Xuất huyết não có nguy hiểm không? Các di chứng và biến chứng sau xuất huyết não là gì? Cách chữa trị bệnh xuất huyết não hiện nay như thế nào?
Xuất huyết não là tình trạng bệnh cấp bách, có tính chất nguy hiểm đến tính mạng do mạch máu não vỡ ra đột ngột, máu xâm lấn vào bên trong nhu mô não, gây áp lực lên một vùng não nào đó và không cho oxy đến, cuối cùng là giết chết các tế bào não chỉ trong vài phút ngắn ngủi.
1. Xuất huyết não có nguy hiểm như thế nào?
1.1. Xuất huyết não xuất hiện như một “cơn lốc càn quét”: Đột ngột và dữ dội
Bệnh xuất huyết não khởi phát rất đột ngột với triệu chứng dữ dội. Có thể là ngay sau lúc gắng sức về tâm lý và thể lực; khi đang lao động, làm việc; hoặc trường hợp người bệnh bất ngờ ngã gục, hôn mê, liệt nửa người trong lúc sinh hoạt bình thường; thậm chí bệnh bộc phát ngay trong giấc ngủ hay vừa mới thức dậy.
1.2. Sự sống của người bệnh xuất huyết não là “ngàn cân treo sợi tóc”
Xuất huyết não chỉ chiếm 20% tổng số ca tai biến, đột quỵ hằng năm nhưng tỷ lệ người bệnh tử vong tới 40% trong số đó.
Nếu may mắn vượt qua nguy hiểm thì hầu như có đến 92% người bệnh mắc phải các di chứng về vận động. Trong đó, khoảng 35% trường hợp bị tàn phế suốt đời, phần còn lại là những di chứng từ nhẹ đến vừa.
1.3. Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị xuất huyết não, bệnh không phân biệt giới tính và độ tuổi
Người càng lớn tuổi (từ 55 tuổi trở lên) có nguy cơ bị đột quỵ xuất huyết não càng cao, nguyên nhân chính là do tăng huyết áp. Xuất huyết não ở người già có mức độ nguy hiểm nhiều hơn người trẻ, do sức chống đỡ đã suy yếu, tiên lượng nặng gây tử vong nhanh hoặc sống sót với di chứng khó hồi phục.
Xuất huyết não ở người trẻ (từ 15 – 40 tuổi) thường do dị dạng mạch máu não là chủ yếu. Ngoài ra còn do lối sống tĩnh tại lười vận động, hút thuốc lá lâu năm, nghiện bia rượu, sử dụng các chất kích thích hoặc thuốc tránh thai, làm việc căng thẳng đầu óc kéo dài, thói quen sinh hoạt kém lành mạnh,…
Không những thế, một tỷ lệ nhỏ trẻ em và trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị xuất huyết não. Đó là trường hợp trẻ sơ sinh thiếu tháng, thiếu vitamin K hoặc trẻ mắc bệnh lý bẩm sinh về mạch máu.
2. Di chứng và biến chứng của xuất huyết não là gì?
2.1. Các di chứng thường gặp sau xuất huyết não
- Liệt nửa người
Đây là loại di chứng xuất huyết não nặng nề và nguy hiểm nhất, khiến cho người bệnh không thể chủ động trong các sinh hoạt dù là cơ bản (ví dụ khó cầm nắm, không đi lại được, không tự đi vệ sinh hay làm vệ sinh cá nhân, không thể tự ăn uống…). Nếu người bệnh buông xuôi hoặc không điều trị phục hồi đúng cách có thể dẫn đến bại liệt vĩnh viễn.
- Rối loạn ngôn ngữ
Là loại di chứng phổ biến thứ hai sau di chứng liệt vận động. Người bệnh xuất huyết não thường bị méo miệng, phát âm không tròn vành rõ chữ như người bình thường, mất đi khả năng diễn đạt thành câu nguyên vẹn, khó hiểu lời người khác nói,…
- Rối loạn nhận thức
Suy giảm trí nhớ hoặc không thể nhớ những sự việc đã xảy ra trong một khoảng thời gian; mất khả năng nhận định, phân tích vấn đề; giảm tiếp thu kiến thức mới, thiếu tập trung, đầu óc lờ mờ, lú lẫn, thờ ơ,…
- Rối loạn tâm lý
Còn gọi là chứng trầm cảm sau tai biến do người bệnh xuất huyết não vừa trải qua cú sốc tinh thần quá lớn và không thể chấp nhận hiện tại về một cơ thể từng rất bình thường trước đó. Họ luôn có cảm giác cô đơn, buồn tủi, tự ti, tuyệt vọng, cáu gắt, nguy hiểm hơn là tự hủy hoại bản thân mình, thậm chí là toan tính đến cái chết.
- Rối loạn nuốt
Người bệnh gặp trục trặc ở cơ miệng, hầu họng và mất khả năng phối hợp giữa các giai đoạn miệng – hầu họng – thực quản nên khi ăn dễ bị sặc, nuốt khó, không nhai được, ngậm thức ăn lâu trong miệng, chảy dãi và thức ăn ra ngoài,…
- Không tự chủ tiểu tiện
Người bệnh xuất huyết não nặng thường bị rối loạn cơ vòng và nằm liệt nên khó kiểm soát được nhu cầu đại tiểu tiện. Khi bệnh nhân phải phụ thuộc vào người khác trong cả những vấn đề nhạy cảm khiến họ càng cảm thấy mình vô dụng, xấu hổ, mặc cảm.
2.2. Những biến chứng của xuất huyết não
Bệnh nhân xuất huyết não nặng bị hôn mê sâu, rối loạn nhịp thở, rối loạn nhịp tim thì phần lớn tử vong trong vòng 48 giờ.
Bệnh nhân còn sống sau xuất huyết não nặng thường bị di chứng nặng nề rất khó phục hồi. Có những trường hợp sống thực vật và sẽ chết do biến chứng bội nhiễm, suy kiệt.
Người bệnh xuất huyết não nằm liệt một chỗ và không được chăm sóc vệ sinh đúng cách sẽ khiến cho những vùng da tiếp giáp với mặt giường trở nên lở loét hoặc bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nhiều trường hợp người bệnh xuất huyết não bị suy hô hấp, tụt lưỡi, sặc tắc đờm và chất dãi dẫn đến biến chứng viêm phổi, tử vong.
3. Cách điều trị đột quỵ xuất huyết não hiện nay
3.1. Điều trị cấp cứu
Tùy thuộc vào nguyên nhân, vị trí xuất huyết não và kích thước khối tụ máu mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp:
- Nếu người bị xuất huyết não có huyết áp động mạch cao, bác sĩ sẽ dùng thuốc kiểm soát huyết áp ở mức hợp lý nhất để giảm chảy máu thêm.
- Nếu bệnh nhân có dị dạng mạch máu, bác sĩ sẽ áp dụng can thiệp nội mạch, phẫu thuật sửa chữa hoặc loại bỏ dị dạng.
- Nếu bị phình động mạch và có thể chưa vỡ túi phình, bệnh nhân được kê thuốc để ngăn ngừa tình trạng hẹp động mạch khi chúng co thắt.
- Nếu sưng não hoặc tụ máu não sau chấn thương đầu thì cần phải can thiệp phẫu thuật lấy khối máu tụ trong não để cầm máu, tránh chèn ép não và giảm áp lực nội sọ.
- Với trường hợp mạch máu dạng bột, việc điều trị sẽ tập trung xử lý các triệu chứng là chính. Chẳng hạn như ngăn phù não bằng manitol, thở máy, nằm cao đầu, dùng thuốc bảo vệ tế bào não,…
- Khi bệnh nhân có rối loạn đông máu sẽ được xét nghiệm đánh giá khả năng đông máu để có phương pháp điều trị thích hợp.
- Dùng thuốc giảm nhẹ triệu chứng xuất huyết não như thuốc giảm đau đầu, thuốc lợi tiểu giúp giảm phù não, thuốc trị động kinh giúp hạn chế cơn co giật, thuốc làm mềm phân giảm chứng táo bón,…
- Truyền chất dinh dưỡng và nước qua tĩnh mạch, dùng ống thông dạ dày (sonde) cho người bệnh bị rối loạn nuốt,….
3.2. Điều trị giảm nhẹ
Chăm sóc vệ sinh
- Thay đổi tư thế nằm cho bệnh nhân xuất huyết não bị liệt từ 2 – 3 giờ/lần để máu lưu thông dễ dàng, tránh lở loét da.
- Dùng rượu hoặc phấn rôm xoa bóp lên vùng lưng, mông, bả vai, gót chân, khuỷu tay,… để da luôn khô ráo sạch sẽ và ngừa nhiễm khuẩn.
- Đánh răng hoặc súc nước muối ấm sau mỗi lần ăn để bảo vệ khoang miệng.
- Tắm rửa, lau người hằng ngày, dùng nước ấm từ 37 – 45 độ để vệ sinh thân thể trong vòng 5 – 7 phút.
- Mang bỉm và sử dụng đệm lót chống tràn cho bệnh nhân mất tự chủ đại tiểu tiện. Thường xuyên thay tã và vệ sinh vùng đại tiểu tiện để tránh nhiễm trùng hệ niệu.
Chăm sóc dinh dưỡng
- Thức ăn cho người bệnh còn khả năng nhai nuốt nên được chế biến vừa phải (không quá lỏng hoặc không quá đặc), xay nhuyễn, nghiền nhỏ hoặc ninh nhừ để dễ dễ tiêu hóa. Nếu ăn qua ống thông thì thức ăn phải được cắt nhỏ và ở dạng lỏng.
- Sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc đạm từ thực vật (như đậu tương, đậu phụ, sữa đậu nành, sữa gạo) và đạm động vật (như cá biển, thịt nạc, trứng, sữa tươi tách béo).
- Ưu tiên dùng chất béo thực vật (như dầu mè, dầu phộng, dầu hướng hướng, dầu hạt bơ,…), hạn chế ăn mỡ động vật.
- Ăn vừa đủ lượng tinh bột có trong cơm, bánh mì, các loại khoai củ,…
- Đặc biệt, tăng cường nguồn vitamin và khoáng chất có trong các loại rau củ quả (súp lơ, cải cúc, cải bó xôi, bắp cải, cà chua, bí đỏ, cà rốt,…) và trái cây tươi (như cam, quýt, bưởi, táo, chuối, dâu tây, việt quất, mâm xôi,…).
Chăm sóc tâm lý
- Người nhà cần đặc biệt quan tâm, chăm sóc và động viên tinh thần người bệnh trong suốt thời gian điều trị phục hồi xuất huyết não.
- Giúp người bệnh tự lập nhất có thể trong các kỹ năng cơ bản như tự dùng xe lăn, ăn uống, thay quần áo, đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh, tắm rửa,…
3.3. Điều trị xuất huyết não bằng bài thuốc An Cung Trúc Hoàn
Hiện nay, An Cung Trúc Hoàn của Lương y Nguyễn Quý Thanh là sản phẩm Đông dược mang lại niềm hy vọng lớn lao cho nhiều người bệnh bị xuất huyết não. Nhờ công dụng điều trị và hỗ trợ phục hồi toàn diện các di chứng sau tai biến theo một tuần tự logic là phục hồi thần kinh, đến phục hồi vận động và phục hồi ngôn ngữ.
Để tìm hiểu thêm về một liệu trình điều trị tai biến xuất huyết não với An Cung Trúc Hoàn, các bác không phải cất công đi đâu xa mà chỉ cần dành vài giây nhấc máy gọi ngay Lương y Nguyễn Quý Thanh theo số 0901.70.55.66 hoặc trao đổi trực tuyến với Lương y trên website www.anhcungtruchoan.com.vn để nhận được sự tư vấn chuẩn chỉnh nhất.
Kết luận:
Nhìn chung, bệnh xuất huyết não rất nguy hiểm vì nguy cơ gây chết người hoặc để lại tàn tật vĩnh viễn. Nếu may mắn sống sót thì bệnh nhân phải mất một quá trình điều trị lâu dài để cải thiện dần các di chứng và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, với một liệu trình điều trị kết hợp với An Cung Trúc Hoàn, tin chắc rằng các bác sẽ đạt được kết quả khả quan nhất.