Tai biến nhẹ thường không có dấu hiệu rõ rệt, chính vì thế nhiều người thường chủ quan không để ý. Vậy tai biến nhẹ là gì? Dấu hiệu tai biến nhẹ như thế nào? Những triệu chứng đột quỵ nhẹ là gì? Cần làm gì khi xuất hiện biểu hiện đột quỵ nhẹ? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời cho riêng mình.

1. Tai biến nhẹ là gì?

Tai biến nhẹ hay còn được gọi là đột quỵ não thể nhẹ hoặc tai biến mạch máu não hồi phục nhanh. Nguyên nhân trực tiếp là do các cơn thiếu máu thoáng qua (TIA – Transient Ischemic Attack) gây nên và tự phục hồi trong khoảng thời gian nhanh chóng (vài phút đến vài giờ). Bệnh không để lại biến chứng liệt và suy giảm chức năng vận động ở người bệnh tuy nhiên là yếu tố nguy cơ dẫn đến tai biến thực sự.

Tai biến mạch máu não ở thể nặng hay nhẹ đều để lại di chứng nguy hiểm, gây tổn hại cho sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế theo dõi và phát hiện các dấu hiệu bệnh sớm, kịp thời để có hướng xử lý phù hợp, rút ngắn thời gian điều trị và giảm các biến chứng của tai biến gây ra là rất quan trọng.

Bệnh có nguy cơ dẫn đến thiếu máu não cục bộ cao – nguyên nhân tai biến chủ yếu chiếm 85% trong tổng số ca mắc. Theo nghiên cứu thì những bệnh nhân này thường không để ý đến các triệu chứng nên đã có một số người bệnh không được điều trị kịp thời dẫn đến tai biến thể nặng, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng cao.

Tai biến ở thể nhẹ hay nặng đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh

2. Dấu hiệu tai biến nhẹ

2.1. Đau đầu bất thường và dữ dội

Các cơ đau đầu dữ dội và xảy ra đột ngột và tự khỏi là dấu hiệu tai biến nhẹ nhiều người bỏ qua không chú ý. Tuy nhiên đau đầu là biểu hiện đột quỵ nhẹ do thiếu máu não thoáng qua. 80% người bị đột quỵ nhẹ có biểu hiện đau đầu dữ dội.

2.2. Chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng

Các biểu hiện như chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng, tự thấy một bộ phận trên cơ thể (tay hoặc chân) yếu đi đột ngột rồi nhanh chóng hết cũng là dấu hiệu tai biến nhẹ cần được chú ý. Các triệu chứng này xảy ra là do khí huyết không lưu thông bình thường do bị bít tắc bởi các vật cản như: Mảng xơ vữa động mạch, các huyết khối ứ đọng,…

2.3. Rối loạn ngôn ngữ tạm thời

Nói ngọng, khó diễn đạt biểu cảm mong muốn, nói nhưng mọi người xung quanh khó hiểu,… là dấu hiệu đột quỵ nhẹ. Dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ trên thường xảy ra trong khoảng thời gian nhanh chóng hoặc trước nhiều ngày phát tai biến mạch máu não.

Bệnh nhân tai biến nhẹ thường cảm thấy khó diễn đạt lời nói.

2.4. Tê các đầu ngón tay, ngón chân và có cảm giác bị châm chích đột ngột

Hiện tượng tê bì, có cảm giác bị kim châm ở các chi là do lưu lượng máu ở các bộ phận này không lưu thông là triệu chứng đột quỵ nhẹ. Ngoài ra các hiện tượng này còn là biểu hiện của các bệnh lý về xương khớp, tiểu đường, hoạt động sai tư thế,… 

2.5. Rối loạn thị giác

Dấu hiệu nhận biết tai biến nhẹ thể hiện rối loạn thị giác như: hoa mắt, có hiện tượng đom đóm lập lòe, chói mắt như bị ánh sáng chiếu vào,… xuất hiện thường xuyên trong khoảng thời gian ngắn rồi tự hết. Đây là biểu hiện dễ nhầm sang bệnh lý khác (cận thị, loạn thị, căng thẳng mệt mỏi,…) nên nhiều người thường chủ quan không đi khám.

2.6. Rối loạn nhận thức

Cơ thể đang bình thường, tuy nhiên đôi khi không thể tự nhớ ra tên của một ai đó, đang chuẩn bị nói điều gì bỗng dưng quên bặt đi một lúc sau mới nhớ lại, mất định hình về thời gian và không gian,… cũng là dấu hiệu đột quỵ nhẹ giúp các bạn tự nhận biết.

Tai biến nhẹ là nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não thực sự.

2.7. Đi đứng không vững, mất thăng bằng, run tay, run chân

Đang di chuyển, hoạt động vận động bình thường nhưng đột ngột mất thăng bằng chân tay có triệu chứng run nhẹ,… cũng là dấu hiệu nhận biết đột quỵ nhẹ cần chú ý theo dõi. Nếu bạn liên tục bị run tay, run chân, đứng không vững,… với tần suất tăng dần thì nên đi khám để có biện pháp xử lý kịp thời.

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra khoảng 10-15% người bệnh có các dấu hiệu đột quỵ nhẹ nêu trên do thiếu máu não thoáng qua (TIA) sẽ xảy ra tai biến do thiếu máu não thực sự trong vòng khoảng 3 tháng hoặc 48 tiếng sau khi xuất hiện các cơn thiếu máu não thoáng qua nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Các triệu chứng đột quỵ nhẹ chỉ xảy ra trong khoảng thời gian rất ngắn và tự qua đi, các dấu hiệu này lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày trước khi phát tai biến nặng. Vì vậy các bạn cần chủ động theo dõi để phát hiện dấu hiệu của bệnh để hạn chế nguy cơ xảy ra tai biến và giảm biến chứng của bệnh để lại hiệu quả. 

Khi nhận thấy các triệu chứng tai biến nhẹ cần phải làm gì?

3. Cần làm gì khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ nhẹ

Tai biến mạch máu não nhẹ là trạng thái y tế không gây tổn thương nghiêm trọng đến não bộ ngay tức thời, nhưng tai biến nhẹ là dấu hiệu nhắc nhở của bệnh tai biến mạch máu não. Chính vì thế cách phòng chống tai biến là biện pháp ngăn ngừa xảy ra tai biến thực sự.

Khi nhận thấy mình hoặc người thân có các dấu hiệu tai biến nhẹ kể trên, bạn cần nhanh chóng thực hiện những điều sau đây để phòng ngừa tai biến mạch máu não.

3.1. Chế độ dinh dưỡng đảm bảo phòng chống tai biến nhẹ

  • Tăng cường ăn rau xanh và các loại hạt 
  • Ăn các loại hoa quả nhiều nhiều nước giàu Kali và vitamin như: Chuối, đu đủ, táo, lựu, cà chua,… Đây là các loại quả hữu ích cho huyết áp và tim mạch.
  • Hạn chế ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ tăng cường ăn các món luộc và hấp
  • Giảm lượng muối (natri) trong các món ăn hằng ngày.

Cá hồi là thực phẩm giàu Omega-3 có tác dụng phòng ngừa tai biến mạch máu não.

3.2. Tập lối sống, thói quen sinh hoạt khoa học

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng chống tai biến nhẹ thì thói quen sinh hoạt thường ngày cũng cần được chú ý. Đây là biện pháp hỗ trợ giảm nguy cơ xảy ra tai biến hiệu quả và cần thiết.

  • Tránh làm việc quá sức, giữ tinh thần lạc quan ổn định,…
  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể cũng là biện pháp chống tai biến hiệu quả
  • Sinh hoạt giờ giấc khoa học, ngủ đủ giấc, không thức khuya,…
  • Kiểm soát chỉ số huyết áp, mỡ trong máu và lượng đường,… không vượt ngưỡng mức an toàn.
  • Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày giúp tăng hệ miễn dịch nâng cao sức đề kháng.

Xem thêm: Cách chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não

3.3. Đến cơ sở y tế 

Khi nhận thấy các triệu chứng đột quỵ nhẹ trên nên đến ngay các trung tâm, cơ sở y tế gần nhất thăm khám và làm theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Tai biến nhẹ cũng cần được điều trị như tai biến nên các bạn tuyệt đối không chủ quan có suy nghĩ bệnh không để lại biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một số xét nghiệm chuyên khoa như: Kiểm tra chỉ số huyết áp, hàm lượng cholesterol trong máu, chỉ số đường trong cơ thể, chụp X Quang, chụp CT hoặc cộng hưởng từ (MRI), siêu âm tim,… theo chỉ định của bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân các triệu chứng trên, loại trừ khả năng tai biến đột quỵ. Hoặc nếu là triệu chứng tai biến nhẹ thì có hướng xử lý phù hợp.

Cần tiến hành xét nghiệm lâm sàng để sàng lọc và nhận biết đột quỵ nhẹ.

3.4. Uống thuốc chống tai biến

Dùng thuốc chống tai biến là cách chống tai biến thể nhẹ quan trọng. Nếu nhận thấy cơ thể đang có các dấu hiệu tai biến nhẹ nêu trên, trong khi bạn vẫn còn tự nhận thức được nên uống các thuốc chống tai biến để phòng ngừa từ sớm và giảm nguy cơ xảy ra tai biến.

Huyết áp tăng cao bất thường, hàm lượng cholesterol trong máu cao, các bệnh tim mạch (rung nhĩ, hở van tim hai lá, nhồi máu cơ tim),… là các yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não. Vì thế các nhóm thuốc điều trị huyết áp cao và tăng cholesterol,… có công dụng ngăn chặn xảy ra tai biến.

Một số thuốc có tác dụng chống đột quỵ nhẹ hiệu quả – nguyên nhân dẫn đến tai biến thực sự.

  • Nhóm thuốc chống đông máu: Aspirin, Heparin, Warfarin,… là ba loại thuốc có công dụng ngăn ngừa các cục máu đông trong mao mạch máu, chống tai biến hiệu quả. 
  • Nhóm thuốc hạ huyết áp: Lisinopril, Irbesatan,… là thuốc điều trị cao huyết áp giúp ổn định cân bằng chỉ số huyết áp trong cơ thể ngừa tai biến hiệu quả.
  • Nhóm thuốc hạ mỡ máu (cholesterol): Thuốc hạ cholesterol Statin, thuốc điều trị cholesterol Atorvastatin,… có tác dụng hạ mỡ máu, ngăn ngừa hình thành các mảng bám bất lợi ngăn cản dòng lưu thông của máu lên não và xuống các bộ phận trên cơ thể. Đây là nhóm thuốc có công dụng chống tai biến mạch máu não.
  • Angiotensin – thuốc ức chế men chuyển hỗ trợ ngăn ngừa sự chuyển hóa bất lợi dung nạp vào cơ thể (muối),… Đây là thuốc có tác dụng chống tai biến.

Những nhóm thuốc nêu trên có tác dụng chống tai biến hiệu quả. Tuy nhiên các thuốc chống đột quỵ Tây y thường gây ra nhiều phản ứng phụ không mong muốn, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng

Tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng các thuốc hạ huyết áp, cân bằng ổn định mỡ máu,… khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tăng nguy cơ xảy ra tai biến nếu sử dụng không đúng liều lượng và khoa học.

Để ngăn ngừa xảy ra tai biến nhẹ, tai biến mạch máu não thực sự nên sử dụng các thuốc chống tai biến có nguồn gốc thảo dược tự nhiên không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.

  • Thuốc chống tai biến đột quỵ An Cung Trúc Hoàn

An Cung Trúc Hoàn là thuốc phòng chống tai biến, ngăn ngừa và hỗ trợ phục hồi biến chứng do tai biến để lại hiệu quả được bào chế từ 100% nguyên liệu thảo dược thiên nhiên quý hiếm, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.

An Cung Trúc Hoàn được Lương Y Nguyễn Quý Thanh kế thừa từ bài thuốc điều trị tai biến mạch mãu não  gia truyền của dòng họ Nguyễn Quý, sáng tạo và phát triển hoàn thiện.

An Cung Trúc Hoàn là thuốc chống tai biến được đánh giá tốt nhất hiện nay.

Thuốc chống tai biến An Cung Trúc Hoàn đã được kiểm nghiệm lâm sàng trên nhiều bệnh nhân có các dấu hiệu đột quỵ nhẹ (Thiếu máu não thoáng qua – TIA), bệnh nhân tai biến, nhũn não,… và cho thấy kết quả rõ rệt.

Đa phần các bệnh nhân có biểu hiện đột quỵ nhẹ sau khi dùng thuốc 7-10 ngày đi kiểm tra lại thì các triệu chứng nêu trên thuyên giảm đáng kể. Đối với các trường hợp tai biến thì có cải thiện rõ ràng về chức năng vận động và biểu hiện ngôn ngữ,…

An Cung Trúc Hoàn đã được Sở Y Tế Thái Nguyên và Bộ y tế kiểm định và cấp giấy phép vào ngày 03/06/2019 và cho lưu hành trên thị trường.

Ngoài ra thuốc chống tai biến An Cung Trúc Hoàn được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam không phân phối qua trung gian nên không có hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trà trộn.

Bài viết trên vừa cung cấp những thông tin cơ bản về tai biến nhẹ và các triệu chứng đột quỵ nhẹ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn bổ sung thêm  kiến thức về bệnh tai biến thể nhẹ. Nếu vẫn còn thắc mắc băn khoăn về tai biến nhẹ, tai biến mạch máu não thuốc chống tai biến An Cung Trúc Hoàn hãy gọi đến số điện thoại: 0901.705.566 gặp Lương Y Nguyễn Quý Thanh để được tư vấn và giải đáp kỹ lưỡng. Chúc các bạn và gia đình khỏe mạnh!