cục máu đông

Một số loại thuốc làm tan huyết khối:

  • Urokinase (Abbokinase)
  • Streptokinase (SK, Streptase)
  • Anistreplasa (Aminase)
  • Chất hoạt hóa plasminogen mô (tPA, Alteplase)
  • Reteplase (rPA, Retavase, Rapilysin)
  • Tenecteplase (Metalyse)

Lưu ý: Các cục máu đông có liên kết chéo fibrin nhiều hơn và được nén chặt hơn sẽ khó hòa tan hơn. Tác dụng phụ thường gặp của tất cả các thuốc tan huyết khối là xuất huyết. Do đó, những bệnh nhân bị chấn thương hoặc có tiền sử đột quỵ xuất huyết não thường không được dùng thuốc tan huyết khối.

3. Thuốc chống tập kết tiểu cầu

Thiếu máu não uống thuốc gì? Thuốc chống tập kết tiểu cầu là một trong các loại thuốc chữa thiếu máu não được sử dụng phổ biến hiện nay.

Nhóm thuốc chống chống tập kết tiểu cầu có nhiều loại với các cơ chế khác nhau.

Aspirin, ức chế thụ thể GP IIb/IIIa có tác dụng ngăn chặn cơ thể tiết ra men COX, men này có tác dụng “kêu gọi” tiểu cầu tập kết tại vị trí tổn thương trong thành mạch. Khi dùng Aspirin tiểu cầu sẽ không tập trung lại với nhau để hình thành cục máu đông được.

Hay dipyridamol có tác dụng ngăn cho tiểu cầu không thể kết dính vào thành mạch nên không thể tạo thành các huyết khối bám trên thành mạch. Vì vậy nhóm thuốc chống tập kết tiểu cầu là một loại thuốc trị thiếu máu lên não mà bạn nên sử dụng.

Một số loại thuốc chống tập kết tiểu cầu:

  • Aspirin (acid acetylsalicylic)
  • Dipyridamol (Persantone, Peridamol)
  • Ticlopidin (Ticlid)
  • Clopidogrel (Plavix)
  • Các chất ức chế glycoprotein IIb/IIIa receptor

Lưu ý: Thuốc được chống chỉ định cho những bệnh nhân có tiền sử bị hen suyễn, viêm loét dạ dày, tá tràng, suy gan, suy thận và phụ nữ đang có thai. Để tránh làm tăng tình trạng chảy máu gây nguy hiểm tới tính mạng, không nên kết hợp sử dụng thuốc chống tập kết tiểu cầu với loại thuốc cũng có tác dụng chống đông máu như heparin và coumarin.

4. Thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu có tác dụng ngăn chặn hay làm giảm sự đông máu, kéo dài thời gian hình thành cục máu đông. Tùy theo từng loại, thuốc chống đông máu sẽ có cơ chế khác nhau. Ví dụ như Heparin làm mất hiệu lực của thrombin (chất góp phần thúc đẩy hoạt hóa và kết tập tiểu cầu). Hay thuốc kháng vitamin K có tác dụng ức chế enzyme epoxid-reductase, làm cản trở sự kích hoạt của các yếu tố làm đông máu.

Một số loại thuốc chống đông máu phổ biến:

  • Heparin
  • Heparinoid tổng hợp
  • Hirudin
  • Thuốc kháng vitamin K (AVK)

Lưu ý: Cũng giống như các loại thuốc chữa bệnh thiếu máu não khác, thuốc chống đông máu cũng gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn. Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ khi sử dụng như: đau bụng, bầm tím dưới da, chảy máu chân răng hoặc mũi, nước tiểu và phân có màu lạ, bị rong huyết, nôn ra máu, nghiêm trọng có thể xuất huyết nội tạng hoặc xuất huyết não có thể dẫn đến tử vong.

Thuốc chống đông máu – thuốc dành cho người thiếu máu não

Xem thêm: Uống thuốc chống đông máu cần kiêng những gì

5. Thuốc ức chế cholesterol

Thiếu máu lên não uống thuốc gì? Lượng mỡ trong máu cao lâu dần sẽ lắng đọng tại thành mạch, gây tắc nghẽn máu lên não. Vì vậy thuốc ức chế cholesterol cũng là 1 thuốc trị bệnh thiếu máu não thường được chỉ định.

Một số loại thuốc ức chế cholesterol:

  • Statin
  • Ezetimibe
  • Fibrates
  • Niacin

Lưu ý:

Thuốc ức chế hấp thụ cholesterol có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, sổ mũi và đau họng, đau nhức cơ thể, đau lưng, đau ngực, tiêu chảy, đau khớp, mệt mỏi và suy nhược.

Thuốc uống thiếu máu não Ezetimibe

7. Thuốc hạ huyết áp

Khi huyết áp tăng cao sẽ làm tăng áp lực của máu lên thành mạch, mạch máu thường xuyên chịu áp lực máu cao sẽ dễ bị tổn thương, lâu dần dẫn đến xơ vữa động mạch hoặc hình thành các cục máu đông tại các vị trí tổn thương của mạch máu. Vì vậy thuốc hạ huyết áp là thuốc chữa thiếu máu lên não nhờ tác động vào căn nguyên gây bệnh.

Một số loại thuốc hạ huyết áp giúp điều trị thiếu máu não:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chẹn Beta
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB)
  • Thuốc chẹn canxi
  • Thuốc chẹn alpha
  • Thuốc chẹn alpha-beta
  • Thuốc chủ vận trung ương
  • Thuốc giãn mạch
  • Thuốc đối kháng thụ thể Aldosterone
  • Thuốc ức chế renin

Lưu ý: Chỉ nên sử dụng thuốc hạ huyết áp khi được bác sĩ kê đơn, không nên tự mua và sử dụng thuốc. Sử dụng đúng liều lượng đã được kê và thông báo kịp thời cho nhân viên y tế khi gặp các triệu chứng bất thường trong quá trình dùng thuốc hạ huyết áp

Xem thêm: Top 12 loại thuốc hạ huyết áp hiệu quả nhất cho người bệnh

8. Thuốc điều trị thiếu máu lên não Piracetam

Để bảo vệ não khỏi tình trạng thiếu hụt oxy và các dưỡng chất, thuốc trị thiếu máu não, rối loạn tiền đình Piracetam sẽ đẩy mạnh chuyển hóa oxy và glucose trên não, tăng cường sự phục hồi tổn thương, duy trì năng lượng tổng hợp não

Lưu ý: Thuốc sẽ gây ra một số tác dụng phụ như mất ngủ, đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi hoặc có thể có hiện tượng dị ứng, khó thở, sưng, nổi ban, ngứa và sốt. Một số trường hợp khác có thể gây ra ảo giác, trầm cảm

9. Thuốc trị thiếu máu não NattoKinase của Nhật Bản

Với 100% thành phần thuốc tự nhiên, thuốc có tác dụng hoạt huyết, lưu thông máu ổn định, giúp điều trị thiếu máu não mà không gây phản ứng phụ cho người sử dụng.

Tuy nhiên, thuốc phát huy tác dụng chậm, phải dùng hàng tháng mới bắt đầu thấy có chuyển biến. Ngoài ra, thuốc NattoKinase được cho là có công dụng chỉ tương đương các thuốc hoạt huyết dưỡng não nội địa nhưng giá lại cao gấp nhiều lần.

Lưu ý: Những người viêm loét nặng hoặc mới phẫu thuật, bị rối loạn chảy máu như bệnh haemophiliacs, không nên dùng Nattokinase. Những người đã bị chảy máu nội sọ, hay đột quỵ do thiếu máu cục bộ trong vòng sáu tháng không nên dùng Nattokinas.

Xem thêm: So sánh thuốc chống đột quỵ của Nhật Bản với An Cung Trúc Hoàn

10. Thuốc thiếu máu não Cinarizin

Cinarizin có tác dụng hạn chế sự co mạch của adrenalin, giúp tăng lưu lượng máu đến các tế bào não, đưa oxy và các dưỡng chất tới nuôi não.

Không chỉ vậy Cinarizin còn có tác dụng lưu thông vi mạch của não bộ và nâng cao sức đề kháng của các tế bào thiếu oxy

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc, bạn có thể gặp một số biểu hiện như buồn ngủ, đau miệng, khô họng, dị ứng, mất giọng, rối loạn nhịp tim, dễ cáu gắt, mệt mỏi.

Trên đây là 10 loại thuốc điều trị thiếu máu não hiệu quả nhất hiện nay. Các thuốc Tây y như các loại thuốc hạ huyết áp, thuốc ức chế cholesterol, Piracetam, Cinnarizin có hiệu quả chữa bệnh nhưng lại gây ra rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng, thậm chí khi thiếu máu não được chữa khỏi lại gây ra các loại bệnh nguy hiểm khác. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc Tây cần có chỉ định của bác sỹ, bệnh nhân và người nhà không nên tự ý mua thuốc về dùng. Nên lựa chọn các thuốc có nguồn gốc thảo dược hoặc các thuốc đông y, vừa có hiệu quả chữa bệnh tốt mà lại an toàn cho người dùng.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm ra loại thuốc trị thiếu máu não phù hợp với bản thân mình. Bên cạnh việc sử dụng thuốc thiếu máu não, bạn nên kết hợp với lối sống và chế độ ăn uống khoa học để tình trạng bệnh cải thiện nhanh chóng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về các loại thuốc thiếu máu não hãy liên hệ đến số điện thoại 090.170.55.66 để được Lương Y Nguyễn Quý Thanh tư vấn cụ thể hơn. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!