Thiếu máu não cục bộ là gì? Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không? Dấu hiệu, nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu lên não là do đâu? Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về bệnh thiếu máu não cục bộ.
1. Thiếu máu não là gì?
Thiếu máu não (tiếng anh là Ischemia) là sự giảm lưu lượng máu trong việc cung cấp máu cho các mô dẫn đến giảm oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình chuyển hóa tế bào.
Thiếu máu não làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng cũng như giảm khả năng loại bỏ các chất thải độc hại. Các vấn đề về mạch máu,cùng với tổn thương hay rối loạn chức năng của mô thường gây ra thiếu máu não. Điều này có nghĩa là thiếu máu não đôi khi là do co mạch, tắc mạch
Bệnh thiếu máu não là một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại do áp lực của cuộc sống và công việc, ăn nhiều chất béo có hại. Bệnh xuất hiện nhiều ở những người làm việc bằng trí óc, người cao tuổi. Tuy nhiên, nay đang có xu hướng lan nhiều sang giới trẻ do đặc thù công việc và lối sống lười vận động. Vậy thiếu máu lên não là bệnh gì?
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu lên não
Khi mắc bệnh thiếu máu não, các triệu chứng, dấu hiệu xuất hiện cả ở phụ nữ, người già và người mắc bệnh mãn tính như:
- Đau đầu, chóng mặt
- Hoa mắt, ù tai
- Nhịp tim nhanh
- Khó thở khi bạn hoạt động thể chất
- Buồn nôn và ói mửa
- Đổ mồ hôi
- Mệt mỏi
Không phải ai thiếu máu não cục bộ cũng sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng kể trên, một số người không đau hoặc có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác (còn gọi là thiếu máu não cục bộ thầm lặng).
Dấu hiệu nhận biết thiếu máu não
3. Nguyên nhân gây ra thiếu máu cục bộ và các yếu tố nguy cơ
3.1. Nguyên nhân gây ra thiếu máu cục bộ
Để có thể tìm ra phương pháp điều trị, trước hết ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra thiếu máu cục bộ. Bệnh thiếu máu não cục bộ xảy ra khi lưu lượng máu qua một hoặc nhiều động mạch bị giảm.
Lưu lượng máu lên não có thể bị chặn bởi các cục máu đông, co thắt động mạch hay có thể xảy ra do sự dày lên của thành động mạch và hẹp động mạch. Lưu lượng máu thấp sẽ làm giảm lượng oxy và các chất dinh dưỡng cho quá trình chuyển hóa tế bào. Khi động mạch bị chặn đột ngột, cơn thiếu máu não cục bộ có thể xảy ra nhanh chóng.
Các yếu tố gây ra thiếu máu cục bộ có thể kể đến như:
- Xơ vữa động mạch: Xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh não thiếu oxy, thiếu máu não cục bộ. Cholesterol và các chất khác lắng đọng vào thành mạch (gọi là mảng xơ vữa) gây hẹp lòng mạch, cản trở dòng máu lưu thông
- Cục máu đông: Các cục máu đông có thể được hình thành do các mảng bám trong xơ vữa động mạch vỡ ra. Các cục máu đông ngăn chặn động mạch, hạn chế lưu lượng máu chảy qua, cản trở dòng máu lưu thông.
- Co thắt động mạch vành: Co thắt động mạch vành là một nguyên nhân hiếm gặp gây ra thiếu máu cục bộ. Việc thắt chặt tạm thời các cơ trong thành động mạch có thể giảm nhanh hoặc thậm chí ngăn chặn lưu lượng máu lưu thông.
3.2. Các yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển thiếu máu cục bộ có thể kể đến như:
- Thuốc lá: Khi tiếp xúc lâu dài với khói thuốc lá có thể làm hỏng các động mạch, làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và giảm lưu thông máu gây ảnh hưởng lớn đến não bộ. Hút thuốc làm cho các động mạch vành bị co thắt và cũng có thể làm tăng nguy cơ đông máu.
- Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ thiếu máu cục bộ
- Huyết áp cao: Theo thời gian, huyết áp cao có thể đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến tổn thương các động mạch
- Nồng độ cholesterol trong máu cao: Cholesterol là nguyên nhân hình thành các mảng bám, nếu các mảng bám này tăng lên, có thể làm hẹp các động mạch
- Nồng độ triglyceride trong máu cao: Triglyceride (một loại mỡ máu) cũng có thể góp phần gây xơ vữa động mạch
- Béo phì: Béo phì có liên quan đến bệnh tiểu đường, huyết áp cao và mức cholesterol trong máu cao
- Số đo vòng eo: Số đo vòng eo hơn 89cm đối với phụ nữ, và 102cm ở nam giới làm tăng nguy cơ huyết áp cao, tiểu đường
- Ít hoạt động thể chất: Không tập thể dục đầy đủ góp phần gây béo phì và có thể làm tăng mức cholesterol cao hơn.
Các yếu tố nguy cơ tăng khả năng thiếu máu não
4. Bệnh thiếu máu lên não có nguy hiểm không?
Hiện nay, ngày càng có nhiều người mắc bệnh lý thiếu máu não.Theo thống kê có khoảng 2/3 người cao tuổi bị mắc chứng bệnh này. Vậy bị bệnh thiếu máu não cục bộ có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ thiếu máu não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm mà tất cả chúng ta không thể coi thường. Bệnh thiếu máu lên não gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Chỉ sau ung thư và tim mạch, thiếu máu não cục bộ được coi là bệnh lý có nguy cơ gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Nếu tình trạng thiếu máu não kéo dài sẽ dẫn tới tai biến mạch máu não với nhiều di chứng nặng nề như liệt nửa người.
5. Các biện pháp điều trị thiếu máu não cục bộ
Với sự nguy hiểm của thiếu máu não đề cập ở trên thì điều trị thiếu máu não cục bộ là vô cùng cần thiết. Mục tiêu của điều trị bệnh thiếu máu não cục bộ là phục hồi lưu lượng máu nuôi não. Tùy theo tình trạng mà bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật hay sử dụng thuốc.
5.1. Điều trị thiếu máu não cục bộ bằng thủ thuật
Bệnh nhân thiếu máu não sẽ được thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật để cải thiện lưu lượng máu như:
- Nong và đặt stent động mạch cảnh: Một ống thông được đưa vào phần hẹp của động mạch. Qua ống thông này, luồn dây dẫn và quả bóng nhỏ vào để nong rộng động mạch
- Phẫu thuật bắc cầu mạch máu não: Phẫu thuật kết nối một mạch máu từ bên ngoài não đến một mạch bên trong não để tạo một mảnh ghép cho phép máu chảy xung quanh một động mạch bị chặn hay thu hẹp
5.2. Điều trị thiếu máu não bằng thuốc
Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh thiếu máu não cục bộ có thể kể đến:
- Aspirin: aspirin có thể làm giảm nguy cơ đông máu, từ đó giúp ngăn chặn tắc nghẽn động mạch
- Nitrat: Những loại thuốc này mở rộng các động mạch, cải thiện lưu lượng máu đến não
- Thuốc chẹn beta: Loại thuốc này giúp làm chậm nhịp tim và giảm huyết áp để máu có thể chảy dễ dàng hơn
- Thuốc chẹn canxi: Loại thuốc này giúp thư giãn và mở rộng các mạch máu, làm tăng lưu lượng máu tới não
- Thuốc hạ cholesterol: Loại thuốc này làm giảm Cholesterol bám ở động mạch, hạn chế làm hẹp các động mạch
- Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE): Loại thuốc này giúp thư giãn mạch máu và hạ huyết áp. Thuốc ức chế men chuyển cũng có thể được sử dụng nếu tim không bơm máu hiệu quả
5.3. Bài thuốc An Cung Trúc Hoàn điều trị thiếu máu lên não
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây Y, sử dụng thuốc Đông Y giúp điều trị bệnh thiếu máu não cục bộ cũng được các bác sĩ khuyên dùng. An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc Đông Y được lương y Nguyễn Quý Thanh kế thừa, có tác dụng điều trị thiếu máu lên não.
Một số loại thảo dược có trong thuốc giúp điều trị thiếu máu lên não phải kể đến như:
- Đảng Sâm: Hàm lượng Saponin có trong Đảng sâm có công dụng bảo vệ hệ tuần hoàn khỏi tác động từ các cholesterol xấu, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ xơ vữa động mạch. Giúp máu lưu thông tốt, đưa oxy và các chất dinh dưỡng tới nuôi não
- Ô rô: Có tác dụng đánh tan các cục máu đông, điều hòa, lưu thông khí huyết, giúp lưu lượng máu lên não dễ dàng
- Nấm linh xanh: Thông sạch lòng máu, loại bỏ các mảng bám để máu được đưa lên não nhanh chóng và dễ dàng
- Trúc Hoàng: Giảm mỡ máu, ngăn ngừa hình thành các cục máu đông, giúp phòng ngừa thiếu máu lên não
- Ngưu Hoàng: Có tác dụng tăng chức năng hệ thần kinh trung ương, tăng cường trí nhớ, giảm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,…
Cho đến thời điểm hiện tại, An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc duy nhất có chứng nhận lâm sàng về hiệu quả chữa bệnh thực sự.
Thuốc hoàn toàn được điều chế từ các loại thảo dược lành tính, không hề gây ra tác dụng phụ khi sử dụng vì vậy bạn có thể tin dùng và yên tâm về chất lượng sản phẩm.
Bài thuốc điều trị thiếu máu não An Cung Trúc Hoàn
6. Phòng chống thiếu máu não
Tình trạng thiếu máu não có thể được cải thiện đáng kể nếu người bệnh kết hợp sử dụng thuốc với lối sống, ăn uống, sinh hoạt khoa học
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,…
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, các chất béo có hại, ăn nhiều ngũ cốc, rau củ, trái cây,…
- Giữ cân nặng ổn định, tập luyện thể dục thường xuyên, giúp tăng tuần hoàn máu, lưu thông máu lên não
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh làm việc quá sức
Hy vọng bài viết trên đã giúp quý bạn đọc hiểu thiếu máu não là bệnh như thế nào, bị thiếu máu não có nguy hiểm không và các phương pháp điều trị, phòng ngừa thiếu máu não. Khi có bất cứ thắc mắc nào về bệnh lý này, hãy liên hệ đến số điện thoại 090.170.5566 để được lương y Nguyễn Qúy Thanh tư vấn chi tiết, cặn kẽ. Chúc quý bạn đọc và gia đình luôn khỏe mạnh!